Cấm HS lớp 1 đến 12 mặc đồng phục trường vào quán Internet
UBND tỉnh TT-Huế vừa ban hành Chỉ thị số 27/CT-UBND nhằm đưa công tác quản lý việc cung cấp, sử dụng, kinh doanh dịch vụ Internet đi vào nề nếp, góp phần hạn chế tối đa các tiêu cực loại hình dịch vụ này.
Trong Chỉ thị này, đặc biệt nhấn mạnh đến việc nghiêm cấm các học sinh (HS) từ lớp 1 đến lớp 12 mặc đồng phục HS của nhà trường vào chơi tại các điểm đại lý Internet trong giờ học được quy định trong tuần từ thứ hai đến thứ bảy. Và nghiêm cấm việc ký hợp đồng với các đại lý Internet cách trường học (từ cấp 1 đến cấp 3) trong vòng bán kính 200m.
Sở GD-ĐT phải giáo dục, hướng dẫn để nâng nhận thức cho HS, giáo viêntrong việc sử dụng đúng đắn dịch vụ Internet phục vụ cho học tập, giảng dạy, tham khảo, nghiên cứu. Đồng thời, phối hợp với gia đình quản lý chặt chẽ việc học tập của con, em mình nhằm ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học để tham gia trò chơi trực tuyến.
Thời gian qua, có nhiều HS đam mê trò chơi trực tuyến ảnh hưởng đến học tập kích động tính bạo lực của trò chơi trực tuyến. Cho nên việc quản lý chặt chẽ hoạt động này nhằm định hướng và giáo dục cho xã hội, các bậc cha mẹ, HS và thanh thiếu niên nâng cao ý thức tự giác, sử dụng đúng dịch vụ Internet vào việc học tập, giao lưu, nâng cao dân trí phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.
Ngoài ra, Chỉ thị cũng chỉ rõ: người chơi game online tại các điểm đại lý Internet chỉ được chơi liên tục không quá 3 giờ/ngày. Có sổ theo dõi giờ vào, giờ ra của người chơi game. Các đại lý Internet được hoạt động từ 8 giờ sáng đến 22 giờ đêm hằng ngày Các điểm truy cập Internet (xem như một đại lý Internet) tại các nhà hàng, khách sạn phục vụ miễn phí cho khách hàng du lịch thì không thuộc đối tượng hoạt động theo giờ nêu trên.
Các cơ quan chức năng liên quan gồm Sở TT&TT, Công an tỉnh, Sở KH&ĐT, UBND các huyện, thị xã, thành phố phải theo dõi kỹ việc cấp phép kinh doanh Internet theo đúng các yêu cầu đã đề ra.
Video đang HOT
Đại Dương
Theo dân trí
Vì mái tóc 'bờm ngựa', bố từ mặt con trai
Vì mái tóc mà bố họp cả họ để từ mặt con hay do chiếc áo bật cúc mà cô trò đã ôm nhau khóc... Xung quanh chủ đề học sinh THPT làm đẹp có nhiều chuyện bi hài.
Ảnh chụp tại cổng trường THPT thuộc quận Đống Đa, Hà Nội.
Bố từ mặt con vì cái "bờm ngựa"
Câu chuyện xảy ra ở gia đình chú Nam, có con đang học lớp 12 một trường THPT ở huyện Thanh Oai, Hà Nội nghe qua ngỡ tưởng đùa nhưng lại là sự thật 100%. Gia đình bác Nam không lấy gì làm khá giả: bố là công nhân, mẹ ở nhà làm ruộng và quay sợi. Thắng là con lớn trong nhà, dưới còn em gái đang tuổi đi mẫu giáo. Dù còn khó khăn nhưng chưa bao giờ để con phải đói khổ hay thiếu thốn về vật chất so với chúng bạn.
Vẻ bề ngoài cao to, khuôn mặt hiền nhưng ít nói nên Thắng khiến người khác ít nhiều e sợ vì tính tình lì lợm và "chịu chơi" của mình. Năm lớp 11, vì mê bi a và Internet Thắng đã trở thành con nợ của nạn cho vay nặng lãi ở quê với số tiền gần 20 triệu đồng.
Khóc ngất vì con nhưng chú Nam và vợ vẫn phải bấm bụng bán thóc gạo cộng thêm vay mượn họ hàng để trả tiền cho con. Sau đợt ấy, gia đình thay nhau cắt cử người đưa đón con đi học. Sang lớp 12, tưởng con ngoan hiền đã bỏ chơi bời thì một chiều trung tuần tháng 8 năm nay Thắng lững thững về nhà với kiểu đầu "bờm ngựa" (cắt gọt hai bên tai, từ gáy lên đến phần trán là chỏm tóc dựng đứng đã nhuộm vàng).
Người bố nhỏ thó, dáng gầy gò thêm một lần liêu xiêu vì con. Khuyên bảo con không thành, chú quyết định xin họp cả họ để "từ mặt thằng con bất hiếu". Thắng như cục đá trơ trơ khiến họ hàng phải xúm vào lôi ra tiệm tóc sửa và nhuộm lại cho tử tế.
Chiếc áo bật cúc và giọt nước mắt của nữ sinh
Chuyện xảy ra đã hơn 2 năm nhưng mỗi lần nhắc tới, vị hiệu phó một trường THPT thuộc quận Đống Đa, Hà Nội vẫn không kìm được những giọt nước mắt. Chị nhớ lại: "Hồi đó Hoài vào lớp 10, tới lớp em bỏ một cúc trên, đầu tóc màu mè lại hay đi muộn. Trong giờ dạy Văn, cô giáo khó chịu nên nhắc nhở. Hoài phản ứng lại ngay. Cô giáo dạy Văn mang chuyện này tâm sự với mình".
Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình Hoài, vị hiệu phó không khỏi xót xa khi cuối năm lớp 9 Hoài mất mẹ, bố thì thường xuyên đi hầu bóng, bỏ bê con gái. Và chị nhận ra từ tính cách có phần hoang dã, đanh đá đến chuyện ăn mặc phần nào nói lên cá tính cũng như cuộc sống của em hiện nay.
Một chiều cuối giờ học, vị hiệu phó gọi Hoài xuống phòng của mình nói chuyện. Cô học trò ương bướng bỗng rưng rức khi cô hiệu phó không nhắc đến chuyện ăn mặc mà lại nói về hoàn cảnh của gia đình em. Thương trò như con, cô cũng ôm lấy trò mà khóc: "Hứa với cô em sẽ cố gắng sống tốt vì mẹ em và cả bố nữa nhé!" "Rồi Hoài kể em chơi với một nhóm bạn, tối thi thoảng lại đi bar. Em nói mình không nhảy nhưng muốn đi vì ở nhà buồn lắm". Người giáo viên vuốt nhẹ tóc cô học trò: "Cô không cấm được nhưng mong em sống tốt với chính mình. Mẹ biết em vậy sẽ vui lắm đấy". "Từ đó Hoài thay đổi hẳn ở cách ăn mặc dẫu tính cách thì vẫn còn đanh đá.
Em ít nói, câu cảm ơn cũng quên nói với cô. Bẵng đi một thời gian, đến lớp 12, gần đến ngày ra trường em gửi cho mình một lá thư. Thư ngắn thôi, có đoạn thế này: "Vậy là từ nay con không được khóc trong vòng tay cô nữa rồi. Ở ngôi trường này, con có thêm những người mẹ thứ hai thật tốt, cô ạ" - vị hiệu phó rơm rớm.
Dịp trường tổ chức dạ hội, Hoài thậm chí còn làm thêm người trang điểm cho các cô. Chị cho biết: "Giờ Hoài đã trở thành chủ một tiệm quần áo rồi. Thi thoảng em vẫn ghé thăm trường và các thầy cô. Mình thấy vui dù em không học lên cao được nhưng em đã biết làm chủ cuộc sống của chính mình".
Trò tự thay đổi vì bị bạn chê
Nhiều bạn nữ sinh mặc áo trong sáng màu hơn áo đồng phục. Ảnh chụp tại cổng trường THPT thuộc quận Đống Đa, Hà Nội.
Học trò mới vào lớp 10 nên nề nếp chưa ổn định. Nhiều em từ ăn mặc đến chuyện phấn son có biểu hiện quá đà. Thấy vậy, cô Nguyễn Hồng Hạnh (GV chủ nhiệm lớp 10A0, Trường THPT Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội) đã quyết định mang chủ đề này vào buổi sinh hoạt của lớp. Hàng loạt ý kiến sôi nổi và thẳng thắn của các bạn nam đã được đưa ra như "mình thấy các bạn son phấn nhiều lại già hơn so với tuổi. Nếu làm không đúng cách còn tàn phá làn da nữa ấy chứ" "Các bạn quá chú tâm vào ăn mặc không chỉ việc học của các bạn ảnh hưởng mà mình cũng....không tập trung được vì để ý tới các bạn".
Cô Hạnh phấn khởi cho biết: "Các bạn nữ rất chăm chú nghe. Bị chính các bạn xung quanh nói nhiều khi các em dễ thay đổi hơn so với lời quát nạt của bố mẹ hay cấm đoán của nhà trường. Hơn thế không khí lớp học cũng rất vui vẻ, cởi mở. Ngay những buổi sau các em đã thay đổi phấn son có nhưng chỉ nhẹ nhàng. Là giáo viên mình cũng không quá khắt khe, đôi khi chỉ bông đùa "cô thấy thường phấn son chỉ để che đi phần xấu của làn da hay gương mặt. Các em đang ở tuổi có làn da và gương mặt đẹp nhất đấy. Nên biết quý trọng những thứ đó và tập trung hơn vào xây dựng cho mình cả vẻ đẹp về trí tuệ, kiến thức nữa các em ạ".
Theo VNN
"Em biết lấy tiền đâu để nhập học bây giờ?" Bền mồ côi cha mẹ, ông nội nghèo khó chắt chiu lo cho em ăn học. Năm Bền học lớp 11 thì ông nội qua đời do bệnh nặng. Gắng gượng vượt qua nỗi đau mất mát, Bền cặm cụi học tập và đã đỗ ĐH năm nay. Nhưng với cảnh côi cút, nghèo khó hiện nay, cậu học trò quê Tiền Giang...