Cảm hóa cặp đôi mãng xà bằng kinh phật ở chùa Hang
Chùa Hang còn có tên gọi khác là chùa Phước Điền, nép mình trên triền núi Sam thuộc thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, có lịch sử hơn 100 năm, là một trong những ngôi chùa nổi tiếng cả vùng Nam Bộ.
Thế nhưng ít ai biết được giai thoại về cặp đôi mãng xà hung tợn hóa lành khi nghe tiếng tụng kinh ngày đêm của sư nữ ngôi chùa này.
Sau một thời gian ở chùa Tây An, bà cảm thấy không phù hợp với mình nên vào năm 1850 bà rời chùa Tây An tìm một chốn thanh tịnh để tu hành. Khi leo lên núi Sam, bà gặp một cái hang cách chùa Tây An 1km, liền dựng một cái am bằng tre lá. Đây chính là tiền thân của Chùa Hang An Giang.
Lịch sử ngôi chùa này gắn liền với bà Lê Thị Thợ ( 1818-1899). Bà sinh ra trong một gia đình nghèo khó, bố mẹ mất sớm, để kiếm tiền nuôi hai em nhỏ bà làm nghề thợ may. Sau này, bà lấy người chồng thường xuyên rượu chè. Chán nản, bà vào chùa Tây An ở chân núi Sam xuống tóc đi tu, lấy pháp danh Diệu Thiện.
Điều lạ lùng chính là khi bà đến, bên trong hang núi sâu có đôi mãng xà to lớn dị thường nhưng lại không tỏ ra hung tợn mà ngoan ngoãn nằm nghe giảng kinh.
Video đang HOT
Dần dần, đôi mãng xà được cảm hóa, thường đến ăn đồ chay, trông chừng thú dữ, kẻ gian, bảo vệ chốn tu hành của bà Thợ. Bà đặt tên chúng là Thanh Xà và Bạch Xà ( rắn Xanh và rắn Trắng).Vào năm 1899, bà Thợ viên tịch, thọ 81 tuổi, lúc này đôi mãng xà cũng bỗng dưng mất tích
Dù khó có thể kiểm chứng về độ thực hư, giai thoại về đôi mãng xà chùa Hang là một câu chuyện giàu ý nghĩa về khả năng cảm hóa chúng sinh – gồm con người và muôn loài – của Phật pháp.
Sau này, để tránh nguy hiểm cho người dân, hang núi mà đôi mãng xà từng sống được lấp kín, chỉ chừa lối đi vào sâu khoảng 10 mét. Theo thời gian, nhân dân quanh vùng quyên góp tiền của xây lại chùa khang trang.
Ngày nay, chùa Hang là một ngôi chùa được du khách gần xa biết đến với kiến trúc độc đáo và phong cảnh hữu tình. Câu chuyện về cặp mãng xà quy y nơi cửa Phật càng khiến ngôi chùa này được phủ lên một lớp hào quang linh thiêng, huyền ảo…
Thúy An (t/h)
Theo dulich.petrotimes.vn
Về Châu Đốc Ghé Thăm Chùa Hang Linh Thiêng
Chùa Hang hay còn gọi là Phước Điền tự là một Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia nằm trên núi Sam cách cụm di tích chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, miếu Bà Chúa Xứ khoảng 1km.
Với không gian yên tĩnh, chùa Hang được xem là điểm đến du lịch tâm linh không thể bỏ qua của du khách khi đến TP. Châu Đốc.
Chùa Hang do bà Lê Thị Thơ (1818 - 1899) pháp danh Diệu Thiện, làm nghề thợ may tạo lập làm nơi tu hành khi tuổi còn trẻ (biệt danh bà Thợ). Ban đầu, chùa chỉ là một chiếc am nhỏ bằng tre lợp lá.
Tương truyền, cạnh am bà Thợ tu hành có 1 hang núi sâu, bên trong có đôi mãng xà to, hung tợn. Từ khi bà Thợ đến tu, đôi mãng xà trở nên hiền lành, thường đến am bà Thợ nằm im lắng nghe kinh kệ. Bà Thợ đặt tên chúng là Thanh Xà, Bạch Xà. Sau khi bà Thợ qua đời, đôi mãng xà cũng bỗng dưng biến mất.
Hai pho tượng Thanh Xà và Bạch Xà trước cửa hang
Năm 1885, cảm mến công đức bà Thợ, ông phán Thông (Nguyễn Ngọc Cang) đã cùng Nhân dân Châu Đốc quyên góp tiền và ngày công xây dựng lại chùa, với nền lót gạch tàu, cột bằng căm xe, kèo thao lao... Từ năm 1937 đến nay, chùa đã nhiều lần được trùng tu và xây dựng. Từ chân núi đến chùa Hang du khách phải vượt qua 300 bậc thang cao.
Từ chân núi đến chùa Hang du khách phải vượt qua 300 bậc thang cao.
Trước chùa có hai ngôi bảo tháp màu sắc sặc sỡ, hài hòa, chạm khắc công phu, đứng uy nghi trên triền núi. Phía dưới là bảo tháp của hòa thượng Thích Huệ Thiện, phía trên là bảo tháp của bà Thợ. Ngôi bảo tháp này được xây dựng năm 1899. Đã nhuốm màu rêu phong nay được tu sửa lại. Trước bảo tháp của bà Thợ là mộ thầy Phán Thông, tức ông Nguyễn Ngọc Cang, người có công rất lớn trong việc trùng tu lần đầu tiên.
Mặt tiền chùa và chánh điện được xây dựng lại khang trang, mỹ thuật hơn xưa. Chính giữa thờ Phật Thích Ca cùng với các vị Quan Âm, A Di Đà, Đại Thế Chí ở hai bên. Đặc biệt, phía trước là cây cột phướn đồ sộ cao hơn 20m. Dưới thềm chùa là hai tượng sư tử bằng xi măng khá sinh động. Bên trái chùa là Tây lang, bên phải là Đông lang đã được xây dựng mới.
Trong chùa có nhiều bức tượng Phật, đôi mãng xà để thờ và chiêm bái. Gian thờ Tam Bảo với bốn bề tường đều được phủ lấp bằng kính, phản chiếu hình ảnh của các tượng Phật từ mọi phía, tạo cho người xem như lạc vào Phật giới. Kiến trúc đặc sắc của chùa Hang qua nhiều lần trùng tu với các cột gỗ, chạm trổ, điêu khắc tinh xảo.
Chùa Hang linh thiêng: Ảnh sưu tầm
Sự linh thiêng của Chùa Hang, cùng cảnh quan yên bình với những cánh đồng lúa, vạt tràm xanh ngát đã thu hút khách tham quan ngày càng đông và tạo thành dấu ấn tôn giáo, văn hóa cho Tp. Châu Đốc.
Đồng Hoa(tổng hợp)
Theo dulich.petrotimes.vn
Nghi thức tâm linh: Lễ hội bắt cá cuồng nhiệt chưa từng thấy tại một ngôi làng ở Tây Phi Ngôi làng nhỏ Bamba nằm ở quận Dogon khô cằn của Mali, dưới chân dốc đứng cao 500 m. Khi mùa khô lên đến đỉnh điểm, mọi thứ ở đây đều khô cằn, nứt nẻ, chỉ còn lại một cái ao thiêng liêng đầy cá trê. Hằng năm, người dân tổ chức nghi thức bắt cá cổ xưa Antogo tại chính cái hồ...