Cấm hạ, cất cánh bay khi thời tiết dưới tiêu chuẩn cho phép
- Qua một số vụ tai nạn xảy ra trên thế giới có liên quan đến nguyên nhân do thời tiết, nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn cho các hoạt động bay, chiều 25/7, CụcHàng không Việt Nam ban hành Chỉ thị số 2690/CT-CHK về đảm bảo an toàn bay.
Theo đó, Cục Hàng không yêu cầu các hãng hàng không cần rà soát, chuẩn hóa các nội dung của Tài liệu khai thác bay (FOM) và thực hiện nghiêm túc quy trình ứng phó trong trường hợp có bão theo quy trình; thực hiện ngay quy định bắt buộc khi lập kế hoạch bay phải xác định ít nhất 1 sân bay dự bị hạ cánh.
Trong điều kiện thời tiết phức tạp (bão, sương mù dầy đặc trên diện rộng…), các hãng hàng không phải chọn thêm sân bay dự bị thứ 2 nằm ngoài vùng ảnh hưởng của khu vực thời tiết phức tạp. Nghiêm cấm thực hiện phương thức tiếp cận hạ cánh, cất cánh trong điều kiện thời tiết (tầm nhìn, trần mây, tốc độ gió xuôi, gió ngang) dưới tiêu chuẩn cho phép đối với sân bay, máy bay và người lái đã được phê chuẩn.
Chỉ thị này cũng nêu rõ, trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, tổ lái phải tham khảo ý kiến của cơ quan không lưu để đánh giá chính xác diễn biến thời tiết trước khi thực hiện tiếp cận lần 2, không được thực hiện quá 2 lần tiếp cận hạ cánh.
Thời tiết xấu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động khai thác của các hãng hàng không.
Video đang HOT
Trong trường hợp không đủ điều kiện đánh giá diễn biến thời tiết, tổ lái thực hiện phương thức chờ hoặc chuyển hướng về sân bay dự bị. Các tổ lái khi bay trên đường bay, gặp điều kiện thời tiết phức tạp cần thông báo ngay cho cơ quan kiểm soát không lưu để kịp thời cảnh báo cho các máy bay đang hoạt động trong khu vực hoặc dự kiến sẽ hoạt động trong khu vực.
Ngoài ra, việc triển khai các giải pháp hạn chế chậm, hủy chuyến không được làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn bay. Trong trường hợp các chuyến bay phải chậm hoặc hủy chuyến vì lý do an toàn cần phải kịp thời xin lỗi cũng như thông báo rõ nguyên nhân tới hành khách.
Đối với Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam, Cục yêu cầu Tổng Công ty chỉ đạo các sân bay đã được trang bị hệ thống đèn đường cất hạ cánh (cụ thể các sân bay Cát Bi, Vinh, Phù Cát, Pleiku, Liên Khương và Buôn Mê Thuột) phải tổ chức quan trắc và báo cáo thời tiết định kỳ 30 phút/lần, liên tục 24/24 giờ.
Từ ngày 1/8, các sân bay Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất phát bản tin dự báo thời tiết sân bay 4 lần/ngày. Ngoài ra, các cơ quan thủ tục bay cương quyết không chấp nhận các kế hoạch bay không tuân thủ đúng yêu cầu. Trường hợp thời tiết dưới tiêu chuẩn khai thác tối thiểu phải cấp huấn lệnh chuyển hướng tàu bay đi sân bay dự bị.
Liên quan đến chậm, hủy chuyến bay, số liệu thống kê tư 12h ngay 24/7 đên 12h ngay 25/7 của Cục Hàng không cho thấy, tỷ lệ chậm, hủy chuyến bay đã giảm rõ rệt so với những ngày trước đó.
Cụ thể, trong tổng số 446 chuyến bay khai thác có tới 64 chuyến bay chậm (chiếm 14%), 1 chuyến hủy (0,22%). Nguyên nhân chủ yếu gây chậm chuyến là do tàu bay về muộn chiếm 32,8%; công tác điều hành bay chiếm gần 36%; lý do khai thác của hãng hàng không cũng đã giảm, chiếm 15%.; còn lại là nguyên nhân khác như kỹ thuật, trang thiết bị, dịch vụ của cảng hàng không…
Theo báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam, trong Sáu tháng đầu năm vừa qua, đã có 176 sự cố an toàn lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay; quản lý hoạt động bay, cảng hàng không sân bay. Cụ thể, 131 sự cố an toàn lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay; 14 sự cố quản lý hoạt động bay và 31 sự cố xảy ra tại các cảng hàng không.
Số liệu thống kê về sự cố an toàn hàng không lĩnh vực quản lý hoạt động bay của Cục Hàng không cũng cho thấy, cả nước có 117 chuyến bay bị ảnh hưởng do thời tiết xấu, trong đó có 106 chuyến phải bay chờ, tiếp cận hụt, đi sân bay dự bị do thời tiết xấu tại các sân bay và 11 chuyến bay lệch sang biên giới do thời tiết trên đường bay xấu (chưa kể các chuyến bay hủy do thời tiết). Các sân bay bị ảnh hưởng nhiều nhất trong tháng là Nội Bài (21 chuyến), Tân Sơn Nhất (70 chuyến).
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Thay đổi toàn bộ lịch trình bay vì chim va vào máy bay
Tối qua (20/7), chuyến bay BL522 từ TPHCM của Jetstar Pacific đang hạ cánh xuống sân bay Vinh thì bị chim va. Sự cố làm toàn bộ lịch trình của chuyến bay tiếp theo phải thay đổi để kiểm tra kỹ thuật bảo đảm an toàn.
Chim va là một trong những sự cố hàng không thường gặp
Cụ thể, khi chuyến bay mang số hiệu BL522 từ TPHCM đi Vinh khi chuẩn bị hạ cánh xuống đường băng thì bị chim va vào tàu bay. Chuyến bay hạ cánh an toàn lúc 22h25. Theo quy định, máy bay sẽ phải nằm lại sân bay để kiểm tra kỹ lưỡng bao gồm soi động cơ để bảo đảm an toàn cho chuyến bay tiếp theo.
Sự việc này làm cho chuyến bay BL523 từ Vinh đi TPHCM dự kiến cất cánh lúc 23h bắt buộc phải hủy. Jetstar Pacific đã triển khai thông báo cho 129 hành khách của chuyến bay BL523 đang có mặt ở sân bay và bố trí khách về khách sạn nghỉ ngơi. Một số khác chủ động về nhà để chờ chuyến bay sáng hôm sau. Trong khi đó, một số hành khách vẫn ở lại để yêu cầu thực hiện chuyến bay mặc dù đã được nhân viên và lực lượng an ninh sân bay đến giải thích. Sự việc này làm cho Jetstar Pacific và lực lượng an ninh phải cử người túc trực để đề phòng các vấn đề phát sinh.
Đến sáng 21/7, hành khách ở khách sạn sau khi được phục vụ ăn sáng đã được đưa ra sân bay Vinh, cùng với hành khách khác làm thủ tục đi TP Hồ Chí Minh. Chuyến bay cất cánh lúc 8 giờ 50 phút.
Đại diện Jetstar Pacific cho biết, do máy bay phải kiểm tra kỹ lưỡng để bảo đảm tối đa an toàn nên một số chuyến bay ngày 22/7 phải sắp xếp lại giờ khởi hành. Thông tin đến hành khách cũng đã và đang được Jetstar Pacific thực hiện qua số điện thoại khách đã đăng ký.
Sự cố chim va vào máy bay là sự cố thường gặp trong hoạt động khai thác bay. Tại các sân bay, các cơ quan chức năng cũng sử dụng các biện pháp đuổi chim nhưng các vụ va chạm vẫn xảy ra, nhiều chuyến bay bị chậm hủy do bắt buộc phải kiểm tra máy bay sau mỗi vụ va chạm để bảo đảm an toàn.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Xóa độc quyền từ chiếc xe thang Chuyện chiếc xe thang ở sân bay Cát Bi đã kết thúc có hậu khi Cục Hàng không Việt Nam có văn bản chỉ đạo Tổng Cty Cảng hàng không Việt Nam phối hợp với Tổng Cty Hàng không Việt Nam thực hiện việc cụ thể như sau: Bổ sung cho Cảng hàng không Cát Bi và Cảng hàng không Vinh mỗi cảng...