Cảm giác xấu hổ và rối loạn não bộ
Cảm giác xấu hổ là đầu mối chỉ ra sự rối loạn hoặc không rối loạn trong bộ não của bạn.
Cảm giác xấu hổ của con người có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào. Cảm giác xấu hổ cũng được biết là đầu mối chỉ ra sự rối loạn hoặc không rối loạn trong bộ não của bạn.
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học từ Đại học California, San Francisco và Đại học California, Berkeley đã nghiên cứu 79 người, 58 người trong số họ đã bị chứng suy thoái thần kinh (có nghĩa là tình trạng có thể gây sự hư hại của một số tế bào não. Trong khi đó một số phần còn lại của bộ não thì vẫn khỏe mạnh.)
Các nhà nghiên cứu đã ghi âm giọng hát và quay video hình ảnh tưng tình nguyện viên hát karaoke (tất nhiên họ không được mời hát karaoke tại một câu lạc bộ hay quán bar) hát bài “My Girl”.
Sau đó cac tinh nguyên viên được yêu cầu xem và lắng nghe giọng hát của họ mà không có đệm nhạc. Mục đích là để làm cho các “ca sĩ” cảm thấy xấu hổ khi nhìn mình biểu diễn để các bác sĩ đo sự phản ứng trên khuôn mặt và hành động của họ, bao gồm mồ hôi, hơi thở và nhịp tim.
Nếu bạn cảm thấy xấu hổ khi hát, đó chính là đầu mối chứng minh bạn không bị mắc chứng rối loạn nào ở não bộ (ảnh minh họa)
“Ở những người khỏe mạnh, xem mình hát các bài hát không có nhạc đệm thì họ có thái độ phản ứng khá xấu hổ” – ông Virginia Sturm, Tiến sĩ, từ Trung tâm Bộ nhớ và Lão hóa, Đại học California, San Francisco cho biết.
Video đang HOT
Nhưng những người đã bị tổn thương thần kinh ở vùng não ở vỏ não phía trước không quan tâm lắm đến thể hiện của mình.
Nghiên cứu này cũng sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ để đo vùng não khác nhau để tìm ra liệu điều đó có thể dự đoán sự xấu hổ của con người. Nếu bạn cảm thấy xấu hổ khi hát, đó chính là đầu mối chứng minh bạn không bị mắc chứng rối loạn nào ở não bộ.
Theo Eva
Thói quen không đúng
Đánh răng ngay sau bữa ăn sẽ làm hại men răng; sinh đẻ theo tư thế nằm thông thường lại gây đau đớn khi lâm bồn.
Dưới đây là những thói quen có hại mà bạn làm hàng ngày:
Tắm thường xuyên
Chúng ta thường nghĩ việc tắm xà phòng, chà xát bằng bông tắm mỗi ngày giúp loại bỏ đi những vi sinh vật nguy hiểm cho cơ thể và mùi cơ thể. Nhưng tắm và kỳ cọ nhiều sẽ làm giảm chất bóng bề mặt da, tẩy lớp sừng, mất lớp acid trên da tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập, phát triển.
Việc tắm vòi hoa sen không giết vi khuẩn mà khiến chúng còn chạy vòng quanh khắp cơ thể. Vi khuẩn ở mặt vòi hoa sen có thể xâm nhập vào chân rồi lên đầu, vi khuẩn ở vùng bẹn có thể trú ngụ trên tay. Vì vậy, ở nhiều bệnh viện, các bác sĩ phẫu thuật không cho phép bệnh nhân tắm trước khi mổ.
Điều quan trọng để giữ da khỏe mạnh là bảo vệ lớp sừng trên da. Khi tắm, hãy dùng nước ấm hoặc nước mát, không tắm nước quá nóng sẽ làm cho máu ngoại vi tăng, còn máu cho các cơ quan trung ương giảm, dễ gây đột quỵ. Dùng xà phòng nhẹ, tái tạo lại lớp sừng bằng cách bôi kem dưỡng ẩm sau khi tắm. Chỉ cần tắm 2 - 3 lần trong một tuần là đủ.
Thở bằng ngực
Khi đứng thẳng, phần lớn mọi người có thói quen thờ bằng lồng ngực. Phổi nằm phần trên trong lồng ngực, trong khi đa phần các mạch máu tiếp nhận ôxy lại nằm ở dưới. Khi lực ở phổi bị tiêu hao, chúng ta sẽ nhận được ít ôxy hơn, và kết quả là hơi thở nhanh hơn tự nhiên. Thở bằng lồng ngực cũng làm đảo lộn sự cân bằng ôxy và CO2 trong máu, khiến bạn cảm thấy đau đầu, mệt mỏi, lo lắng, thậm chí sợ hãi.
Hãy tập thể theo cách thở của trẻ nhỏ. Dùng bụng để thở thay vì dùng ngực, giúp tận dụng hoạt động của các cơ hoành. Kiểu thở này cũng thường thấy trong những người ngồi thiền. Bạn có thể đặt tay lên bụng để cảm giác được nhịp lên xuống. Một cơ hoành khỏe mạnh có nghĩa là bạn có nhiều ôxy hơn với mỗi hơi thở.
Tắm và kỳ cọ nhiều làm hại lớp sừng bảo vệ trên da (ảnh minh họa)
Tư thế sinh
Ngày nay đa số những phụ nữ tại Mỹ vẫn được hướng dẫn sinh nở theo tư thế lưng nằm thẳng, hai chân giơ lên. Tổ chức Y tế thế giới đã kêu gọi tư thế sinh này "rõ ràng có hại", và khuyên nên được xóa bỏ.
Khi phụ nữ nằm thẳng lưng xuống bàn đẻ, đứa trẻ lúc đó phải chống lại lực hút của trái đất khi chúng chào đời. Kết quả là ca lâm bồn của người mẹ trở nên khó khăn hơn và tăng tỷ lệ rách âm đạo nghiêm trọng.
Tư thế khi sinh đầu cúi xuống, chân ở vị trí trên không đã trở thành tư thế sinh để tiêu chuẩn trong y học hiện đại bởi vì nó giúp bác sĩ hướng dẫn trực tiếp và sinh nở dễ dàng hơn. Hơn nữa, nên để các bà bầu có cơ hội di chuyển xung quanh trong suốt quá trình lầm bồn và thay đổi tư thế mà họ thấy thoải mái.
Đánh răng
Chúng ta thường được khuyên nên đánh răng hai lần một ngày, và sau mỗi bữa ăn để loại bỏ vi khuẩn có hại cho răng. Nhưng đáng ngạc nhiên là điều đó lại sai. Các nha sĩ Anh khuyên mọi người, đặc biệt là những em nhỏ tuổi từ 5 đến 10, không đánh răng sau mỗi bữa ăn.
Lý do là vì axit trong thức ăn và đồ uống khiến cho lớp men răng mềm đi. Đánh răng ngay sau khi ăn khiến men răng dễ bị tổn thương và tạo lỗ hổng trên răng. Để lại một chút thức ăn không gây hại nhiều như dùng bài chải chà xát làm mất lớp bảo vệ trên răng. Để không làm hại men răng, bạn nên sử dụng bàn chải mềm và chải chủ yếu chải vào phần nướu hơn răng.
Tư thế ngồi ghế đúng (nguồn ảnh: internet)
Ngồi thẳng
Chúng ta thường được cảnh báo ngồi lâu tăng nguy cơ đái tháo đường, bệnh tim, và ung thư. Ngồi lâu cũng sẽ làm bạn giảm tuổi thọ. Nhưng điều chúng ta không đề cập đến là việc phát minh ra những chiếc ghế. Chiếc ghế tựa thẳng khá phổ biến hiện nay.
Khi chúng ta đứng hay ngồi mà không có điểm tựa, cơ bụng hoạt động giúp xương sống đỡ được cân nặng. Khi ngồi thẳng tựa trên ghế, các cơ này được thư giãn, và đột nhiên xương sống một mình chống đỡ toàn bộ trọng lượng. Điều này khiến lưng nhức mỏi. Theo các chuyên gia, ngồi lên ghế đẩu hoặc ngồi dựa lưng một góc 135 độ so với chân trên mặt đất là cách ngồi khoa học giúp giảm đau đớn và bệnh tật.
Theo Eva
6 chiêu cho người thức đêm Đối với những người thỉnh thoảng phải thức đêm làm việc, thực hiện những nguyên tắc dưới đây để có thể minh mẫn ban đêm, tỉnh táo ban ngày. Nên 1. Bổ sung canxi: Các chuyên gia cho biết, 2h đêm là thời điểm cơ thể mất đi lượng canxi ở mức cao nhất, đặc biệt khi não hoạt động nhiều. Vì vậy,...