‘Cảm giác mạnh’ với món lịch sông Hạ Vàng
Xứ Nghệ nức tiếng với món ăn chế biến từ lươn. Nhưng theo tôi, nhiều người đã quá “thiên vị” con lươn mà không nhắc đến con lịch.
Lịch om chuối đậu
Bước chân đến xứ Nghệ, bụng dạ tôi đã chuẩn bị cho những bữa tiệc lươn, con mắt hau háu kiếm tìm quán xá có bán đặc sản lươn. Dĩ nhiên, hầu hết các món chế biến từ lươn của xứ Nghệ theo trải nghiệm của tôi thì quả thật “danh bất hư truyền”. Nhưng “bài ca lươn” xứ Nghệ cứ để sau. Bởi vì, tôi bất ngờ được chiêu đãi món lịch sông Hạ Vàng. Mà nói thật, nó đã cho tôi “cảm giác mạnh” hơn cả các món lươn.
Video đang HOT
Trước tiên cũng nên nói về sông Hạ Vàng, nơi “nuôi nấng” con lịch một chút. Sông Hạ Vàng là một con sông nhỏ tại tỉnh Hà Tĩnh. Nó bắt nguồn từ H.Thạch Hà (Hà Tĩnh). Từ đây, sông chảy theo hướng đông bắc đổ ra Biển Đông tại cửa Sót thuộc xã Thạch Kim, Thạch Hà. Con lịch khai thác hoàn toàn tự nhiên trên con sông này. Đặc biệt, mùa mưa xứ Nghệ là thời điểm con lịch ngoi lên rất nhiều từ đáy sông. Theo người dân địa phương, lịch sống ở vùng sông nước mặn gần cửa Sót. Nhưng mùa mưa, nước ngọt đổ xuống nhiều, chúng lại rậm rực ngoi lên từ dưới lớp bùn để “diễu hành”, giao phối, sinh sản.
Theo ghi nhận của tôi, lịch um chuối đậu cũng có công thức chế biến giống như món lươn um chuối đậu đúng “phiên bản” xứ Nghệ. Theo đó, lịch cắt khúc tầm 2 lóng tay trở lại. Sau đó, đem lịch đã ướp gia vị để chừng 30 phút cho gia vị thấm thì cho vào chảo chiên sơ. Các loại gia vị tổng hợp để sử dụng cho các công đoạn chế biến cho món lịch um chuối đậu là bản hợp tấu quá cầu kỳ. Nào là hành, tiêu, ớt, tỏi, bột nêm, bột nghệ, nghệ tươi, riềng, sả, mắm tôm, giấm, rượu… Bên cạnh các gia vị đúng gu xứ Nghệ thì bắt buộc phải có sự “tham dự” của chuối xanh, đậu phụ mới ra món lịch om chuối đậu. Nhưng như vậy cũng chưa “vẹn tình” con lịch sông Hạ Vàng. Bắc nồi lịch om lên bàn, khi chuối xanh và lịch mềm, nước trong nồi vàng sánh màu nghệ, nêm vừa ăn thì cho lá nghệ, lá tía tô và lá lốt thái sợi trộn đều vào thì mới “ngất ngây con gà tây”.
Lịch sông Hạ Vàng thịt chắc, vị ngọt đậm đà, ăn rất “mát môi”. Nếu có “trách” con lịch thì “trách” rằng tại sao thịt lươn không hề có xương còn thịt lịch thì khá nhiều xương. Vì thế khi ăn cũng phải nhẩn nha từ tốn. Vâng, từ từ mà… tốn cơm đấy bạn nhé.
Theo Thanhnien
Cá mát sông Giăng - thứ đặc sản ngon nức tiếng của xứ Nghệ
Cá mát sông Giăng là thứ đặc sản dân giã nổi tiếng không chỉ ở Nghệ An mà con lan truyền đi khắp cả nước. Cá mát bắt về thường được đem kho tương hoặc nướng đều rất ngon.
Sông Giăng trải dài hơn 100 km, bao quanh vườn quốc gia Pù Mát, Con Cuông, Nghệ An. Sông không chỉ cung cấp nước tưới mà còn bồi đắp phù sa giúp những cánh đồng ngô, lúa của người dân nơi đây quanh năm luôn xanh tốt.
Ngoài ra, sông Giăng còn là nơi sinh sôi, nảy nở của loài cá mát. Chúng thường sống thành bầy đàn trong các khe đá. Thịt cá mát có hương vị thơm ngon, béo, ít sương. Được biết, loài cá này còn có tác dụng lợi sữa, tốt cho tim mạch và thích hợp với cả người già lẫn người béo phì.
Cá mát sông Giăng nướng. Ảnh minh họa.
Cá mát sông Giăng nhỏ con, chỉ bằng hai ba ngón tay người lớn. Con to nhất cũng chỉ nặng từ 0,5 - 0,8kg. Cá mát sống từng đàn ở các khe đá và nơi nước chảy xiết. Chúng thường bơi kiếm ăn vào ban đêm. Từ chập tối trở đi cá bắt đầu theo nhau đi tìm kiếm các loại côn trùng trên mặt nước, các loại rong tảo bám trong bờ bụi.
Tháng 8 Âm lịch hàng năm là mùa của cá mát. Cá Mát có thể kho, rán nướng, nấu canh chua... Cá mát là lựa chọn hàng đầu của những du khách ghé thăm sông giăng và khám phá vườn quốc Pù Mát. Chỉ cần ăn một lần, thực khách sẽ nhớ mãi không quên hương vị thơm ngon của loại cá này.
Theo Lương Ngọc/Khoa học & Phát triển
Quán lụi nướng bà Sáu phố núi khiến người Sài Gòn 'quên lối về' Ở phố núi Gia Lai, có một quán lụi nướng thơm lừng, nức tiếng hàng chục năm nay, gắn bó với tuổi thơ của nhiều người, đó là lụi bà Sáu. Lụi nướng bà Sáu thơm lừng một góc phố núi Bà Sáu tên thật Đinh Thị Chỉnh, 65 tuổi, bà mở quán lụi nướng tại số 122 Cao Bá Quát, P. Yên...