Cấm dùng drone giám sát tuân thủ giãn cách xã hội
Cảnh sát thành phố Paris bị cấm sử dụng drone để phát hiện người không tuân thủ giãn cách xã hội do việc này “vi phạm quyền riêng tư”.
Cảnh sát sẽ không được dùng thiết bị bay không người lái (drone) có trang bị camera cho tới khi chính phủ ban hành luật mới để bảo vệ quyền riêng tư hoặc khi lực lượng chức năng ứng dụng công nghệ có thể ngăn chặn việc nhận diện người bị drone ghi hình, theo phán quyết cuối tháng 5 của Hội đồng Tư vấn Nhà nước – tòa án hành chính thẩm quyền cao nhất nước Pháp.
Phán quyết xuất phát từ việc hai tổ chức tự do dân sự La Quadrature du Net và Human Rights League khởi kiện vào đầu tháng 5 sau khi biết cảnh sát Paris bí mật dùng drone ghi hình người dân trong khi chưa rõ video giám sát sẽ được lưu trữ trong bao lâu.
Một chiếc drone bay gần tháp Eiffel. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Phản bác trước tòa, cảnh sát Paris và giới chức Bộ Nội vụ lập luận họ không dùng drone để xác định danh tính người dân mà chỉ để phát hiện nơi có đông người tụ tập trái quy định và cử người tới giải tán.
Không đồng ý với lập luận trên, Hội đồng Tư vấn Nhà nước nhận định camera gắn trên drone có thể giúp cảnh sát nhận diện người dưới mặt đất nên vẫn tồn tại rủi ro chúng có thể bị sử dụng trái quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Sau phán quyết, phía cảnh sát Paris cho biết đã ngưng triển khai drone giám sát, đồng thời sẽ cùng với Bộ Nội vụ xem xét “các điều kiện pháp lý và kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu” mà tòa đặt ra.
Hiện, Pháp không có khung pháp lý quy định việc sử dụng drone với mục đích giám sát.
Trước đó, nhà chức trách một số nước đã triển khai drone để giám sát việc người dân tuân thủ giãn cách xã hội tại nơi công cộng trong cuộc chiến chống Covid-19, trong đó có Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, Trung Quốc, và Bỉ,…
Thụy Điển sửa chiến lược chống dịch khác biệt vì nhiều người già qua đời
Thụy Điển sẽ điều chỉnh một phần quan trọng trong chiến lược chống Covid-19 sau khi tỉ lệ tỉ vong của tại các nhà dưỡng lão ở quốc gia châu Âu bị xem đã "mất kiểm soát".
Người Thụy Điển thực hiện biện pháp giãn cách xã hội ở nơi công cộng (Ảnh: RT)
Bloomberg đưa tin, chính phủ Thủ tướng Stefan Lofven ngày 12/5 thông báo sẽ chi 2,2 tỷ kronor (gần 224 triệu USD) nhằm tăng số lượng nhân sự nhận nhiệm vụ bảo vệ các công dân lớn tuổi trước đại dịch. Khoảng 2 tỷ kronor khác cũng sẽ được chi để bù đắp cho khoản tiền các chính quyền địa phương đã bỏ ra để ứng phó với dịch trong thời gian qua.
Giống nhiều nơi khác trên thế giới, Thụy Điển ghi nhận phần lớn số ca tử vong vì Covid-19 là người cao tuổi. Tuy nhiên, các ý kiến chỉ trích cho rằng nhiều người lớn tuổi có thể sẽ không qua đời nếu chính quyền có nhiều biện pháp với nhóm dân số dễ bị tổn thương nhất ngay từ đầu.
Hiện Thụy Điển có 26.670 ca Covid-19 và số người chết vì dịch là 3.256.
Hồi đầu tháng, Thụy Điển cho biết các công tố viên đã bắt đầu một cuộc điều tra về tỉ lệ tử vong cao ở các nhà dưỡng lão. Một nửa trong số những người tử vong vì Covid-19 trên 70 tuổi ở Thụy Điển là ở các nhà dưỡng lão, theo thống kê toàn quốc hồi cuối tháng 4.
Cách tiếp cận của Thụy Điển với Covid-19 đã trở thành chủ đề gây tranh cãi trên thế giới vì họ áp dụng các phương pháp khá nới lỏng nếu so sánh với các quốc gia châu Âu khác. Thay vào đó, trọng tâm chiến lược của Thụy Điển phụ thuộc vào niềm tin rằng các công dân nước này sẽ có trách nhiệm thực hiện các chỉ dẫn về giãn cách xã hội.
Phòng tập gym, trường học, nhà hàng vẫn mở cửa bình thường trong suốt thời gian qua. Chiến lược này đã giúp nền kinh tế Thụy Điển không bị ảnh hưởng quá nghiêm trọng, nhưng tỉ lệ tử vong trên 100.000 dân của Thụy Điển vào khoảng 32, trong khi, con số này ở Mỹ là 24 và quốc gia Đan Mạch láng giềng là 9.
Nhà dịch tễ học hàng đầu Thụy Điển Anders Tegnell cho biết cuộc chiến chống Covid-19 là một quá trình dài hạn, đồng nghĩa với những lệnh phong tỏa tạm thời sẽ không có hiệu quả. Ông Tegnell cho rằng khi các lệnh được gỡ bỏ, số ca nhiễm sẽ tăng trở lại.
Tuy nhiên, tuyên bố trên đã gây ra tranh cãi. Đan Mạch, quốc gia ở Bắc Âu, có cách tiếp cận hoàn toàn khác biệt Thụy Điển từ những ngày đầu dịch bùng phát khi họ tiến hành phong tỏa chặt chẽ từ đầu.
Đan Mạch hiện đang trong giai đoạn 2 mở cửa kinh tế nhưng số liệu thống kê gần đây cho thấy tỉ lệ nhiễm virus ở nước này vẫn đang giảm và tỉ lệ tử vong vì dịch ở Đan Mạch chỉ bằng 1/3 so với Thụy Điển.
'Bảng tử thần Trump' trên Quảng trường Thời đại Một bảng hiệu được lắp đặt trên Quảng trường Thời đại, New York, hiển thị số người lẽ ra không phải chết vì Covid-19 nếu Trump phản ứng nhanh hơn. "Bảng tử thần Trump" do nhà làm phim Eugene Jarecki dựng trên mái một tòa nhà ở Quảng trường Thời đại, vốn bị bỏ trống do Covid-19. Hôm 11/5, chiếc bảng hiển thị...