Cảm động ‘lão gàn’ chi 400 triệu đồng xây đường cho dân bớt khổ
Chứng kiến người dân trong xóm đi lại trên con đường lầy lội, trẻ con, người già nhiều lần té ngã vì trơn trượt… ông Ký quyết định dùng số tiền tiết kiệm gần 400 triệu đồng để làm đường bê tông.
Không ít người gọi ông là “lão gàn”, không để tiền dưỡng già hay xây nhà… mà lại đi làm từ thiện.
Đường “ông Ký”
Chúng tôi tìm về thôn Hiệp Phổ Tây (xã Hành Trung, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi) vào một ngày cuối tháng Sáu. Con đường đất đỏ lầy lội nay được thay thế bằng con đường bê tông kiên cố, sạch sẽ. Bà Nguyễn Thị Hậu (56 tuổi, ngụ thôn Hiệp Phổ Tây) cho biết, con đường này là đường “ông Ký”. Thấy chúng tôi ngạc nhiên, bà Hậu giải thích: “Con đường này là do ông Đoàn Văn Ký, một người dân trong thôn tự bỏ tiền ra làm, nên lâu nay bà con ở đây quen gọi như vậy”.
Ông Đoàn Văn Ký đi trên con đường bê tông do gia đình ông đóng góp xây dựng.
Nhà ông Ký nằm ở cuối thôn. Điều chúng tôi khá ngạc nhiên là khi đến thăm nhà ông thì thấy gia cảnh cũng không phải quá dư dả, mặc dù vậy, ông vẫn đóng góp hơn 400 triệu đồng để làm đường. Căn nhà cấp bốn cũ kỹ, xây dựng chắc cũng đã vài ba chục năm. Trong nhà gần như không có đồ đạc gì đáng giá, từ giường tủ, bàn ghế cho đến bộ ấm chén tiếp khách đều đã cũ.
Video đang HOT
Nhìn phong thái dung dị, căn nhà cũ, đơn sơ mà vợ chồng ông đang ở, khiến nhiều người phải đặt câu hỏi, sao ông không để tiền xây lại căn nhà mới hoặc để dành tiền dưỡng già, nhưng ông chỉ cười bảo: “Vợ chồng tôi già rồi cần chi nhà to, có chỗ che mưa che nắng là được rồi. Nhìn con đường của thôn lầy lội, nhiều lần chứng kiến nông dân vận chuyển nông sản khó khăn vất vả, trẻ con, người già thì té ngã vì trơn trượt, lúc đó, tôi chỉ mong muốn làm một cái gì đó cho người dân trong xóm đỡ khổ. Sau nhiều đêm suy nghĩ, tôi quyết định dùng toàn bộ số tiền tiết kiệm của mình và đóng góp của các con cháu làm một con đường bê tông để giúp nhân dân trong xóm đi lại thuận lợi, dễ dàng hơn”.
Vào dịp Tết Nguyên đán năm 2015, khi con cái sum họp đầy đủ, trong bữa cơm gia đình, ông mang ý tưởng của mình bàn với vợ con. Được cả nhà tán thành, ông Ký cất công ra TP. Quảng Ngãi tìm công ty xây dựng cầu đường để được tư vấn. Theo tính toán của công ty này, con đường dài 1km, rộng 3m và cao 0,16m phải mất gần 400 triệu đồng. Khi đã có trong tay bản thiết kế con đường theo nguyện vọng của mình, ông Ký xin chính quyền xã họp dân, lấy ý kiến của bà con.
Ở vùng quê thuần nông này, cuộc sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, việc ông Ký đầu tư hàng trăm triệu đồng làm đường phục vụ miễn phí nhu cầu đi lại của nhân dân là chuyện lạ. Có người bảo ông “hâm”, chơi trội khi mang tiền nhà đi lo chuyện thiên hạ. “Nghe tôi nói, bà con ai cũng nghĩ tôi nói chơi, nhưng đến khi tôi mời công ty xây dựng về đo đạc, bản vẽ được trình ra, vật liệu chở về đến thôn thì lúc này bà con mới tin và ủng hộ tôi hết mình”, ông Ký kể.
Đầu tháng 1/2015, con đường được khởi công xây dựng. Sau gần hai tháng thi công, con đường bê tông dài hơn 1km đã hoàn thành trước niềm vui của hàng trăm hộ dân thôn Hiệp Phổ Tây. Trước niềm vui lớn, người dân đã tổ chức liên hoan suốt hai ngày liền.
Con đường bê tông chạy dọc quanh những cánh đồng xanh mướt, bao bọc lấy những căn nhà nhỏ, làm nức lòng người dân. Từ khi con đường được bê tông hóa, việc thông thương thuận lợi hơn, nhờ vậy đời sống người dân được nâng lên. Diện mạo làng quê ngày càng khởi sắc. Nhìn con đường bê tông khang trang, không ai nghĩ một năm trước đoạn đường này toàn là đường đất, ngày mưa đi ngập chân. Không có sự ghi công nào bằng cái nghĩa, cái tình…
Đi trên con đường bê tông kiên cố, cụ Đỗ Thị Thu (76 tuổi, ngụ thôn Hiệp Phổ Tây) bùi ngùi tâm sự: “Trước kia, chúng tôi đi lại trên con đường này khổ lắm. Con đường bằng đất nên nắng thì bụi, mưa thì bùn, nhưng cuộc sống của người dân ở đây còn nhiều khó khăn vì thế không có điều kiện làm đường bê tông. Nhờ gia đình ông Ký có tấm lòng thiện nguyện đóng góp tiền làm đường, nên bây giờ đường mới thênh thang, xe ô tô cũng qua lại được. Bà con phấn khởi và biết ơn ông Ký lắm”.
Việc ông Ký tự bỏ tiền làm đường cho dân đi khiến ai nấy đều cảm phục và xúc động. “Có mấy ai mà làm được như ông Ký, nhiều người có chút tiền họ sẽ đi du lịch hay làm ăn thu lãi chứ không tự bỏ tiền đi lo chuyện thiên hạ đâu”, bà Nguyễn Thị Hậu chia sẻ.
Nhiều người dò hỏi ông Ký, sao ông không tính chuyện thu phí để bù đắp kinh phí làm đường nhưng ông bảo rằng, điều đó không quan trọng. Hằng ngày, ông rất mãn nguyện khi nhìn thấy cảnh những người dân trong thôn, xóm đi lại đông vui trên con đường mới. Với ông, không có sự ghi công nào bằng cái tình, cái nghĩa, sự yêu mến của bà con dành cho ông mỗi khi đi trên con đường này. “Đây là con đường được xây dựng bằng tấm lòng của gia đình tôi, chứ không phải làm kinh tế đâu. Cuộc sống của bà con ở đây còn nhiều khó khăn, mình giúp được phần nào thì giúp, thu phí của bà con ai mà đành”, ông chia sẻ.
Cùng chúng tôi đi trên con đường bê tông do mình đóng góp xây dựng, ông Ký kể, gia đình ông trước kia rất khó khăn, vất vả. Ông làm phụ hồ, còn vợ ông sáng tối quần quật ngoài ruộng đồng. Khi hai con trai vào đại học, vợ chồng ông cũng quyết định theo con vào TP.HCM làm thuê làm mướn để nuôi con ăn học. Khi con cái trưởng thành, có việc làm ổn định, hai vợ chồng ông về quê sinh sống và dành toàn bộ số tiền dưỡng già để giúp dân làm đường. “Nhiều người nói rằng, sao tôi cho đi nhiều thế. Nhưng không, họ đã nhầm, thật ra tôi cho ít mà nhận được rất nhiều, đó là sự kính trọng của người dân, niềm vui khi nhìn thấy đời sống của bà con quê mình thay đổi, ngoài ra tôi còn có hẳn một con đường mang tên mình nữa”, ông Ký cười nói.
Trước khi chia tay chúng tôi, ông Ký chia sẻ: “Từ lâu, tôi ấp ủ dự định làm sao để giúp đỡ con em ở quê hương có hoàn cảnh khó khăn được ăn học thành tài. Do vậy, sắp tới tôi sẽ vào TP.HCM để vận động con cháu trong gia đình và những người đồng hương thành lập một quỹ khuyến học”.
Xóm làng đổi thay Ông Trần Văn Thiện, Phó Chủ tịch UBND xã Hành Trung (huyện Nghĩa Hành) cho biết, việc ông Đoàn Văn Ký tự chi tiền làm đường cho dân xuất phát từ tấm lòng thiện nguyện. Gia đình ông Ký đóng góp 400 triệu đồng Nhà nước hỗ trợ 100% xi măng. Con đường bê tông được xây dựng, diện mạo làng quê ngày càng khởi sắc, bà con có điều kiện phát triển kinh tế gia đình. Việc làm của ông Ký đã trở thành tấm gương điển hình, tiêu biểu được biểu dương trong các buổi họp về triển khai xây dựng “Nông thôn mới” ở địa phương.
Theo_Người Đưa Tin
Ba con gà đổi mạng người
Chỉ vì mấy con gà thành vụ án mạng, phút tỉnh ngộ ăn năn, hối lỗi thì đã quá muộn.
Chỉ vì mấy con gà thành vụ án mạng, phút tỉnh ngộ ăn năn, hối lỗi thì đã quá muộn...
Trần Thanh Liêm tại tòa.
Khép nép trước vành móng ngựa, bị cáo tái mét mặt, thất thần, lắp bắp từng câu trả lời HĐXX về vụ án mạng mình gây ra. Bị cáo cho rằng: "Tôi không cố ý giết bị hại, tôi đã xin lỗi về việc chửi gà khiến bị hại tưởng tôi chửi anh ấy, vậy mà bị hại lại xông vào đánh tôi trước... Lúc đó tôi rất cuống, là tôi tự vệ chứ thực lòng tôi không cố ý giết người. Giờ anh Hạnh chết rồi... tôi rất ân hận. Xin Tòa xem xét cho tôi".
Trần Thanh Liêm (SN 1989, ngụ tại Bà Rịa - Vũng Tàu) quen biết với chị B.T.H., trọ tại phường Linh Xuân, quận Thủ Đức (TPHCM) nên để nhờ 3 con gà đá ở khu đất trống trước cửa phòng chị H. Khoảng 3 giờ chiều ngày 27/8/2014, Liêm đến chăm sóc gà. Lúc này, Trần Hữu Hạnh ở phòng trọ gần đó đập mạnh vào cửa phòng của Hạnh gây ra tiếng động lớn, làm gà của Liêm hoảng sợ nhảy lên loạn xạ. Liêm bực tức liền mắng gà.
Nghĩ là Liêm chửi mình, Hạnh lên tiếng, thế là hai người lời qua tiếng lại. Thấy Hạnh gọi điện thoại, tưởng Hạnh gọi người tới đánh mình nên Liêm vội chạy tới xin lỗi, liền bị Hạnh dùng mũ xe máy đánh liên tục vào đầu, mặt làm Liêm té ngã. Vớ được con dao chỗ lồng gà, Liêm đâm Hạnh tử vong do bị rách gan, thủng tim.
Sự việc không đến hậu quả thế này nếu như cái đập tay vào cửa của bị hại làm gà sợ sẽ không là điều đáng để cho Liêm bực tức buông lời chửi rủa và cũng không đến mức Hạnh phải thượng cẳng chân, hạ cẳng tay khi Liêm chạy tới xin lỗi về lời cãi vã. Việc không đáng gì đã bị đẩy lên thành vụ án mạng bởi tính hung hăng, hiếu thắng, bởi văn hóa bạo lực, không chịu nhường nhịn nhau dù là một lời nói. Hậu quả cuối cùng của phút hiếu thắng là họ đã tự coi bản thân mình chỉ bằng con gà chọi, và quá thiệt thòi khi người xanh mộ, kẻ thì vướng vòng lao lý.
Xét thấy bị hại cũng có phần lỗi hành hung bị cáo trước, TAND TPHCM quyết định giảm nhẹ mức án cho bị cáo, tuyên phạt Liêm 16 năm tù giam về tội "Giết người".
Hương Nguyên
Theo_Kiến Thức
Bị xe tải kéo rê, thiếu nữ tử vong tại chỗ Điều khiển xe đi vào gờ đường bê tông nổi cao hơn đường nhựa, chiếc xe của một thiếu nữ bị trượt bánh đổ xuống đường. Đúng lúc này, chiếc xe tải đi phía sau không kịp phanh đã đâm phải, kéo rê nạn nhân trên quãng đường dài khiến người này tử vong tại chỗ. Vụ TNGT nghiêm trọng trên xảy ra...