Cảm động hình ảnh những ‘chiến binh’ áo trắng trong các khu điều trị ca bệnh COVID-19
Trong giai đoạn cao điểm của dịch COVID-19 tại TP.HCM (cuối tháng 7 đến đầu tháng 9/2021), với số ca mắc luôn dao động từ 4 – 5 con số, tiếng máy trợ thở trong những “công xưởng” tái tạo sức khỏe người bệnh COVID19 không bao giờ ngừng, đèn điện không bao giờ tắt.
Những cán bộ, nhân viên y tế luôn tất bật. Khẩu hiệu “tất cả vì miền Nam ruột thịt” hiện về trong tâm trí mỗi khi mỏi mệt đã thôi thúc họ đồng lòng, hiệp lực để thành phố hồi sinh.
Phòng điều hành và khu điều trị của Trung tâm HSTC điều trị người bệnh COVID-19 (BV dã chiến số 14, do BV Trung ương Huế phụ trách) chỉ cách nhau một tấm kính trong suốt. Mọi hoạt động điều trị và diễn biến bệnh của bệnh nhân đều được dõi theo bởi “mắt thần”. Nhân sự điều trị liên lạc bằng bộ đàm.
Dịch COVID-19 bắt đầu phức tạp, cũng là lúc các trạm y tế lưu động được thành lập, “cắm chốt” ở khắp các phường/xã. Tại phường Tân Hưng, Quận 7, ngay khi tiếp nhận thông tin người dân có dấu hiệu khó thở, nguy kịch, bác sĩ và tình nguyện viên tại Trạm Y tế lưu động số 33 đã khẩn trương lên đường để tiếp ứng.
Khi mới nhận nhiệm vụ phụ trách chính tại Trạm Y tế lưu động số 33, BS. Đoàn Thị Hoàng Anh – Bệnh viện Bỏng Quốc gia (Hà Nội) và các học viên choáng với mật độ dân cư dày đặc nơi đây, lại thêm “ngõ nhỏ, lắm hẻm, nhiều ngách”, nên việc tiếp cận nhà F0 phải đi qua ngõ ngách có nhiều “xẹt” là vô cùng khó khăn.
Video đang HOT
Ngay sau ca cấp cứu, một bệnh nhân kế bên đã viết ra giấy những dấu hiệu hồi phục của mình cùng những lời cảm ơn y, bác sĩ từ đáy lòng.
Tại thời điểm PV Báo Sức khỏe & Đời sống ghi nhận (17/9/2021), nhà N4 có 2 trường hợp diễn biến nguy kịch. Đó là 2 bệnh nhân nằm tại giường G43 và G46. Trên màn hình chiếc máy hiện các chỉ số sinh tồn, chỉ số nhịp tim, SPO2, đường mạch… bắt đầu “đi ngang”.
Hình ảnh bên trong nhà N4 – một trong những khu điều trị hồi sức cho người bệnh COVID-19 nguy kịch của Trung tâm HSTC điều trị người bệnh COVID-19 trực thuộc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đặt tại Bệnh viện Dã chiến số 13 (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM).
Với những bệnh nhân COVID-19 nặng, luôn được các y bác sĩ tại Trung tâm HSTC chăm sóc tận tình.
Bên trong các Trung tâm HSTC điều trị bệnh nhân COVID-19, các bệnh nhân lần lượt được xuất viện, trở về bên người thân. Lực lượng y tế đã luôn nỗ lực từng khoảnh khắc để giành giật sự sống, hồi sinh nhịp thở không chỉ cho bệnh nhân, mà cho cả TP.HCM hôm nay.
Người chăm sóc F0 dịp Tết: "3 triệu/ngày, nhiều đêm thức trắng, phải thật có tâm mới làm được"
Dịp Tết, nhu cầu tìm người chăm sóc bệnh nhân mắc Covid-19 tăng cao với mức thù lao hậu hĩnh.
Công việc này vừa vất vả, vừa tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm nên đòi hỏi người làm phải có sức khỏe và kinh nghiệm để bảo vệ bản thân.
Dịp Tết Nguyên đán, nhiều gia đình không khỏi lo lắng khi không tìm được người chăm sóc người thân mắc Covid-19. Khác với những người mắc các loại bệnh khác, bệnh nhân Covid-19 thường không có người nhà ở bên chăm sóc vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm. Trên các group mạng xã hội, xuất hiện hàng loạt các bài viết với mong muốn tìm được F0 khỏi bệnh chăm sóc bệnh nhân đang mắc Covid-19 điều trị tại nhà hoặc bệnh viện.
Các bài viết tìm người chăm sóc F0 trên các group mạng xã hội
Chị Nguyễn Na Na (35 tuổi) từng mắc Covid-19 vào cuối tháng 11 năm ngoái. Trước đó, chị cũng làm nghề massage trị liệu, chuyên cổ vai gáy chữa xương khớp đau nhức mỏi cho người già. Sau khi khỏi Covid-19, chị đã nhận chăm sóc bệnh nhân F0 tại nhà và bệnh viện.
Theo chị Na chia sẻ, dịp Tết, mức giá chăm sóc bệnh nhân F0 sẽ thường tăng lên từ 2-3 triệu/ngày. Trong khi đó, ngày thường sẽ từ 1,5 - 2 triệu/ ngày tùy theo cấp độ bệnh nhân nặng hay nhẹ.
Chị Na cho biết, công việc chăm sóc bệnh nhân vô cùng vất vả, đòi hỏi người phải có sức khỏe tốt.
Chị Na khi chăm sóc một gia đình F0 có con nhỏ
"Công việc vất lắm, phải thật có tâm mới làm được. Có khi phải thức trắng mấy đêm, mình luôn đặt người bệnh vào mình, coi họ là ruột thịt của mình, như vậy sẽ bớt căng thẳng và mệt mỏi hơn", chị Na chia sẻ.
Là người có kinh nghiệm chăm sóc các bệnh nhân F0, chị Na cho biết khi chăm sóc bệnh nhân nặng nằm ở viện thì phải uống thuốc theo chỉ dẫn của các bác sĩ. Đồng thời, phải cho bệnh nhân đi ăn uống, vệ sinh, nhìn máy để biết F0 trở nặng hoặc đỡ hơn, massage trị liệu cho họ. Đặc biệt, tinh thần rất quan trọng với bệnh nhân F0 nên phải thường xuyên trò chuyện để họ thoải mái.
Các loại thuốc cho F0 uống khi bị sốt
Còn đối với bệnh nhân nhẹ chữa trị ở nhà thì chỉ cần xông 2 lần/ ngày, uống một số loại nước có tính đề kháng như nước cam hoặc nước dừa, xịt họng ngày 1 lần trước khi ngủ. Chỉ cần bệnh nhân ăn ngủ đủ giấc sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.
Hiện tại, chị Na vẫn đang chăm sóc một gia đình 4 người mắc Covid-19 từ ngày 25 Tết. 2 vợ chồng và bé gái lớn 10 tuổi đã có kết quả âm tính. Chị cho biết công việc tuy vất vả nhưng chị vẫn vui vì giúp đỡ được nhiều bệnh nhân. Các trường hợp chị chăm sóc đều đã khỏi bệnh và trở lại cuộc sống bình thường.
"Sau mỗi lần chăm sóc bệnh nhân F0, mình mệt nhưng vẫn hạnh phúc khi gia đình họ đoàn tụ. Họ cũng quý mình, chỉ mong thi thoảng được gặp lại và giữ liên lạc", chị Na chia sẻ.
Sáng 30/1: Bệnh nhân COVID-19 nặng giảm mạnh, còn 3.869 ca; Tăng chuyến bay quốc tế đáp ứng nhu cầu về nước dịp Tết Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (513.578), Bình Dương (292.823), Hà Nội (125.866), Đồng Nai (99.859), Tây Ninh (87.962). Bộ Y tế cho biết, đến nay đã có hơn 1,96 triệu ca COVID-19 ở nước ta khỏi bệnh; số bệnh nhân nặng đang điều trị giảm mạnh; Bộ Y tế đề...