Cầm đồ – rất dễ “tiếp tay” cho tội phạm!
Hoạt động biến tướng như trên của các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ đang nảy sinh nhiều yếu tố pháp lý phức tạp. Người cầm đồ luôn đối mặt với nguy cơ rủi ro bị mất tài sản vì phải trả lãi quá cao, không có tiền chuộc lại.
Mới đây, Đà Nẵng đưa ra quy định “tạm dừng đăng ký mới đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ” và “áp dụng hình thức phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh đối với những cơ sở cầm đồ vi phạm pháp luật”, và bị Bộ Tư pháp “tuýt còi” vì cho rằng những qui định này trái với qui định chung. Dù điều này đúng là trái qui định chung, nhưng lại rất đáng quan tâm.
Lý do Đà Nẵng đưa ra là dịch vụ cầm đồ là loại hình kinh doanh rất nhạy cảm, thời gian qua, số lượng cơ sở kinh doanh loại hình dịch vụ này tăng nhanh về số lượng, và xuất hiện nhiều cơ sở núp dưới danh nghĩa dịch vụ cầm đồ, nhưng bên trong đã trở thành những địa chỉ tiêu thụ tài sản trộm cắp, cá cược, đánh bạc… ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình trật tự. Đây là thực tế không riêng ở Đà Nẵng, mà rất nhiều nơi, các cửa hiệu cầm đồ đang trở thành “sân sau” của tội phạm, chuyên tiêu thụ đồ trộm cắp được.
Cầm đồ, một dịch vụ nhạy cảm. Ảnh: Quỳnh Anh
Thực tế, những kẻ trộm, cướp thường không biết giá trị thực của tài sản mà chúng trộm, cướp và cũng không có nhiều thời gian đi “thẩm định giá”, bán ở chợ thì dễ bị phát hiện, nên chúng thường đem đến tiệm cầm đồ và cầm “hết giá” để nhanh chóng có tiền. Thực ra, một chủ hiệu cầm đồ cho biết, không khó để phát hiện ra tài sản cầm cố có phải là đồ gian hay không, và nhiều chủ tiệm cầm đồ xem đây là “mồi ngon” vì người cầm hiếm khi chuộc lại, tài sản lại bị định giá thấp, nên bán được lợi nhuận rất cao. Dẫn đến, nhiều vụ án trộm cướp bị phá, khi lấy lời khai, kẻ phạm tội đã khai ra những tiệm cầm đồ thường xuyên tiêu thụ đồ chúng trộm cắp được. Tuy nhiên, số lượng tiệm cầm đồ bị bắt quả tang cầm đồ tài sản trộm cắp rất hiếm.
Các điều từ 326 đến 341 Bộ luật Dân sự đã quy định quyền, nghĩa vụ của bên cầm cố và bên nhận cầm cố liên quan đến việc thực hiện hợp đồng và thanh lý hợp đồng hoặc tài sản. Còn theo Thông tư số 33/2010-TT-BCA thì khi thực hiện dịch vụ cầm đồ, chủ cơ sở kinh doanh phải lập hợp đồng theo quy định. Người đến cầm đồ, thế chấp phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng để chủ cơ sở kiểm tra, đối chiếu và photocopy lưu lại tại cơ sở. Không được nhận cầm đồ đối với hàng hóa, tài sản không rõ nguồn gốc hoặc tài sản do các hành vi vi phạm pháp luật mà có. Khi có nghi ngờ hàng hóa, tài sản do phạm tội mà có phải thông báo ngay với CQCA có thẩm quyền kiểm tra, xử lý…”.
Thế nhưng, thực tế tại nhiều cửa hàng cầm đồ trên đường Láng, Đặng Dung… cho thấy, số khách hàng có thể chứng minh được quyền sở hữu với tài sản cầm đồ không nhiều, và nhiều hiệu cầm đồ cũng chẳng đòi hỏi, quan tâm xem khách có quyền sở hữu, sử dụng hay định đoạt với tài sản mà họ mang cầm đồ không. Họ chẳng cần khách xuất trình chứng minh nhân dân, hộ chiếu, hay lập hợp đồng. Thậm chí còn không ghi tên người cầm mà chỉ có tờ biên nhận, ghi loại tài sản, số tiền và thời gian cầm đồ. Khả năng trả nợ của khách cũng không thành vấn đề, để “nắm đằng chuôi”, các chủ cơ sở này chỉ quan tâm đến việc định giá giá trị của tài sản cầm cố. Thường, họ định giá những tài sản này rất thấp, chỉ bằng 20-70% giá trị thực, tùy thuộc vào mức độ tin cậy với khách hàng. Sau đó hai bên thỏa thuận số tiền khách được vay chỉ bằng 50-60% mức định giá đó, thế nên, khách không chuộc vẫn vô tư.
Video đang HOT
Cầm cố hay cầm đồ tài sản là một giải pháp tài chính có hợp đồng và có kỳ hạn, qua việc thế chấp tài sản phi tiền mặt (vàng, bạc, đá quý và các vật dụng có giá trị khác) để nhận tiền mặt. Khi cầm đồ, quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản đó vẫn thuộc người đi cầm đồ. Đến kỳ hạn thanh toán, người đi cầm đồ phải trả cho chủ nợ cả vốn và lãi để chuộc lại tài sản của mình, nếu không, tài sản sẽ thuộc về người nhận cầm đồ. Vì vậy, cầm đồ cũng chính là một hình thức đơn giản của việc vay thế chấp và trên thực tế, cầm đồ cũng chẳng khác mấy so với cho vay nặng lãi vì lãi suất bao giờ cũng cao gấp cả chục lần lãi suất ngân hàng. Đối tượng vay từ cầm đồ không chỉ là người dân mà còn nhiều doanh nghiệp cũng phải tìm đến vì các khoản vay từ ngân hàng khó tiếp cận. Thế nhưng, rất khó xử lý các tiệm cầm đồ về tội cho vay nặng lãi bởi việc chứng minh tội phạm này không đơn giản!
Hoạt động biến tướng như trên của các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ đang nảy sinh nhiều yếu tố pháp lý phức tạp. Người cầm đồ luôn đối mặt với nguy cơ rủi ro bị mất tài sản vì phải trả lãi quá cao, không có tiền chuộc lại, trong khi đó việc định giá tài sản lại quá thấp nhưng không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lợi? Hay số tài sản là tang vật vụ án được tẩu tán qua cách cầm đồ sẽ rất khó thu hồi được, gây khó khăn cho hoạt động tố tụng… đồng thời không có cơ sở để xử lý về hành vi tiêu thụ của gian. Chưa kể, rất nhiều cơ sở cầm đồ sử dụng lực lượng “anh chị” bảo kê và sẵn sàng “giải quyết mọi chuyện” bằng vũ lực, gây mất trật tự an ninh xã hội.
Tại Nghị định số 73/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ANTT, an toàn xã hội, hành vi nhận cầm cố tài sản mà theo quy định tài sản đó phải có giấy tờ sở hữu hoặc đăng ký nhưng không có các giấy tờ đó; cầm cố, thế chấp tài sản mà không có hợp đồng theo quy định chỉ bị phạt tiền từ 2 triệu đến 5 triệu đồng; hành vi cầm cố tài sản do trộm cắp, lừa đảo, chiếm đoạt hoặc do các hành vi vi phạm pháp luật khác mà có bị phạt từ 5 đến 15 triệu đồng; hành vi nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác bị phạt từ 2 đến 5 triệu đồng…
So với lợi nhuận thu được của việc cầm đồ gian, nếu vi phạm bị phát hiện và bị xử lý thì mức tiền phạt có tăng gấp 10 lần cũng chẳng “ăn thua” gì. Trong khi đó, điều kiện để mở cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm này lại khá đơn giản. Hành lang pháp lý khá “lỏng” này đang khiến dịch vụ cầm đồ hoạt động biến tướng, gây khó cho quản lý, và dó đó, việc Đà Nẵng đề xuất tạm dừng cấp phép mới với dịch này là sự cảnh báo “có lý”!
Theo PLXH
Tây Ninh: Lừa đưa lao động sang Trung Quốc trái phép
Vẫn chiêu cũ: May quần áo mới, hứa hẹn thu nhập 15-20 triệu đồng/tháng...
Ngày 25-2, chín thanh niên gồm ba nữ, sáu nam (ngụ huyện Gò Dầu, Tây Ninh) sau bốn tháng đi xuất khẩu lao động Trung Quốc đã được gia đình gửi tiền chuộc về nhà.
Những lao động này vẫn chưa hết sợ sau một tuần được một người dẫn đường đưa từ một vùng quê ở Quảng Châu (Trung Quốc) về tới Lạng Sơn.
Những thanh niên này đi làm ở Trung Quốc không có lương, còn bị đe dọa cắt thận. Ảnh: NĐ
Mắc bẫy xuất khẩu lao động lương cao
Họ đã nói Công an huyện chưa nhận được thông tin tố cáo vụ đưa người sang Trung Quốc. Công an huyện sẽ điều tra, xác minh các đối tượng liên quan để làm rõ đường dây này. Trước tết, công an huyện cũng đã ngăn chặn kịp thời đường dây đưa phụ nữ sang Trung Quốc lấy chồng dưới hình thức xin visa du lịch. Trung tá ĐOÀN VĂN VŨ EM, Phó Trưởng Công an huyện Gò Dầu
Theo các lao động, đầu tháng 11-2011 có một phụ nữ tên Nguyễn Thị Thu Dung (chưa xác định nơi thường trú, quê Đắk Lắk) xuống nhà người quen là bà HTTM (ở ấp Trâm Vàng, xã Thanh Phước, Gò Dầu) tìm người đi may quần áo ở Trung Quốc. Bà Dung hứa trả lương 15-20 triệu đồng/tháng, bao ăn ở. Nghe vậy, các thanh niên đã nhanh chóng làm thủ tục giấy tờ để xuất ngoại. Đến ngày 8-11, có 15 người (có năm người ở Đắk Lắk) được bà Dung đưa qua Trung Quốc.
Anh Võ Minh Thành (ngụ ấp Trâm Vàng, xã Thanh Phước) kể: "Khi đến Trung Quốc, một phụ nữ khác tên Hải cùng bà Dung bắt cả nhóm làm việc từ 7 giờ sáng đến 10 giờ đêm. Ăn uống thì chỉ có mì gói. Điện thoại bị thu giữ. Lúc nào trong xưởng may cũng có người canh giữ. Làm được một tháng nhưng bà Dung không trả tiền với lý do chưa lành nghề, trừ vào chi phí ăn ở. Làm hơn ba tháng cũng không được trả lương nên tôi định bỏ trốn. Ngặt nỗi giấy tờ tùy thân đã bị giữ nên không biết làm sao". Tương tự, chị Nguyễn Thị Kiều Tiên (ngụ xã Phước Thạnh, Gò Dầu) nói: "Khi chúng tôi đòi lương thì bà Hải và bà Dung bảo cứ làm rồi trả sau. Chờ mãi không có lương, chúng tôi đòi trả passport để về nhưng họ không trả".
Còn anh Nguyễn Thanh Thương ở xã Thanh Phước cho biết: "Thấy chúng tôi đòi về, bà Dung và bà Hải điện thoại về gia đình chúng tôi đòi tiền chuộc 30-40 triệu đồng/người. Họ bắt chúng tôi phải viết bản cam kết tự nguyện bỏ tiền ra để họ mua vé máy bay cho về chứ không phải bị ép buộc".
Hé lộ đường dây nhiều tỉnh, thành
Bản cam kết có ghi tên của bà Dung.
Theo anh Thành, làm việc mà như bị giam lỏng, ăn uống kham khổ lại không có lương nên đầu tháng 2-2012, anh bỏ trốn, bị bảo vệ bắt lại. Sau đó bà Hải, bà Dung cho bảo vệ đe dọa sẽ bán thận nếu còn bỏ trốn và giam riêng anh. Sợ hãi, anh đã liên hệ với gia đình, yêu cầu vay mượn tiền để nộp chuộc anh về. Sau đó, họ đã giảm tiền chuộc từ 50 triệu xuống còn 35 triệu đồng.
Sau khi cầm cố sổ đỏ, cha mẹ anh Thành đã nộp tiền vào một tài khoản cho người ở Hà Nội do bà Hải, bà Dung chỉ định. Cha anh Thành cho biết: "Ngày nào bà Hải, bà Dung cũng gọi hối tôi mau gửi tiền để họ đưa con tôi về. Tôi lo là tiền gửi đi nhưng con không được về nên đã yêu cầu bà M. là người quen của bà Dung ký giấy làm chứng". Tương tự, gia đình chị Tiên phải nộp trên 20 triệu đồng (ban đầu bà Dung, bà Hải đòi 30 triệu đồng). Những người khác muốn về cũng với giá 20-30 triệu đồng.
Theo các nạn nhân, sau khi nhận được tiền, bà Dung, bà Hải đã cho người dẫn họ vượt biên về Việt Nam. Sau đó những người này phải đón xe về quê. Tất cả giấy tờ tùy thân đều bị nhóm người này giữ lại. "Trước khi đưa về họ còn đe dọa không được tố cáo đến cơ quan chức năng nếu không sẽ gặp nguy hiểm" - anh Thành kể.
Theo các lao động, trong thời gian làm việc tại xưởng may ở Quảng Châu, họ nghe bà Dung, bà Hải bàn tìm cách dụ dỗ nhiều phụ nữ từ Bắc Giang, Lạng Sơn qua gia nhập xưởng may. Hiện tại có hơn 100 người Việt tại xưởng may "đen" này.
"Hiện tại có nhiều công nhân muốn về nhưng do gia đình chưa gửi tiền cho bà Dung, bà Hải nên không về được. Cùng lượt đi có năm người ở Đắk Lắk cũng chưa về được" - anh Hồ Minh Tân, một trong các nạn nhân, cho hay.
Ông Điền Văn Công - Trưởng Công an xã Thanh Phước, huyện Gò Dầu (Tây Ninh) nói: Khi các thanh niên này đi lao động không trình báo cho địa phương, địa phương cũng không có xác nhận giấy tờ gì nên không hay biết. Cách đây vài ngày, cha anh Thành đến công an xã trình báo, công an xã mới biết sự việc. Công an xã đang thu thập thêm thông tin liên quan về đường dây đưa người đi lao động trái phép này để báo cáo về công an huyện.
Theo PLTP
Những vụ bắt cóc nổi tiếng ở Việt Nam, Kỳ cuối: Hai "cặp tình nhân" đột kích nhà nghỉ để... Trong vụ bắt cóc này, con tin được đối xử như thượng khách: Ở nhà nghỉ, sắm quần áo mới, ngày ba bữa cơm và một bao thuốc lá. Đặc biệt, con tin không bị hành hạ dù chỉ là một lời nói nặng... Kỹ sư mất tích Trưa ngày 2-10-2010, sau khi ăn cơm, anh Lưu Văn Vương, kỹ sư thi công...