Cầm đồ, đòi nợ thuê bủa vây khắp TP HCM
Hình thức đòi nợ thuê đang biến tướng, có dấu hiệu cấu kết băng nhóm xã hội đen nên TP HCM đang đề xuất cấm hoạt động, nhưng thực tế hiện nay hoạt động cầm đồ, đòi nợ thuê đang nở rộ, bủa vây hang cùng ngõ hẻm TP HCM.
Phó chủ tịch thường trực UBND TP HCM Lê Thanh Liêm đã kiến nghị đưa loại hình hoạt động đòi nợ thuê vào danh mục ngành nghề cấm kinh doanh.
Động thái này được thành phố đưa ra do dịch vụ đòi nợ thuê đang biến tướng, có dấu hiệu cấu kết băng nhóm gây nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Các công ty này thường sử dụng chiêu trò, đe dọa mang tính chất xã hội đen; trấn áp, khủng bố tinh thần gây hoang mang cho con nợ.
Chính quyền thành phố khẳng định “vay nợ” là quan hệ dân sự, hoặc hợp đồng kinh tế. Khi có tranh chấp, các bên tham gia thỏa thuận hoặc khởi kiện để tòa án giải quyết. Nhà nước còn có đầy đủ hệ thống pháp luật, cơ quan bảo vệ và thực thi pháp luật như tòa án, VKS, thi hành án… nên không cần có thêm loại hình đòi nợ thuê.
Hàng loạt tiệm cầm đồ mọc lên như nấm, san sát nhau.
Nếu không thể cấm, thành phố đề nghị trung ương ban hành các quy định bắt buộc để siết chặt hoạt động đòi nợ thuê như: quy định về đồng phục, số lượng nhân viên tối đa mỗi lần đòi nợ… để tránh tụ tập băng nhóm gây mất an ninh trật tự.
Song hành cùng hoạt động đòi nợ thuê là hoạt động cầm đồ. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu cấm đòi nợ thuê thì đầu tiên phải cấm hoạt động cầm đồ trái phép. Đây là nguồn cơn của những vụ khủng bố, đòi nợ, đánh thậm chí là giết con nợ gây hoang mang, bức xúc dư luận xã hội.
Dạo quanh một vòng trên địa bàn huyện Hóc Môn, PV ghi nhận các tiệm cầm đồ tập trung nhiều ở đường Phan Văn Hớn, xã Xuân Thới Thượng. Tại đây, có đến hàng dãy cửa hàng cầm đồ trải dài nằm san sát nhau.
Các tiệm cầm đồ này sẵn sàng tiếp nhận bất cứ mặt hàng có giá trị, từ xe máy, ôtô, sổ đỏ, điện thoại, máy tính… ngay cả CMND, thẻ sinh viên, nhằm thu lại lợi nhuận cho chính mình.
Các tiệm cầm đồ thu lợi nhuận khủng từ việc cầm cố tài sản.
Theo quy định, lãi suất cho vay theo hình thức cầm đồ không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, nhưng hiện nay hầu như 100% các cơ sở cầm đồ đều vi phạm mức lãi suất này.
Hiện nay, các hiệu cầm đồ đều công khai quảng cáo mức lãi suất 1.000-2.500 đồng/1 triệu /ngày (7,5%/tháng), nhưng trên thực tế mức lãi suất cho vay có thể lên đến 5.000 đồng/1 triệu/ngày.
Trong khi đó, theo Điều 468, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định lãi suất cho vay theo hình thức cầm đồ không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Tại Nghị định 02/CP năm 1995 và Thông tư liên bộ 02TT/LB hướng dẫn Nghị định 02/CP quy định lãi suất cầm đồ và phí cầm đồ tối đa không quá 4,2% tháng, tính trên số tiền được vay của mỗi lần cầm đồ. Trường hợp nếu bên cầm đồ muốn vay nóng ngắn hạn (dưới 15 ngày) lãi suất và phí cầm đồ cao nhất không quá 0,3%/ngày.
Video đang HOT
Anh Hoàng Trung Thông (ngụ quận Tân Bình, TP HCM) cho biết: “Đa phần các chủ tiệm cầm đồ đều là giang hồ máu mặt, nếu không thì họ cũng thuê những đối tượng giang hồ để dùng cho dịch vụ đòi nợ. Ngày nào đọc báo, tại TP HCM cũng đầy những vụ giang hồ đòi nợ, khủng bố tinh thần.
Hơn nữa, dịch vụ cầm đồ còn là nơi các đối tượng cướp giật, trộm cắp tìm đến để tiêu thụ tài sản và phát sinh nhiều hệ lụy. Theo tôi nên cấm cả dịch vụ đòi nợ thuê và cầm đồ.”
Dưới đây là một số hình ảnh tiệm cầm đồ bủa vây TP HCM:
Nhiều tiệm cầm đồ sử dụng chiêu trò hạ lãi suất nhằm thu hút khách hàng.
Một tiệm cầm đồ quy mô lớn trên đường Trương Nữ Vương, quận Gò Vấp.
Tiệm cầm đồ trên đường Tô Ký, quận 12.
Nhiều tiệm cầm đồ mở cửa phục vụ khách hàng 24/24h.
Đa số các tiệm cầm đồ đều nằm trên các con đường lớn.
Ô tô, xe máy, máy tính là những tài sản mà các tiệm cầm đồ ưa chuộng.
Tố Nhã
Vì sao không cần có chế tài riêng cho thầy cô?
Nhiều bạn đọc đưa ra nhiều lý do cả lý lẫn tình để cho thấy dự thảo nêu xử phạt thầy cô về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm học sinh là không cần thiết.
Trong tuần qua, nhiều vấn đề kinh tế-xã hội nóng hổi không chỉ trong nước mà cả quốc tế đã diễn ra.
Đã có chế tài cho hành vi xúc phạm người khác
Dự thảo nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục đưa ra mức phạt đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhà giáo và cả người học. Trong đó, nếu ép học thêm, nhục mạ GV-HS thì có thể bị phạt hàng chục triệu. Bài viết "Xử phạt giáo viên: Quan hệ thầy trò sẽ ra sao?" đặt ra một câu hỏi nhức nhối về một vấn đề tưởng chừng không có gì để bàn cãi.
Nhiều bạn đọc cho rằng cái uy của người thầy đang ngày càng giảm sút. Bạn Lương Thanh Hùng góp ý: "Những quy định này phần nào gây khó cho giáo viên. Học sinh bây giờ giống như con ông trời, đụng vào là giáo viên chết trước".
Bạn đọc Hoàng Quân phân tích: "Quan hệ thầy-trò không giống như những quan hệ khác nên việc áp dụng hình thức xử phạt bằng tiền là không ổn. Mong rằng ngành giáo dục sẽ chấn chỉnh đạo đức nghề giáo bằng những quy chế của ngành, không cần thiết phải dùng đến chế tài xử phạt bằng tiền. Về phía trò cần biết tôn sư trọng đạo; về phía thầy phải có cách ứng xử phù hợp, các kiểu hành xử như đánh trò không còn phù hợp nữa".
Bạn đọc Quý Anh đặt câu hỏi: "Nếu một giáo viên bị xử phạt thì hình ảnh của họ trong mắt học trò sẽ ra sao? Làm sao họ có thể đứng lớp để dạy học sinh được nữa? Ông bà ta thường nói "làm gì thì làm, đừng để mất mặt người ta". Đạo đức nghề giáo phải được giám sát bằng những nội quy của ngành chứ không thể bằng kiểu xử phạt hành chính như thế này".
Cụ thể hơn, bạn đọc Khải Ninh chỉ ra: "Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác đã có chế tài trong Nghị định 167/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội... rồi, không cần thiết phải quy định riêng cho ngành giáo dục nữa. Mức phạt cho hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác là chỉ từ 100.000 đến 300.000 đồng, trong khi mức phạt cao nhất cho hành vi tương tự ở dự thảo xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục lên đến 20 triệu đồng. Nếu có chế tài riêng cho lĩnh vực giáo dục về hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm sẽ làm rối thêm tình hình".
Những bài báo thu hút sự quan tâm bình luận của bạn đọc trong tuần qua.
Bất an với đòi nợ thuê
"Bảo vệ dân trước nạn đòi nợ thuê ở TP.HCM"; "Dịch vụ đòi nợ thuê đang biến tướng tại TP.HCM"... là những bài viết làm nóng dư luận.Dịch vụ này đang phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, gây mất an toàn, trật tự xã hội. Siết chặt quản lý là vấn đề bắt buộc.
Bạn TrungCang cho rằng: "Cái gốc là làm sao để người dân, doanh nghiệp dễ tiếp cận nguồn vốn vay hợp pháp từ ngân hàng. Như vậy vay nặng lãi, tín dụng đen không còn đất sống. Người vay có khả năng chi trả nợ thì cần gì phải đòi".
Tuy nhiên, có nhiều bạn đọc cho rằng cần đặt ngược vấn đề. "Trong các mối quan hệ làm ăn, việc doanh nghiệp này nợ xấu doanh nghiệp kia là khó tránh. Đôi khi không mượn tới lực lượng đòi nợ thuê là không xong. Vấn đề là phải quản lý để dịch vụ này không biến tướng thành xã hội đen, khủng bố con nợ" - bạn Quốc An góp ý.
"Đòi nợ phải mạnh tay nhưng cái cần hơn là phải hợp pháp" là quan điểm của bạn đọc KenTa.
Chấm dứt việc đòi giấy sao y vô tội vạ
Tuyến bài viết về tình trạng lạm dụng sao y: "Cán bộ phường mỏi tay ký sao y", "Nộp hồ sơ trực tiếp, không cần sao y!", "Hở chút đòi sao y: Phạt bạc triệu"... nhận được sự đồng tình của đông đảo bạn đọc.
Theo chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính, người dân khi nộp hồ sơ trực tiếp không nhất thiết phải đóng dấu sao y bản phôtô. Thế nhưng nhiều nơi vẫn đưa ra đòi hỏi này một cách phi lý gây phiền cho các bên. Nhiều bạn đọc đồng tình với tuyến bài khi cho rằng cần phải có chế tài đối với những cá nhân, đơn vị nơi đòi hỏi phải nộp bản sao y vô lý.
Bạn đọc VH bức xúc: "Đã nói cải cách hành chính thì phải cải cách từ nhận thức của cán bộ. Nhận thức ở đây là không làm phiền dân và phải nhất quán trong cách hiểu. Nơi nào cũng phải áp dụng đồng bộ".
Bạn Hoàng Duy cho rằng: "Quy định đã có nhưng nhiều đơn vị hành chính luôn yêu cầu theo ý của họ, không đáp ứng thì họ không nhận hồ sơ nên người dân bắt buộc phải thực hiện thôi. Việc tuy nhỏ nhưng nếu không quán triệt thì sẽ còn mất thời gian và tiền bạc của dân nữa".
Cơn ác mộng Palu
Tuần qua, thảm họa kép động đất, sóng thần xảy ra ở Indonesia vào ngày 28-9 đã khiến cả thế giới chao đảo trong sửng sốt và đau đớn.
Tính đến nay, hơn 1.400 người được xác định đã chết trong thảm họa sóng thần, động đất ở miền Trung đảo Sulawesi, Indonesia và còn tiếp tục gia tăng nhanh. "Thật kinh hoàng!" là điều mà nhiều bạn đọc phải thốt lên khi nhìn cảnh đổ nát của thành phố Palu. " Palu: Lang thang giữa đổ nát tìm cái ăn"; "Indonesia đào hố chôn tập thể 300 nạn nhân động đất-sóng thần"... là những bài gây nhiều xúc cảm cho bạn đọc.
- "Thật quá đau lòng. Mong có nhiều sự trợ giúp về tài chính, y tế từ các nước để họ vượt qua biến cố này" - NguyenPhuong.
- "Quá nhiều yếu tố bất ngờ và bất khả kháng khiến Palu chìm trong thảm họa. Mong người dân Palu cố gắng cầm cự, hãy cố lên các bạn" - Quy Thanh.
- "Cơn ác mộng này rồi sẽ qua, xin hãy mạnh mẽ lên!" - Vĩnh Tiến.
LÊ HUY tổng hợp
Theo PLO
Cấm dịch vụ đòi nợ thuê, được không?: Quan điểm của TP.HCM là cấm ! Điều này được ông Võ Văn Hoan, Chánh văn phòng UBND TP, nhấn mạnh tại buổi họp báo hôm qua về tình hình kinh tế, xã hội TP.HCM 9 tháng đầu năm 2018. Cảnh sát hình sự trấn áp một nghi phạm đe dọa chặt chân con nợ để đòi nợ ẢNH: ĐỨC TIẾN Theo ông Võ Văn Hoan, tại TP đang có...