‘Cầm cự’ qua ngày cuối tháng với loạt món ăn tiết kiệm mà vẫn đưa cơm cực mạnh
Cuối tháng thường là thời điểm các bạn sinh viên, nhân viên văn phòng gặp phải tình trạng “cháy túi”. Ví tiền eo hẹp, làm sao để vẫn được ăn đủ chất, ngon miệng?
Cuối tháng thường là thời điểm các bạn sinh viên, nhân viên văn phòng gặp phải tình trạng “cháy túi”. Ví tiền eo hẹp, làm sao để vẫn được ăn đủ chất, ngon miệng? Tham khảo ngay loạt món ăn tiết kiệm, dễ làm mà ngon miệng này cho những ngày tiền chưa về túi nhé!
1. Bì heo trộn lạc:
Nguyên liệu:
- 300 g bì heo
- 250g lạc
- Gừng, tỏi, hồi, hạt tiêu, rau mùi
- Nước tương, dấm, ớt, dầu mè, đường, muối, mè trắng.
Cách làm:
Bước 1: Bì heo rửa sạch, luộc chín trong nồi nước sôi.
Bước 2: Lấy bì heo ra, loại bỏ các sợi lông còn sót lại. Cạo sạch phần bề mặt bên trong của bì heo.
Bước 3: Cho gừng, hành lá, hồi và hạt tiêu vào nồi và bỏ bì heo vào hầm chín mềm. Bạn có thể thêm một chút tương đen để bì heo có màu sẫm hơn.
Bước 4: Trong khi chờ bì heo mềm, ngâm lạc vào nước ấm. Sau đó thêm hạt tiêu, hồi, ớt, muối và một chút đường. Nấu trên lửa nhỏ cho đến khi đậu nở mềm.
Bước 5: Lấy bì heo ra, cắt thành miếng nhỏ dài. Bạn nên cắt xéo một tí để bì heo không bị cuộn lại quá. Cho bì heo và lạc vào tô, rắc thêm muối, đường, hành lá băm nhỏ vào.
2. Đậu phụ sốt chua ngọt:
Nguyên liệu:
- 300g đậu phụ (khoảng 4 bìa đậu phụ nhỏ)
- 120ml dầu ăn để chiên
- 1 củ tỏi, băm nhỏ; 1 muỗng cà phê gừng băm nhỏ; hành lá thái nhỏ, để riêng phần thân trắng và phần lá xanh
Video đang HOT
- Sốt chua ngọt: 2 muỗng canh sốt cà chua; 6 muỗng canh nước; muỗng canh bột ngô; muỗng canh đường; muỗng canh nước tương; muỗng canh dấm
Cách làm:
- Trộn các nguyên liệu làm sốt chua ngọt với nhau trong một bát. Cắt đậu thành các miếng vuông nhỏ. Cho dầu ăn vào trong một chảo, đun nóng rồi cho đậu vào chiên chín vàng các mặt rồi vớt ra.
- Bỏ bớt dầu ăn, chỉ để khoảng 1 muỗng canh dầu trong chảo, sau đó cho tỏi, phần hành lá trắng; gừng vào xào thơm. Sau đó đổ hỗn hợp làm sốt chua ngọt vào, đun sôi.
- Cho đậu phụ trở lại chảo, đun nhỏ lửa cho đến khi nước sốt ngấm đều vào đậu. Rắc hành lá lên, cho đậu phụ sốt chua ngọt ra đĩa rồi ăn cùng cơm nóng.
3. Ức gà chiên mắm:
Nguyên liệu:
- Ức gà: 300g
- Bột ngô: 1 muỗng canh
- Ớt bột: 2 muỗng cà phê
- Gia vị: nước mắm, đường, giấm, muối,…
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế ức gà
Ức gà mua về bạn nên ngâm với nước muối pha loãng khoảng7 – 10 phút, dùng tay mát xa nhẹ nhàng để thịt gà sạch chất bẩn.
Sau đó rửa sạch ức gà lại với nước sạch và để ráo.
Chờ cho thịt gà ráo nước thì cho thịt gà ra đĩa, ướp vào đó 1 muỗng canh muối và 1 muỗng canh giấm ăn.
Dùng tay thoa đều muối và giấm lên khắp mặt thịt, rồi để yên khoảng 10 – 15 phút cho thịt gà thấm vị.
Bước 2: Chiên ức gà
Bắc chảo lên bếp và cho vào chảo1 chén dầu ăn, rồi tiến hành đun nóng.
Dầu ăn nóng lên thì bạn cho ức gà đã ướp gia vị vào chảo và chiên ở lửa vừađể ức gà chín đều và đẹp mắt nhé.
Tiếp tục chiên cho đến khi gà vàng đều 2 mặt là được. Có thể đậy nắp trong khi chiên để không bị bắn dầu.
Bước 3: Làm nước sốt
Bắc chảo lên bếp, cho vào chảo 1 muỗng cà phê dầu ăn rồi đun nóng. Sau đó cho vào chảo 3 muỗng canh nước mắm, 3 muỗng canh giấm rồikhuấy đều.
Cho thêm bột ngô đã pha loãng với 1 muỗng cà phê nước lọc. Tiếp tục đun cho đến khi hỗn hợp sệt lại là được.
Nguyên liêu:
- 3 – 4 qua trưng gà
- 200 gram giò sông
- It nâm hương, môc nhi, cà rôt, hành lá
- It gia vị, hạt điêu
Cách làm:
Bươc 1: Hanh lá, cà rôt thái nhỏ, nâm hương, môc nhi băm nhỏ sau đo trôn đêu lên vơi hạt tiêu, gia vị, giò sông.
Bươc 2: Trứng tách riêng lòng đỏ lòng trắng rồi cho gia vị, hạt tiêu, đánh tan lên rồi rán cho chín.
Bước 3: Trải lòng đỏ ra mâm rồi phết lớp hỗn hợp giò vừa trộn sau đó cho lòng trắng trứng lên rồi cho tiếp lớp giò.
Bước 4: Cuộn tròn hỗn hợp lại sau đó bọc giấy nên bên ngoài và buộc dây lại cho chặt.
Bước 5: Đem hấp trong khoảng 15 – 17 phút rồi bóc lớp giấy nến, cắt lát mỏng là xong.
5. Đậu hũ sốt trứng cà chua:
Nguyên liệu:
- Đậu hũ
- Trứng gà
- Cà chua
- Gia vị
Cách làm:
- Khi cà chua đã chín mềm thì bạn cho đậu hũ trắng cắt miếng vuông vào, tiến hành tim đậu hũ với cà ở lửa nhỏ trong khoảng 10 phút. Nêm nếm 1 muỗng cà phê đường trắng, 1 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh tương ớt và 1 muỗng canh tương cà cho vừa ăn.
- Sau đó, bạn đổ một chén nước vào, tiếp tục đun với ngọn lửa nhỏ. Đập trứng gà vào một chiếc bát sạch, đánh tan trứng gà rồi đổ vào chảo đậu hũ cà chua, khuấy nhẹ để tạo vân trứng và tránh làm nát đậu hũ, đun thêm khoảng 5 phút nữa rồi tắt bếp.
- Cuối cùng, bạn chỉ cần cho đậu hũ sốt trứng cà chua ra đĩa hoặc bát tô, rắc một ít hành lá cắt khúc lên trên là có thể thưởng thức được rồi.
Muốn lạc rang muối giòn tan, thơm phức, chỉ cần vài giọt này
Hóa ra, một vài giọt nguyên liệu quen thuộc trong nhà cũng khiến món lạc rang muối giòn hơn và để được lâu.
Lạc rang muối là một món ăn dân dã nhưng lại được lòng nhiều người vì hương vị đậm đà, thơm thơm, bùi bùi lại giòn tan. Điều đặc biệt, lạc rang muối ăn rất trôi cơm nên chị em hay chế biến món này, bảo quản trong lọ thủy tinh cả tuần để ăn dần.
Tuy nhiên, nhiều người rang lạc đều thắc mắc vì sao chỉ được giòn trong thời gian vài tiếng sau đó lạc bị ỉu, kém ngon. Đầu bếp đã chỉ ra rằng, mọi người chỉ cho lạc vào rang với dầu rồi thêm muối mà bỏ qua một nguyên liệu hầu như nhà nào cũng có, đó chính là rượu trắng.
Tuy nhiên rang lạc như thế nào, thêm rượu ra sao, chị em có thể tham khảo cách làm cụ thể dưới đây:
Lạc mua về đem nhặt bỏ những hạt xấu, lép rồi cho lạc vào ngâm trong bát nước sạch khoảng 20 phút. Trong quá trình ngâm, dùng tay chà xát nhiều lần để làm sạch các tạp chất trên bề mặt hạt lạc.
Sau khi ngâm khoảng 20 phút, độ ẩm trong hạt lạc đã được bổ sung hoàn hảo. Điều này giúp trong quá trình rang nhiệt độ sẽ làm nóng hạt lạc nhanh và đều hơn, món ăn cũng nhờ thế mà giòn hơn. Sau đó để ráo lạc hoặc dùng khăn giấy thấm khô.
Cho dầu ăn vào chảo rồi thêm lạc luôn. Không nên đun nóng dầu ăn trước rồi mới cho lạc làm lạc nhanh bị cháy. Rang lạc ở lửa nhỏ và rang đều tay.
Rang cho đến khi lạc có màu cánh gián, giòn ngon là đã chín rồi. Lúc này tắt bếp, nhưng không cho lạc ra ngay, hãy thêm 1 thìa rượu trắng vào, đảo đều thêm 2 phút để lạc không bị cháy do chảo vẫn còn nóng. Sau 2 phút, rượu cũng đã bốc hơi hoàn toàn, cho lạc ra đĩa. Việc thêm rượu có thể giúp lạc ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn, khiến nó giòn và để được lâu và thơm hơn.
Lúc này, rắc chút muối tinh hoặc bột canh lên lạc, trộn đều. Các hạt muối tinh hoặc bột canh sẽ bám đều vào lạc rất đậm đà, hấp dẫn.
Khi lạc nguội hoàn toàn, cất lạc vào lọ thủy tinh rồi dùng dần.
3 món muối chua cực ngon chưa đến 10 nghìn đồng, ai ăn cũng thích Mách chị em cách làm 3 món muối - ngâm chua nổi tiếng dễ làm, ăn cực đưa cơm. 1. Món dưa giá đỗ Chuẩn bị - 1/2 kg giá - 1 củ cà rốt nhỏ - 4 cây hành lá - 1 nhánh gừng bằng ngón tay cái - Gia vị: 1 muỗng muối, 1 muỗng đường (muỗng ăn cơm lớn) 1...