Cám: Cú “lật ngược” cổ tích đầy mạo hiểm!
Cám không chỉ giữ được tinh thần của truyện cổ tích mà còn mang đến một trải nghiệm điện ảnh đầy bất ngờ và thú vị cho người xem.
Tối ngày 17/9 vừa qua, bộ phim điện ảnh Cám đã chính thức ra mắt khán giả, đánh dấu một bước đột phá táo bạo trong việc chuyển thể truyện cổ tích Việt Nam lên màn ảnh rộng. Với khán giả Việt Nam, có lẽ ai cũng nằm lòng câu chuyện cổ tích về Tấm Cám.
Truyện kể về cô gái mồ côi Tấm sống cùng cha và mẹ kế. Tấm bị mẹ kế và em gái cùng cha khác mẹ tên Cám ngược đãi. Nhờ sự giúp đỡ của Bụt, Tấm vượt qua nhiều khó khăn, được vua chọn làm vợ. Tuy nhiên, Cám ghen tị, lập mưu giết Tấm. Tấm nhiều lần bị hại chết nhưng luôn được tái sinh dưới nhiều hình dạng khác nhau và cuối cùng trở về với vua, trong khi Cám phải chịu trừng phạt.
Dưới bàn tay tài hoa của đạo diễn Trần Hữu Tấn, câu chuyện quen thuộc này đã được “lật ngược” một cách bất ngờ. Việc chuyển thể một truyện cổ tích nổi tiếng như Tấm Cám luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Khán giả đã quá quen thuộc với cốt truyện và các nhân vật, do đó bất kỳ sự thay đổi nào cũng dễ gây tranh cãi.
Cám lấy cảm hứng từ câu chuyện cổ tích Tấm Cám của Việt Nam. Mọi thứ bắt đầu từ hàng nghìn năm trước khi một gia tộc đã giao kèo với Bạch Lão (NSƯT Hạnh Thúy) để lấy sự giàu sang cho dòng họ và cả ngôi làng. Đổi lại, họ phải hiến tế trinh nữ cho con ác quỷ luyện thuật trường sinh mỗi 10 năm. Đến đời của Hai Hoàng (Quốc Cường) thì sinh ra đứa con út Cám (Lâm Thanh Mỹ) bị dị dạng gương mặt. Cô bé bị cả cha lẫn mẹ ( Thúy Diễm) đối xử tệ bạc. Chỉ có người chị cùng cha khác mẹ Tấm ( Rima Thanh Vy) là yêu thương Cám. Biến cố ập đến khi đến ngày hiến tế mà gia tộc không còn con gái khiến Hai Hoàng buộc phải hy sinh Cám.
Bối cảnh của phim được đánh giá cao với những khung cảnh đẹp mê hồn của miền quê Việt Nam, nhưng đồng thời cũng mang đến cảm giác u ám, ma mị. Diễn xuất của dàn diễn viên, đặc biệt là nữ chính trong vai Cám, được khen ngợi vì đã thể hiện được sự phức tạp trong tâm lý nhân vật.
Đạo diễn Trần Hữu Tấn đã mạnh dạn “lật ngược” nhiều tình tiết quan trọng, tạo nên một góc nhìn hoàn toàn mới mẻ về câu chuyện cổ tích này. Bước đi mạo hiểm này ban đầu gặp phải nhiều hoài nghi và lo ngại. Nhiều người cho rằng việc thay đổi quá nhiều sẽ làm mất đi bản sắc của câu chuyện gốc. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng đã chứng minh rằng sự táo bạo của ekip làm phim là hoàn toàn xứng đáng. Cám không chỉ giữ được tinh thần của truyện cổ tích mà còn mang đến một trải nghiệm điện ảnh đầy bất ngờ và thú vị cho người xem.
Ông Bụt từ vị tiên hiền từ trong cổ tích đến kẻ phản diện chính trong phim điện ảnh. Trong truyện cổ tích, Ông Bụt là nhân vật quyền phép, luôn xuất hiện để giúp đỡ Tấm trong những lúc khó khăn nhất. Tuy nhiên, trong phim Cám, nhân vật này được lật ngược hoàn toàn. Sự thay đổi này tạo nên một bước ngoặt lớn trong cốt truyện. Thay vì là người bảo vệ, Ông Bụt trở thành nhân vật phản diện chính, âm thầm đẩy Cám vào con đường trả thù đẫm máu. Điều này không chỉ tạo nên sự bất ngờ cho khán giả mà còn đặt ra những câu hỏi về “thân thế” thực sự của nhân vật này.
Video đang HOT
Trong nguyên tác cổ tích, dì ghẻ luôn chiều chuộng Cám và ghét bỏ Tấm. Tuy nhiên, Cám đã đảo ngược hoàn toàn mối quan hệ này. Trong phim, cha mẹ lại tỏ ra lạnh nhạt và thậm chí ghét bỏ Cám, con ruột của mình, trong khi lại yêu thương Tấm. Sự thay đổi này không chỉ tạo nên xung đột mới mà còn đào sâu vào tâm lý nhân vật. Khán giả được chứng kiến nỗi đau và sự tổn thương của Cám khi bị chính cha mẹ ruột ghét bỏ, từ đó hiểu được động cơ đằng sau hành động của cô. Tuy nhiên, đến cuối phim, một cú twist bất ngờ lại được đưa ra, làm thay đổi hoàn toàn cách nhìn của khán giả về mối quan hệ này.
Cảnh Tấm trở về quê hái cau giỗ mẹ và bị Cám hãm hại là một trong những tình tiết bi thương nhất trong truyện cổ tích. Tuy nhiên, trong phim Cám, cảnh này được đẩy lên thành cao trào kinh hoàng của câu chuyện. Thay vì chỉ đơn thuần là một cái bẫy, chuyến về quê trong phim trở thành một màn đối đầu đỉnh điểm giữa Cám và Tấm. Đạo diễn Trần Hữu Tấn đã khéo léo lồng ghép các yếu tố kinh dị và siêu nhiên vào cảnh này, tạo nên một trải nghiệm điện ảnh đầy ám ảnh và bất ngờ cho khán giả.
Trong truyện cổ tích, con cá bống là hiện thân của linh hồn Tấm, giúp đỡ và bảo vệ cô. Trong Cám, chi tiết này được biến tấu theo hướng kinh dị hơn nhiều. Con cá không còn đơn thuần là một linh vật bảo hộ mà trở thành một thực thể đáng sợ, mang trong mình những bí mật đen tối về quá khứ của cả Tấm và Cám. Các chi tiết như chiếc hài, quả thị,… vẫn được giữ nguyên tinh thần bản gốc nhưng với cách lí giải theo đúng mạch phim chắc chắn sẽ khiến khán giả đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Cám đã thành công trong việc tạo ra một tác phẩm vừa quen thuộc vừa mới lạ. Bằng cách lật ngược nhiều tình tiết quan trọng của truyện cổ tích Tấm Cám, đạo diễn Trần Hữu Tấn đã mang đến cho khán giả một góc nhìn hoàn toàn mới về câu chuyện quen thuộc này.
Mặc dù có những thay đổi táo bạo, nhưng Cám vẫn giữ được tinh thần cốt lõi của nguyên tác. Sự thành công của Cám không chỉ nằm ở cốt truyện gây bất ngờ mà còn ở cách thể hiện xuất sắc. Từ bối cảnh đẹp mắt đến diễn xuất ấn tượng của dàn diễn viên, mọi yếu tố đều góp phần tạo nên một tác phẩm hoàn chỉnh và đầy sức hút.
4 lý do nhất định phải xem phim Việt hot nhất hiện tại: Trang phục đẹp miễn chê, dàn cast hay miễn bàn
Đây là bom tấn đáng mong chờ nhất 2024 và hứa hẹn sẽ mang đến một làn gió mới cho điện ảnh Việt.
Trước ngày ra rạp, bộ phim kinh dị Cám đã tạo nên cơn sốt và nhận được sự mong đợi lớn từ khán giả trong nước bằng loạt hình ảnh đầy máu me, kinh dị. Đây được xem là định hướng khá liều lĩnh về chủ đề trong đa dạng các dòng phim ở thị trường. Bởi có hướng đi đột phá và mới lạ hơn nên Cám hứa hẹn sẽ mang đến một làn gió mới cho điện ảnh Việt sắp tới. Hãy cùng điểm qua 4 lý do khiến Cám là bộ phim đáng xem nhất trong tháng 9.
Đón cơn sốt "hắc thoại" bằng Tấm Cám kinh dị ngoài rạp
Những năm gần đây, xu hướng kể lại một tích kinh điển theo góc nhìn kinh dị đã là một xu hướng phổ biến. Tuy nhiên, đến gần đây, thế giới lại được dip chứng kiến một cơn sốt bạo diện rộng từ con game Black Myth: Wukong (Hắc Thoại: Ngộ Không) khi đánh thức một tượng đài phim ảnh gắn liền với tuổi thơ của hàng tỉ con người Châu Á. Suốt 3 tuần liền trò chơi nhập vai vẫn giữ sức nóng nhờ cốt truyện và đồ hoạ đậm tính điện ảnh cũng cho thấy cộng đồng giải trí thế giới nói chung và phim ảnh tại Việt Nam đang thích thú với các nội dung hắc thoại nhờ kết hợp yếu tố lạ mà quen.
Tấm và Cám lớn lên cùng nhau.
Có thể nói, điều này cũng đang là minh chức cho việc câu chuyện cổ tích Tấm Cám chuyển thể thành một phiên bản kinh dị điện ảnh ra mắt đúng thời điểm và nằm trong dòng chảy "hắc thoại" đang là xu hướng. Khi trong thế giới Tấm Cám kinh dị, chị Tấm - em Cám và các nhân vật trong trong làng được kể lại với những góc nhìn khác, những sự kiện mới nhưng vẫn dựa trên những chi tiết vốn dĩ vô cùng quen thuộc: cá bống, quả thị, trèo cau, thử hài, vàng anh, ăn mắm... giúp khán giả có hành trình trải nghiệm một dị bản trong tò mò lẫn gần gũi.
Phim kinh dị cổ trang thuần Việt
Với nhiều trang phục được nghiên cứu và sản xuất tỉ mỉ hiện lên khung hình điện ảnh nịnh mắt, khán giả Việt có thể xem đây là một dịp thưởng thức một bộ phim kinh dị cổ trang thuần Việt hiếm có trên màn ảnh rộng tháng 9 như một bức tranh dân gian sinh động với nhiều loại áo mũ đa tầng lớp. Song hành với phục trang, việc săn tìm bối cảnh phù hợp với câu chuyện phim
Mặt khác, gọi là phim cổ trang thuần Việt vì Cám lấy chất liệu từ đời sống lao động của người Việt. Mọi phân cảnh đều mang đậm văn hóa, bản sắc mà không nơi đâu có được: hội đình, thi thố, tế lễ, dâng hương, đánh đu, nuôi cá,...
Dàn diễn viên đầy thực lực
Với gương mặt hiền phúc hậu và giọng nói thanh thoát của Lâm Thanh Mỹ, khi Cám chuyển biến tăng cấp hắc hoá, khán giả càng ngạc nhiên với chất giọng ma mị. Trong khi đó Rima Thanh Vy lại là một nhân tố cho thấy nỗ lực thử nghiệm màu sắc mới trong vai Tấm hiền lành, cương quyết và dần thuyết phục người xem với đoạn bùng nổ cuối phim.
Ngoài ra, Hải Nam thể hiện chân mệnh Thái tử hợp với hình tượng cổ trang, không chỉ đóng khung trong hình tượng công tử bột quen mặt trong nhiều dự án. Cặp vợ chồng Hai Hoàng - Bà Kế của Quốc Cường và Thuý Diễm cũng đóng vai trò dẫn dắt người xem qua nhiều bất ngờ trong lần đầu tham gia một dự án thuộc thể loại kinh dị, cả hai đều có những phân đoạn gây rợn, khác xa vẻ đẹp xịn mịn của vợ chồng ông lý trưởng. Đặc biệt, nhân vật Bà kế của Thuý Diễm hiện lên một bà mẹ kế đỏng đảnh, duyên dáng nhưng cũng đầy nỗi niềm. Vòng bao trợ lực cho lớp diễn viên trẻ là những tên tuổi kỳ cựu là NSƯT Ngọc Hiệp, NSƯT Hạnh Thuý và Mai Thế Hiệp, bộ ba này là kiềng ba chân cho câu chuyện thế giới Tấm Cám sâu hơn.
Với nhiều điểm nổi bật, Cám đang là tựa phim xem được nhờ đầu tư chỉn chu yếu tố sáng tạo trên nền văn hoá Việt. Theo đuổi đề tài kinh dị cổ trang có yếu tố kỳ ảo, Cám là bước thử nghiệm thị trường tiếp theo của phim Việt cho những đề tài lạ, dựa vào niềm say mê các giá trị truyền thống và mong muốn mở ra những cơ hội diễn xuất cho thế hệ diễn viên trẻ trong tương lai.
Bạo lực đẫm máu dành cho khán giả trên 18
Chất kinh dị của phim cũng được thể hiện khác đi so với những thủ pháp hù hoạ giật gân thường thấy trước đây của đạo diễn Trần Hữu Tấn. Từ khoá được các khán giả đầu tiên của suất công chiếu phim Cám ngày 17.9 đề cập nhiều nhất là "rùng rợn", "bất ngờ".
Với tạo hình đặc biệt của Lâm Thanh Mỹ trong vai Cám chứng kiến một phép thử mới của đạo diễn kinh dị khi đưa vào phảng phất chất body horror, một hướng khai thác nỗi sợ, rợn người dựa trên yếu tố liên quan đến nỗi đau hay sự biến dạng thể xác. Cám luôn tự ti và đau lòng với diện mạo dị biệt của mình và cô cũng dùng gương mặt với phần mắt bị chảy xệ để thể hiện nỗi đau theo nhiều cấp độ trong suốt hành trình nhân vật.
Cám hiện đã mở bán vé và chính thức khởi chiếu toàn quốc từ ngày 20/9.
Phim cổ trang Việt hot nhất 2024 tung trailer gây sốc: Một cặp đôi nên duyên khiến netizen bất ngờ Trailer bộ phim đã vén màn bí mật về mối tình thanh xuân chớm nở của hai nhân vật vô cùng nổi tiếng trong truyện cổ tích Việt Nam. Ngày 9/9, phim điện ảnh Cám công bố poster và trailer chính thức cùng thời điểm ra mắt sớm hơn dự kiến từ 20/9/2024. Với nhãn T18 sau kiểm duyệt, Cám sẽ mang đến...