Cấm công an chia sẻ bài viết, hình ảnh trái thuần phong mỹ tục trên mạng xã hội?
Bộ Công an đang lấy ý kiến đề cập tới việc ứng xử của chiến sĩ công an trên mạng xã hội cho Dự thảo “Quy tắc ứng xử của Công an nhân dân”.
Bộ Công an cho biết, cơ quan này đã hoàn thành dự thảo “Thông tư ban hành Quy tắc ứng xử của Công an nhân dân”. Dự thảo Thông tư này gồm 3 Chương 17 Điều, quy định đối tượng áp dụng; nguyên tắc ứng xử; quy tắc ứng xử chung của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân; quy tắc ứng xử khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ; ứng xử trong nội bộ, trong quan hệ xã hội và với môi trường tự nhiên.
Theo dự thảo, đối tượng áp dụng là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, học viên các học viện, nhà trường, công nhân Công an (gọi chung là cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân).
Bộ Công an cho biết, dự thảo Thông tư quy định cụ thể nội dung ứng xử với nhân dân. Theo đó, đối với nhân dân, cán bộ công an phải kính trọng, lễ phép; gắn bó mật thiết với nhân dân; tận tình, trách nhiệm giải quyết công việc, yêu cầu chính đáng của nhân dân.
Video đang HOT
Dự thảo quy định lực lượng công an không được có hành vi, lời nói hạch sách, nhũng nhiễu, vô cảm trước yêu cầu hợp pháp của người dân (ảnh minh họa)
“Giao tiếp, làm việc với người dân bằng thái độ niềm nở, tận tình, trách nhiệm; xưng hô đúng mực, thái độ lịch sự, hòa nhã, khiêm tốn, cầu thị, lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp đúng đắn; ưu tiên giải quyết công việc với người già, yếu, người khuyết tật, đau ốm, phụ nữ mang thai.
Không được có hành vi, lời nói hạch sách, nhũng nhiễu, thái độ thờ ơ, vô cảm trước yêu cầu hợp pháp của người dân; không gây căng thẳng, bức xúc, dọa nạt người dân; không hẹn gặp người dân giải quyết công việc bên ngoài cơ quan và ngoài giờ làm việc”, dự thảo quy định ứng xử của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân với nhân dân.
Về nội dung ứng xử, giao tiếp qua điện thoại và sử dụng internet của lực lượng Công an nhân dân, dự thảo quy định: Khi giao tiếp qua điện thoại, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải xưng tên, chức danh, đơn vị công tác, nội dung trao đổi đầy đủ, rõ ràng; ngôn ngữ giao tiếp văn minh, lịch sự, ngắn gọn, dễ hiểu; không trao đổi nội dung bí mật qua điện thoại.
“Khi sử dụng internet, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân không được truy cập, lưu trữ, phát tán, bình luận, chia sẻ trên mạng xã hội các thông tin, tài liệu, bài viết, hình ảnh có nội dung trái với thuần phong, mỹ tục; trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của Bộ Công an; không giới thiệu, sử dụng tên, hình ảnh, phiên hiệu đơn vị Công an lên các trang mạng xã hội”, dự thảo quy định.
Theo Danviet
Một bác sĩ khám dịch vụ không được quá 35 người/ ngày
Bộ Y tế đề xuất, mỗi bác sĩ không được khám quá 35 người bệnh trong một ngày làm việc 8 tiếng.
Sắp tới, một bác sĩ khám dịch vụ không được quá 35/ngày.
Bộ Y tế vừa công bố Dự thảo về tổ chức hoạt động và giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu.
Theo đó, Dự thảo đề xuất, mỗi bác sĩ không được khám quá 35 người bệnh trong một ngày làm việc 8 tiếng; phòng điều trị không được kê quá 4 giường và đủ diện tích theo quy định; đảm bảo nhân lực và các trang thiết bị y tế kèm theo.
Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, hiện không có cách gì giám sát thời gian khám bệnh của bác sĩ theo đúng hướng dẫn tối thiểu là 10 phút/bệnh nhân. Do đó, với con số 35-50 bệnh nhân/ngày, mỗi bệnh nhân tối thiểu sẽ được bác sĩ hỏi bệnh, chẩn đoán, tư vấn trong 5 phút chứ không phải 1,2 phút.
Ngoài ra, Dự thảo cũng cho biết, các bệnh viện được tự quyết định mức giá khám chữa bệnh theo yêu cầu với các yếu tố cấu thành gồm: chi phí trực tiếp, tiền lương, chi phí quản lý, khấu hao, tích lũy mở rộng phát triển kỹ thuật... Riêng giá khám bệnh, ngày giường không được vượt quá mức giá tối đa do Bộ quy định.
Cụ thể, giá trần khám theo yêu cầu được áp dụng theo các mức sau: tại Hà Nội và TP HCM 200.000 đồng; tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ là 150.000 đồng và các tỉnh thành còn lại 100.000 đồng. Tương tự, giá ngày giường cũng dao động trong khoảng từ 300.000 đến 2,4 triệu đồng theo 3 nhóm địa phương trên và theo số giường bệnh trong một phòng.
Dự thảo cũng đề xuất, không để người bệnh nằm ghép, đảm bảo đủ số giường cho người không sử dụng phòng điều trị theo yêu cầu. Trường hợp bệnh viện đã kê thêm giường bệnh nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu cho người bệnh bảo hiểm y tế và luôn có từ trên 10% số giường bệnh phải nằm ghép 2, không được tổ chức các buồng bệnh theo yêu cầu tại các khoa điều trị hiện có.
Để giảm thời gian và lưu lượng người chờ khám bệnh tại khoa khám bệnh của các bệnh viện hiện có công suất sử dụng giường bệnh quá cao, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, mỗi bác sĩ khám bệnh không quá 35 người/ngày vào năm 2020.
Theo Danviet
Dự thảo mới về ô tô nhập khẩu: Đã "dễ thở" hơn Dự thảo mới của Bộ GTVT không còn yêu cầu bắt buộc doanh nghiệp phải nộp "Bản chính giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất cấp cho xe cơ giới thực tế nhập khẩu hoặc Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng". Sau quá trình lấy ý kiến góp ý, đến nay nhiều hiệp hội, doanh nghiệp liên quan đánh giá...