Cam chịu làm bồ nhí nuôi vợ và con tình nhân
Nhiều người thương bảo Hà ngốc nghếch, người khinh ghét ra mặt, vì bảo Hà con gái con đứa gì không có tí sĩ diện trơ chẽn, làm tình nhân với chồng người ta lúc người ta ốm đau bệnh tật.
Ảnh minh họa
Họ sống cùng một khu chung cư, người đàn ông đó sống tầng 21 cùng gia đình, Hà ở tầng 16. Lần đầu tiên Hà chuyển tới, đang loay hoay không biết làm sao bê được cái tivi vào thang máy thì người đàn ông đi tới, giúp Hà đưa chiếc tivi cồng kềnh vào trong thang máy, thang máy chỉ có hai người, họ trò chuyện xã giao vài câu. Hà giới thiệu cô mới chuyển đến đây, người đàn ông giới thiệu nhà anh ở tầng 21, sống cùng vợ và hai cô con gái sinh đôi.
Thang máy tới tầng 16, Hà định đưa chiếc tivi ra, thì người đàn ông đề nghị giúp, không những chỉ giúp đưa ra khỏi thang máy mà người đàn ông còn giúp mang vào tận tới trong nhà, nhìn mớ dây dợ ngổn ngang, người đàn ông đề nghị giúp Hà lắp đặt lại, “bán anh em xa mua láng giềng gần”, Hà thấy người đàn ông nhiệt tình chu đáo thì cũng vui vẻ đồng ý nhận sự giúp đỡ. Loáng một cái tivi đèn quạt được sắp đặt đâu vào đấy. Hà cảm ơn rối rít mời người đàn ông ngồi lại uống nước nhưng anh từ chối xin phép để khi khác.
Những ngày sau đó họ liên tục gặp nhau ở thang máy, có lúc Hà gặp cả gia đình, chị vợ trông có vẻ yếu mặt lúc nào cũng buồn, Hà chào nhưng chị ấy không bao giờ mở lời đáp lại, chỉ khẽ gật đầu, nhưng được hai cô con gái thì đáng yêu hết sức, hai cô bé sinh đôi, năm nay lên 5 tuổi, lúc nào cũng ríu ra ríu rít, hồi đầu được bố bảo chào cô Hà đi, chúng cũng chỉ lễ phép chào, mỗi lần gặp Hà đều lấy trong túi ra cho hai cô bé lúc thì cái kẹo, lúc thì cái móc chìa khóa, dần dần hai cô bé quấn quýt Hà lắm, thậm chí chúng còn thường xuyên xuống nhà Hà chơi.
Hà sống một mình, có hai đứa trẻ bi bô nô đùa bên cạnh cô cũng vui, lũ trẻ thích ở với Hà có khi bố xuống đón cũng không chịu về, đòi ở lại ăn cơm ngủ lại với cô Hà, chúng bảo về nhà mẹ suốt ngày cáu với mắng chúng sợ lắm. Hà tự nhiên tò mò không hiểu cuộc sống vợ chồng của người đàn ông đó và vợ như thế nào.
Dần dần Hà trở nên thiết với cả ba bố con, có lúc họ cùng nhau xuống sân chung cư nô đùa, nhìn họ nhiều người nhầm tưởng đó là một gia đình. Hà được biết chi vợ bị mắc bệnh tim, sức khỏe rất yếu, cũng không đi làm gì, không thích giao lưu tiếp xúc ai, chỉ quanh quẩn trong nhà, mọi việc chợ búa cơm nước ngoại giao bên ngoài chăm sóc con cái đều một tay anh chồng lo. Nhiều lúc nhìn cách người đàn ông đó lo lắng chăm sóc vợ con mà Hà cảm thấy ghen tị với người phụ nữ kia, chị ta ốm đau nhưng đổi lại có người chồng tuyệt vời hiếm có.
Video đang HOT
Rồi Hà và người đàn ông này kết bạn với nhau trên facebook, hai người thỉnh thoảng nói chuyện trao đổi những thông tin ngắn gọn của khu chung cư, chuyện của hai cô nhóc, rồi những lần nói chuyện cứ trở nên thân thiết dần, có lúc ho chat với nhau tới 3 giờ sáng về đủ thứ chuyện trên trời dưới đất. Hà được biết vợ chồng anh không ngủ cùng nhau, chị vợ ngủ một mình, anh ngủ cùng hai cô con gái.
Thế rồi chuyện gì đến cũng đến, Hà dần dần phát hiện ra mình đã yêu người đàn ông này lúc nào không hay, khi nhận ra điều đó cũng là lúc người đàn ông thú nhận với Hà thứ tình cảm đang nhen nhóm trong lòng anh mà không sao dập tắt được, hai người tự giằng xé nội tâm trong nhiều ngày, nhưng vào một buổi chiều cuối tuần, hay cô nhóc thì đi học vẽ chưa về, người đàn ông đó đã gõ cửa phòng Hà. Họ cuốn vào nhau, không thể nào dừng lại được, và thế là họ chính thức trở thành tình nhân của nhau.
Người đàn ông thú nhận nhiều năm nay vợ chồng anh không có quan hệ vợ chồng gì cả, vì bệnh tật nên thể trạng của chị vợ rất yếu, cộng với tâm lý lúc nào cũng cáu bẳn khiến anh không muốn tới gần.
Cũng vì thương vợ bị bệnh thương hai cô con gái nên anh cố gắng làm tốt nghĩa vụ của người chồng, không nỡ bỏ rơi chị lúc này. Nghe câu chuyện của anh, Hà càng thấy thương người đàn ông hơn, một mình anh phải đi làm cáng đáng nuôi cả gia đình thuốc men cho vợ. Hà ngỏ ý muốn phụ giúp nhưng lần nào anh cũng từ chối, thế nên cô đành tìm cách khéo léo giúp đỡ như lúc thì mua váy áo sữa cho hai cô nhóc, lúc thì Hà nhờ bạn mua thuốc bổ tim cho chị vợ rồi đưa cho người đàn ông cầm về, có lúc Hà lén lút bỏ tiền vào ví của người đàn ông, chẳng biết anh có biết hay không, nhưng cũng chẳng thấy anh nói gì.
Hà cũng thuộc dạng có nhan sắc, làm cho công ty nước ngoài, lương cũng vài chục triệu một tháng, với điều kiện của Hà chẳng khó để tìm cho mình một người đàn ông tốt hơn người đàn ông này gấp bội, thế mà Hà lại cứ yêu người đàn ông này một cách điên cuồng. Hà chẳng biết tại sao mình lại ngớ ngẩn như vậy nữa, nhưng Hà chỉ biết là cô rất thương anh, thương hai cô gái nhỏ, muốn ở bên chăm sóc họ, nhưng còn chị vợ ốm đau bệnh tật, Hà cũng không thể nào xúi người đàn ông bỏ vợ mình trong lúc như thế được, Hà cho rằng làm như thế là thất đức.
Hà cứ yêu cứ lặng lẽ hi sinh như vậy mà chưa một lần tỏ ra ghen tuông. Dần dần trong khu chung cư cũng lời ra tiếng vào đàm tiếu mối quan hệ của Hà và người đàn ông, chẳng biết chuyện có đến tai chị vợ hay không, nhưng dạo này mỗi khi gặp nhau ở thang máy chị Vợ đều nhìn Hà với ánh mắt sắc lạnh, Hà mở lời chào chị ta cũng không gật đầu nữa. Gương mặt người đàn ông lúc đó thật gượng gạo và tội nghiệp làm sao. Những lúc ở cạnh nhau, người đàn ông thường ôm Hà vào lòng xin lỗi, vì đã để Hà phải chịu thiệt thòi như vậy.
Hà chẳng nói gì cả, con đường Hà đi thì Hà tự chịu, ai bảo Hà yêu người ta quá. Phận tình nhân chẳng danh chẳng phận đáng lẽ được cung phụng vật chất để bù đắp tinh thần, thì đằng này Hà đi cung phụng lại cho gia đình anh ta. Bạn bè thân khuyên răn Hà nên chia tay, nhưng Hà vẫn cương quyết bảo vệ tình yêu của mình. Hà biết mình thiệt thòi, nhưng Hà không muốn từ bỏ, vì cô yêu người đàn ông ấy, yêu luôn cả cách mà anh quan tâm chăm sóc cho vợ con.
Hà thấy mình ngốc nghếch, nhưng Hà còn dự định sẽ sinh con với anh, rồi vẫn cứ sống với thân phận tình nhân như vậy cả đời. Tình nhân và vợ suy cho cùng chỉ khác nhau ở cái giấy đăng kí kết hôn. Hà thấy mình cũng không cần đến tờ giấy hôn thú đó làm gì, khi mà Hà có cả trái tim của người đàn ông đó rồi.
Theo Afamily
Chả lẽ lại ly hôn chỉ vì chồng mắc bệnh sĩ diện hão!
Anh đẹp trai, lịch lãm lại còn hào phóng và ưa sĩ diện. Thuở còn yêu chưa phải lo nghĩ nhiều, chị chẳng để ý đến hệ quả của việc anh luôn là người chịu chơi và chịu chi cho mọi cuộc tụ tập.
Chị chỉ thấy "mát mặt" với bạn bè, người thân và tự hào mỗi khi có ai đó "lác mắt" về anh. Nhưng sau hôn nhân, mọi chuyện lại hoàn toàn khác...
Đến khi cưới nhau rồi phải đối diện với gánh nặng cơm, áo, gạo, tiền chính cái tính ưa sĩ diện của anh lại khiến chị bao phen khốn đốn. Dù chị có nhẹ nhàng khuyên nhủ cho đến lí giải "rát cả họng", rồi càu nhàu hay thậm chí giận dỗi anh cứ ậm ừ cho qua chuyện rồi đâu lại vào đấy.
Chị chẳng hiểu nổi vì sao chồng mình lại ưa sĩ diện đến mức như thế, trong khi cuộc sống gia đình chị cũng chẳng khấm khá là bao. Cứ mỗi lần có ai đó rủ vợ chồng chị đi ra ngoài ăn sáng, uống cà phê hay đi ăn nhà hàng để đổi khẩu vị là y như rằng anh cứ dành trả tiền cho bằng được: "Có đáng bao nhiêu đâu, để tôi trả cho, hôm sau anh mời lại tôi", nhưng lần sau rồi sau nữa anh vẫn cứ thế. Theo lệ thành quen một số người "thấy bở đào mãi" cứ thích rủ rê anh đi để được hưởng của "chùa".
Chị có nói thì anh cứ xề xòa cho qua: "Tính toán làm gì, hôm sau người ta mời mình mà" nhưng chị thừa biết chắc với tính cách của anh chẳng bao giờ anh để người khác mời mình. Mà không lẽ trước mặt bạn bè chồng dành trả tiền mà vợ lại không chịu thì mất mặt quá, nên chị đành ngậm đắng nuốt cay.
Anh thích mua những món đồ đắt tiền từ quần áo, giày dép cho đến điện thoại di động. Anh thích diện đẹp để người khác nhìn vào mình phải "mắt tròn, mắt dẹt". Đôi khi phải ki cóp cả tháng mới mua nổi anh cũng cam lòng. Anh bảo: "Mình ăn uống ở nhà thế nào có ai biết đâu mà sợ, chứ đã ra ngoài là phải ăn mặc cho sang trọng như thế người ta mới nể mình". Chị chẳng biết có ai nể hay không chứ nhìn mâm cơm toàn những món đạm bạc chị đã nuốt không nổi rồi.
Chị cũng là người biết điều chứ không phải ki bo, kẹt xỉn gì nhưng cuộc sống mà cứ ưa sĩ diện như anh thì anh chị có làm ra bao nhiêu đi nữa cũng không thể dư dả nổi. Điều đó cũng khiến vợ chồng anh chị không ít lần "cơm không lành, canh chẳng ngọt".
Đó là chưa kể những lần thanh toán tiền ăn, tiền taxi hay mua một món đồ nào đó. Nếu còn dư vài chục ngàn trở xuống là anh bảo "khỏi thối mất công". Chị nói với anh là người ta kinh doanh người ta được hời nhiều lắm rồi, mình còn phải chắt chiu từng đồng mà anh làm thế khi nào mới khấm khá lên được. Rồi có những lần thuê xe đi đường xa, đi tới nơi với giá đã "cắt cổ", anh còn vui vẻ chìa thêm vài chục ngàn "bo" cho lái xe: "Anh cầm lấy ít mà uống nước". Trong khi đó vợ con anh có khi còn phải "nhịn ráo răng". Người ta vui vẻ vì nghĩ gặp được khách "sộp" hào phóng, còn chị thì mang nỗi ấm ức trong lòng. Nói thì anh cứ tỉnh bơ như không có chuyện gì vì anh ưa đẹp mặt lúc đó thôi mà.
Tệ hại hơn là khi có ai đó mượn tiền, nhà có tiền dư dả cho mượn lúc người ta gặp khó khăn thì chị cũng chẳng khó chịu làm gì. Đằng này, có những lúc nhà anh chị cũng chẳng còn tiền mà người ta hỏi mượn anh vẫn vui vẻ nhận lời rồi nháo nhào đi vay người khác để cho người ta mượn. Thậm chí có lần anh còn mượn cả tiền visa của bạn với lãi suất cao ngất ngưởng để cho người khác vay. Chị càu nhàu thì anh bảo: "Người ta khó khăn, người ta không biết mượn ai nữa mới phải nhờ vả vào mình". "Biết là người ta khó khăn thật nhưng nhà mình có dư dả đâu mà anh làm thế", chị gào lên, anh sợ hàng xóm nghe thấy lại xấu mặt nên vội vã xin lỗi rồi hứa hẹn không có lần sau. Người nào tử tế thì còn nghĩ cách xoay xở trả tiền cho anh, còn gặp phải anh nào "cù nhầy" thì chị lại phải đích thân đi đòi nợ chứ anh chẳng bao giờ đòi vì anh thấy "ngại ngại làm sao ấy". Chị thắc mắc: "Người ta mượn mình thì người ta phải ngại chứ hà cớ gì anh phải ngại chứ?" thì anh lại đuối lí gãi đầu gãi tai: "Biết thế nhưng anh vẫn thấy ngại". Chị bực mình lắm nhưng nghĩ mãi mà chẳng ra cách nào để dẹp cái tính ưa sĩ diện của chồng.
Cuộc sống mà cứ ưa sĩ diện như anh thì anh chị có làm ra bao nhiêu đi nữa cũng không thể dư dả nổi. Điều đó cũng khiến vợ chồng anh chị không ít lần "cơm không lành, canh chẳng ngọt". Chị nói đã với anh không biết bao nhiêu lần với đủ các thể loại thái độ, nhờ bố mẹ chồng can thiệp nhưng chẳng ăn thua. Dường như cái tính ưa sĩ diện đã ăn sâu vào máu của anh khiến chị chỉ biết thở dài ngao ngán.
Chuyện tưởng bé nhưng như những làn sóng ngầm cứ thấm vào cơ thể, vợ thì phải chắt bóp từng đồng, chồng lại hào phóng tung ra. Đến giờ chị cảm thấy mệt mỏi và thực sự muốn giải tán cuộc hôn nhân này nhưng chẳng lẽ ra tòa lại chỉ có mỗi lý do vì chồng mình mắc bệnh sỹ.
Theo Blogtamsu
Vợ của đại gia... cũng khóc! Tôi biết anh vẫn còn thương tôi và yêu các con nhiều lắm nhưng anh cũng không nỡ lòng ruồng bỏ cô gái kia. Sĩ diện của một người đàn ông gắn mác đại gia đã trói anh. Ngày nhận được tin tôi lấy chồng, nhỏ bạn thân thay vì nhắn tin chúc mừng đã chất vấn gay gắt: Sao còn trẻ mà...