Cám cảnh gia đình có con bị bệnh chủ trọ không cho ở
Chỉ vì sợ đứa con bị bệnh của gia đình bà Thành chết trong phòng trọ của mình, mà các chủ trọ đã không cho gia đình bất hạnh này thuê, khiến cuộc sống của cả gia đình bà Thành càng lâm vào bần cùng…
Đó là hoàn cảnh đáng thương của gia đình bà Võ Thị Thành (55 tuổi, trú tổ 2, phường Hoa Lư, TP.Pleiku, Gia Lai). Vừa lau người cho cô con gái bất hạnh Võ Thị Ngọc Phú (SN 1992) của mình, bà Thành vừa nhớ lại:
Vào ngày 23/2/2012, chị gái Phú đến trường THPT Phan Bội Châu (tại TP.Pleiku) chở Phú khi ấy là học sinh lớp 12 về. Khi hai chị em Phú đi đến ngã tư Hoàng Văn Thụ- Phan Đình Phùng thì bị một thanh niên tông thẳng vào giữa trục xe. Chị gái Phú và người gây tai nạn may mắn chỉ bị xây xát nhẹ, nhưng Phú lại bị chấn thương sọ não nặng, phải đi cấp cứu ở Bệnh viện Quân y 211 (TP.Pleiku), rồi được chuyển xuống Bệnh viện Đa khoa Quy Nhơn (Bình Định).
Cũng từ đây, ước mơ thi vào cánh cửa đại học của Phú bị đóng xầm lại. Phú phải điều trị 5 tháng ở Quy Nhơn, với nhiều lần phẫu thuật và mổ hai bên hộp sọ (một mảnh hiện đang được nuôi trong bụng Phú, một mảnh đã bị chết vì nhiễm trùng). Để có tiền thực hiện các ca phẫu thuật và chi phí thuốc thang cho Phú, với hi vọng con mình có thể khỏe mạnh trở lại, gia đình bà Thành sau khi chạy vạy vay nợ khắp nơi để có tiền chữa bệnh cho con nhưng nó cũng chỉ có hạn. Quá thương con và luôn ấp ủ hi vọng con mình sẽ lành bệnh, vợ chồng bà Thành đã đánh liều bán luôn căn nhà là chỗ nương thân của 5 vợ chồng con cái bà để lấy 150 triệu đồng chữa bệnh cho Phú.
Nhưng nhiều tháng trôi qua, số tiền chữa bệnh đã lên đến 250 triệu đồng mà bệnh tình của Phú vẫn không khá lên được, và kinh tế nhà bà cũng lâm vào cảnh suy kiệt. Không còn cách nào khác, gia đình bà Thành phải chấp nhận để Phú sống đời sống thực vật và mang con về Gia Lai để tự chăm sóc. Nhưng người tính không bằng trời tính, nỗi đau cứ đeo bám vào gia đình bà Thành khi nhà cửa không còn, gia đình bà bồng Phú đi khắp nơi để mong thuê được căn phòng cho 5 con người tá túc nhưng bất thành. Bởi khi nhìn thấy Phú, các chủ trọ đều lo sợ Phú sẽ chết ở phòng trọ của mình, khiến công việc kinh doanh phòng trọ bị xui xẻo nên tất cả họ đều từ chối: “Chúng tôi đã đi nhiều chỗ để mong tìm được một nơi tá túc, nhưng chỗ nào cũng lắc đầu không cho người sắp chết vào nhà”, bà Thành đau đớn nhớ lại.
Từ một thiếu nữ khỏe mạnh, Phú đã phải sống đời sống thực vật và khiến giađình phải lâm vào cảnh bần cùng
Không còn cách nào khác, gia đình bà Thành đành xin cho Phú nhập viện Đa khoa tỉnh Gia Lai. Tại đây, dù không tốn tiền điều trị, nhưng việc đi lại, chăm sóc và thuốc thang, thức ăn xay để bơm vào cơ thể của Phú cũng rất tốn kém. Trong khi cả gia đình bà đều trông mong vào gánh phở đêm bán ở vỉa hè của bà Thành, và những đồng thu nhập bấp bênh từ việc chạy xe ôm của chồng bà: “Hai vợ chồng tôi làm cả ngày lẫn đêm, thu nhập cũng chỉ được khoảng 200 nghìn đồng là nhiều, trong khi đó tiền chăm sóc cho Phú cũng tốn gần hết số tiền này….”, bà Thành kể.
Không chỉ tốn khá nhiều tiền để chăm sóc Phú, mà hàng tháng vợ chồng bà Thành còn phải chu cấp tiền cho người em song sinh với Phú và Võ Thị Ngọc Quý, hiện đang học Đại học ở Đà Nẵng, khiến cuộc sống của gia đình bà càng lâm vào cảnh bần cùng: “Chúng tôi đã có 1 đứa con phải chịu số phận bất hạnh rồi, nên không muốn thêm đứa nào không có tương lai nữa. Vì vậy, dù không có tiền nhưng chúng tôi cũng cố vay thêm anh em họ hàng để có tiền chu cấp cho Quý để nó có tiền đóng học”, bà Thành buồn nói.
Trước hoàn cảnh đáng thương trên của gia đình bà Thành, anh em họ hàng và bạn bè đã chung tay góp được một ít tiền và cho gia đình bà Thành mượn mảnh đất nhỏ để cất tạm căn nhà mái tôn chừng 40 m2 để họ ở tạm: “Tính đến bây giờ gia đình tôi đã nợ lên đến hơn 100 triệu đồng, tiền thuê nhà cũng không có nên mọi người thương cảm đã xây giúp cho căn nhà để chúng tôi đưa con về nhà nuôi, chứ không bây giờ thì gia đình chúng tôi chẳng biết làm sao”, bà Thành xúc động kể.
Nhưng do số nợ đến nay đã lên đến quá nhiều đối với gia đình bà, trong khi đó hàng tháng bà phải lo tiền thuốc thang cho Phú và tiền học cho Quý khiến cuộc sống của người đàn bà này càng bi đát hơn: “Chồng tôi cũng đã cao tuổi, thu nhập bấp bênh nên tất cả đều phụ thuộc vào gánh bún đêm của tôi. Quả thật tôi không biết mình còn gồng nỗi đến bao giờ nữa, có tháng làm ra cũng không đủ tiền thuốc và tiền học cho 2 chị em Phú, rồi tiền nợ nữa, vay rồi cũng phải trả cho người ta nhưng ở vào hoàn cảnh chúng tôi thì làm sao có mà trả chứ. Chúng tôi cũng không biết có nuôi nổi cái Quý đến ngày nó ra trường nữa không hay phải bỏ giữa chừng”, bà Thành sụt sùi nói.
Video đang HOT
Bà cũng cho biết, từ khi gây tai nạn cho con bà, gia đình nhà thanh niên kia cũng chỉ đền cho gia đình bà 40 triệu đồng để phụ giúp tiền chữa bệnh cho Phú với điều kiện phải bãi nại cho con họ. Và cũng từ đó đến nay, gia đình này cũng bặt vô âm tín, không một lời hỏi han gia đình bà Thành.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 828: Bà Võ Thị Thành, trú tổ 2, phường Hoa Lư, TP.Pleiku, Gia Lai.
2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
"Kình ngư"... một chân
Không nhà cửa, không đất đai, ruộng vườn, chỉ có một chiếc ghe nhỏ làm chỗ trú thân, hơn 30 năm qua, anh Hồ Tân (khu vực 1, phường Ngã Bảy, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang) luôn bám dưới lòng sông để mưu sinh.
Anh Hồ Tân trong một lần lặn dưới sông Ngã Bảy.
Anh là một "kình ngư" nức tiếng khắp vùng bởi, dù bị thương tật từ nhỏ, chỉ còn một chân, nhưng anh lại là tay thợ lặn "số 1". Bao năm qua, bất kể mưa nắng đêm ngày, anh đã không quản khó khăn để vớt tài sản cho hàng ngàn ghe, tàu bị nạn...
Anh Hồ Tân sinh năm 1960 (tại khu vực 1, phường Ngã Bảy, thị xã Ngã Bảy) trong một gia đình có đến 9 anh, chị em. Nhà nghèo, lại đông con nên khó khăn càng thêm chồng chất trong cuộc sống. Năm anh Tân lên 4 tuổi thì bất hạnh ập đến khi anh mắc phải căn bệnh sốt bại liệt quái ác. Cả nhà dù rất cố gắng để điều trị, nhưng cũng không thể giúp anh vượt qua cơn bạo bệnh. Sau lần đó, anh Tân bị liệt chân trái.
Đến năm khoảng 17-18 tuổi anh Tân bắt đầu biết bơi và lặn thành thạo. Cũng từ lúc đó, anh gắn bó với nghề thợ lặn, vớt tài sản cho các ghe, tàu bị nạn cho đến nay.
Anh Trần Hoàng Sáu - một người dân địa phương- kể lại: "Nghề thợ lặn rất nguy hiểm, những người bình thường khỏe mạnh, muốn làm nghề này đã khó, vậy mà anh Tân dù chỉ còn một chân, nhưng lại lặn rất giỏi. Đến nay anh đã lặn vớt tài sản cho hàng ngàn ghe, tàu không may bị nạn trên các tuyến sông và trở thành tay thợ lặn nổi tiếng khắp vùng".
Với một ống thở bằng nhựa ngậm trong miệng và một chiếc máy bơm nhỏ để trên ghe, anh Tân nhảy ùm xuống nước và có thể lặn sâu hàng giờ dưới đáy sông để làm công việc vớt tài sản của các ghe, tàu bị chìm.
Giờ đây, mỗi khi có ghe, tàu không may bị chìm, mọi người đều tìm đến anh Tân. Những lần như thế, anh được trả công năm, bảy chục ngàn đồng. "Có lần, một chiếc ghe bị chìm, tài sản đều mất hết, tui chỉ vớt lên được vài thứ lặt vặt. Nhìn chủ ghe ngồi khóc mà thấy xót, mình khổ một, người ta gặp nạn khổ đến mười. Nghĩ vậy, nên tui trở về không lấy tiền công" - anh Tân chia sẻ.
Do sống có tình, có nghĩa nên anh Tân được mọi người xung quanh thương mến. Hiện tại, anh Tân sống trên một chiếc ghe nhỏ cặp bờ sông Ngã Bảy. Biết anh nghèo khó, nên thỉnh thoảng họ biếu anh chút gạo hay gói thuốc lá...
Hiện tại, tất cả số tiền kiếm được từ nghề thợ lặn, ngoài việc lo thuốc thang cho mẹ già (đang sống ở khu vực 1, phường Ngã Bảy), tất cả còn lại anh Tân đều dành cho đứa con gái nhỏ đang học lớp 7 và sống cùng mẹ ở huyện Mỹ Tú, Sóc Trăng. Dù bị tật nguyền, nhưng anh Tân không đầu hàng số phận và sống bằng chính sức lao động của mình. Đó thật sự là một tấm gương vượt khó đáng để noi theo
Theo laodong
"Bố đi đâu mà mãi không về hả mẹ?" Khi mấy đứa con ngây thơ giương đôi mắt tròn xoe hỏi vậy, chị chỉ biết nín lặng, nuốt nước mắt vào trong lòng. Nhìn đứa con đầu bại não nằm một chỗ, trân trân nhìn lên mái nhà lòng chị như xát muối. 30 tuổi, chị Hợi đã trở thành người góa bụa, một mình nuôi 3 đứa con thơ dại, bệnh...