Cảm biến đeo theo dõi nồng độ oxy trong máu theo thời gian thực
Các nhà nghiên cứu tại Đại học California (Mỹ) đã phát triển một cảm biến đeo có khả năng lập biểu đồ mức độ oxy trong máu qua da theo thời gian thực.
Ảnh: INTERNET OF BUSINESS
Cách đo oxy trong máu “truyền thống” vốn dùng thiết bị kẹp ngón tay để theo dõi độ bão hòa oxy theo thời gian.
Yasser Khan, thành viên nhóm nghiên cứu, tốt nghiệp ngành kỹ thuật điện và khoa học máy tính, cho biết: “Đó là cách vừa phức tạp vừa hạn chế, chúng tôi muốn quá trình này diễn ra linh hoạt hơn, đem lại kết quả tốt hơn, và cùng nghiên cứu sáng tạo nên cảm biến đeo mới.”
Cảm biến này được chế tạo từ các thiết bị điện tử hữu cơ, có thể phát hiện mức độ oxy trong máu cục bộ, trên từng cơ quan nhất định.
Video đang HOT
Nó được in lên nhựa uốn cong để giúp điều chỉnh tương thích với các phần khác nhau của cơ thể, hỗ trợ lập biểu đồ oxy hóa và theo dõi mức oxy trong máu 24/7 cho bệnh nhân tiểu đường, bệnh nhân đường hô hấp và thậm chí bệnh nhân ngưng thở khi ngủ.
Nổi bật hơn cả là cảm biến còn hoạt động với đèn LED chiếu ánh sáng đỏ và hồng ngoại qua da. Tùy thuộc vào trạng thái oxy hóa trong máu, các tỉ lệ ánh sáng khác nhau sẽ được truyền qua da.
Điểm hạn chế duy nhất là ánh sáng sẽ không hoạt động tại các vùng dày của cơ thể, chẳng hạn như trán, cánh tay và chân, vì hầu như ánh sáng không thể đi qua được.
Để giải quyết vấn đề đó, nhóm nghiên cứu đã phát triển một cách để đo nồng độ oxy trong máu bằng cách sử dụng ánh sáng phản xạ thay vì ánh sáng truyền qua, ứng dụng đặc tính của đèn LED hữu cơ để nhúng vào các cảm biến mỏng và dễ uốn hơn.
Đưa hai công nghệ lại với nhau, thiết bị đã có thể phát hiện mức độ oxy trong máu ở bất cứ đâu trên cơ thể.
Ana Claudia Arias, giáo sư về kỹ thuật điện và khoa học máy tính, đánh giá: “Thiết bị này có thể giúp các bác sĩ theo dõi quá trình chữa bệnh trong thời gian thực, cải thiện chăm sóc bệnh nhân và cứu mạng sống của rất nhiều người.”
CAO CƯỜNG
Theo tuoitre
Cậu bé 1 tuổi phải đeo mặt nạ khi ngủ
Cậu bé 1 tuổi (ở Hampshire, Anh) có thể tử vong bất cứ lúc nào khi cậu bé ngủ chỉ vì mắc phải một hội chứng gien hiếm gặp mà chỉ có 70 người bị bệnh này ở đất nước của cậu.
Charlie Wagstaff đeo mặt nạ khi ngủ - ẢNH CHỤP MÀN HÌNH DAILY MAIL
Hội chứng đó được gọi là Congenital Central Hypoventilation - hội chứng giảm thông khí trung ương. Trên thế giới có khoảng 1.000 người mắc hội chứng này.
Hội chứng tác động đến hệ thần kinh trung ương kiểm soát chức năng thở. Vì mắc hội chứng này nên bé Charlie Wagstaff có thể bị ngưng thở trong khi ngủ, theo Daily Mail ngày 8.11.
Đó là lí do bé Charlie buộc phải mang một mặt nạ giúp thở trong suốt đêm ngủ. Tình trạng này đã đi liền với bé từ khi bé 4 tháng tuổi được xuất viện về nhà.
Trong 4 tháng đầu tiên sau khi sinh, bé ở bệnh viện suốt để các bác sĩ kiểm soát hội chứng này.
Cha mẹ cậu bé phải để ý kiểm soát lượng ô xy và CO2 kỹ mỗi đêm. Nếu không, cậu bé có thể tử vong bất kỳ lúc nào do sự lơ đãng của họ, theo Daily Mail.
Mặt nạ này có một thiết bị trợ giúp thở kèm theo. Tuy nhiên, mặt nạ hiện tại gây cản trở sự phát triển khuôn mặt của bé và làm cho khuôn mặt em bị biến dạng.
Cha mẹ của bé Charlie đang muốn qua Đan Mạch vì các bác sĩ ở đây đang phát triển một mặt nạ giúp cậu bé thở nhưng không cản trở sự phát triển bình thường của khuôn mặt.
Để thực hiện được chuyến đi này, họ đã lập một trang mạng gây quỹ. Đến hiện tại, họ đã gây được 2.000 bảng Anh (khoảng 60,9 triệu đồng) cho quỹ, theo Daily Mail.
Theo thanhnien
Người béo phì tập thể dục như thế nào Đi hay chạy bộ, đạp xe đạp là môn thể dục phù hợp để người béo phì rèn luyện sức khỏe hàng ngày. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Ấn Độ có số người béo phì nhiều thứ ba thế giới sau Mỹ. Dự báo Ấn Độ có hơn 17 triệu trẻ em béo phì vào năm 2025,...