Cạm bẫy với “chân dài” bên bàn nhậu
Trong cuộc chơi trác táng của các “đại gia”, những thú ngông khiến nhiều người ngao ngán như mở tiệc lục xà vương để ăn bào thai rắn, chén óc khỉ… sẽ bị coi là “chẳng ra đồ gì”, nếu như không có “đào”.
Ranh giới của “đào bàn nhậu” và “gái gọi” vô cùng mỏng manh bên “cánh gà” của giới phù hoa.
Ảnh: minh họa
“Đào” và những cuộc chơi
Phía sau ánh đèn ma mị của giới showbiz, nếu như các nghệ sỹ ở hạng “ sao” có nghề tay trái là đi dự tiệc, các sự kiện đình đám nhiều người mẫu, ca sỹ, diễn viên múa đang “lấp ló”… lại sẵn sàng đến phục vụ “đại gia” trong các cuộc vui. Bởi lẽ, thu nhập từ “nghề” phụ này là… vô cùng, nếu “có duyên”.
“Bầu sô” của các chương trình biểu diễn nghệ thuật, phục vụ sự kiện luôn có trong tay các “đào” trẻ đẹp. Chính vì lẽ đó, khi được “ký hợp đồng miệng” đến phục vụ là họ sẵn sàng điều “đào” đến ngay. Đơn giản, các “đại gia” vào cuộc chơi lại rất sòng phẳng và bốc đồng.
Tiền cat-xê luôn được trả trước cho người quản lý, còn tiền “bo” của “đào” thì tuỳ thái độ phục vụ, tuỳ độ “chịu chơi” mà hưởng thù lao cho tương xứng. H.T hiện là “bầu sô” có tiếng tại Hà thành. Trước đây vốn là diễn viên, đến tuổi nghỉ ngơi T chuyển sang làm truyền thông, sự kiện và tổ chức biểu diễn, sau đó kiêm thêm nghề điều “đào”.
Tai nạn như cơm bữa
Thường thì, trong các sự kiện có sự chuẩn bị trước, các “đại gia” thường gọi đến bầu yêu cầu chuẩn bị cho cả một chương trình nghệ thuật hoành tráng. Ở đó có người mẫu, ca sỹ và nhạc công. Nhưng khi men rượu lâng lâng, tinh thần đại gia phấn khích thì vẻ đẹp lả lơi của các “ả đào” khiến họ “rung động”. Cuộc hẹn hò “tới bến” lại là chuyện riêng của “đào và đại gia”, khi đó “bầu” không còn trách nhiệm.
Theo bầu sô này kể lại, trong một cuộc tổ chức biểu diễn văn nghệ cho một công ty lớn trên du thuyền Hồ Tây, bà đã gặp chuyện bực mình mà sau này “cạch mặt” đại gia” đó.
Số là, trong số những ca sỹ đến phục vụ ăn uống hôm ấy, “đại gia” đã bị hớp hồn bởi một “đào nương”. Họ quấn lấy nhau, mắt đánh mắt, chân đá chân. Sau cuộc gặp gỡ, cô ca sỹ đầu quân cho “bầu sô” này đã cặp kè với “đại gia” nọ. Lẽ dĩ nhiên, “đại gia” tung tiền cung phụng nhan sắc là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, đào thì lại “chung tình” với… nhiều “đại gia”, hễ ai có tiền thì em đều phục vụ chu đáo, ân tình. Chính vì vậy, khi “đại gia” kia biết “đào cưng” của mình có tình ý với người khác thì nổi cơn ghen dữ dội. “Đại gia” này gọi điện mắng thẳng mặt “bầu sô” rằng đã điều cho mình “hàng rởm” và buông câu tức tối: “Cô và bọn nó cũng cùng một giuộc”.
Video đang HOT
Kể đến câu chuyện này, bà bầu vẫn còn “giận sôi”: “Tôi điên tiết mắng lại cho ông ta một trận. Ông ta chấp nhận cặp kè với “đào” thì cũng phải chấp nhận cuộc chơi “tiền nhiều có em, tiền ít em đến với người khác”.
Nghề hát bên bàn nhậu
Chịu sự giày vò thân xác là những gì “đào” chấp nhận khi phục vụ “đại gia” trong các cuộc chơi. Ca sỹ hạng hai chưa có tên tuổi gì, V.T cũng đã có nhiều phen thành đào hầu rượu. Sau này, cô lấy chồng cùng làm nghệ thuật, được đầu tư sự nghiệp cũng được khán giả biết tới.
Cô từng chia sẻ với “bầu sô” chuyện bẽ bàng trước đây. Với V.T, nếu không có vụ bị bắt hụt có lẽ cô chưa tỉnh ngộ. Hôm ấy, V.T cũng có hẹn đi hầu rượu “đại gia” nhưng bỗng dưng mẹ cô nhập viện nên đành lỗi hẹn. Song đó lại là điều may mắn, vì hôm ấy đường dây gái gọi cao cấp bị tóm gọn. Thoát hiểm, V.T hiểu sự bẽ bàng của những con người mượn danh nghệ thuật bán thân, từ đó, cô đã từ chối những cuộc hẹn hò như vậy.
Thực ra, nhiều người làm nghệ thuật không có danh đồng nghĩa với việc nghèo kém mà tuổi trẻ lại qua nhanh nên cố bằng mọi giá để kiếm tiền, kiếm tấm chồng “đại gia”. Họ như những con thiêu thân lao vào lửa, bất chấp nhân phẩm.
Q.B, một nhạc công cự phách hé lộ: “Nếu đi hát phục vụ hội nghị, ăn uống tại nhà hàng, khách sạn theo chương trình của bầu sô thì những ca sỹ, diễn viên múa chỉ có thu nhập 200-500 ngàn đồng thôi. Nếu đi chơi tiếp với khách, phục vụ những cuộc chơi tới bến các cô có thể được “bo” 500-1.000 USD (tương đương từ 10-20 triệu đồng). Vì thế hát trên sân khấu với họ là chuyện nhỏ, còn “hát” trên bàn nhậu, cuộc chơi mới là công việc chính”.
Sau đường dây của tú bà M.X bị bắt, “bà bầu” T. bỗng giật mình lo lắng, chị tâm sự: “Thật sự, tôi thừa nhận nghề của mình là “điều đào” nhưng không phải chỗ nào gọi tôi cũng điều đâu. Có những chỗ hứa trả cho mình nhiều tiền nhưng cũng chịu thôi, không thể nhắm mắt đưa chân được. Nghề đưa đào đi biểu diễn cũng nhạy cảm lắm, rõ ràng mình chỉ tổ chức biểu diễn, nhưng đào của mình đi chơi tới bến, chẳng may có vấn đề gì thì người tổ chức biểu diễn cũng sẽ bị liên đới”.
Chính vì sự lo lắng ấy, nên “bầu” T có nguyên tắc, nếu biết người mẫu, diễn viên, ca sỹ nào tự phá hợp đồng đi phục vụ “đại gia” sau phần biểu diễn, lần sau bầu này sẽ không mời tham gia.
“Điều đào” và môi giới mại dâm – ranh giới mong manh
Lo lắng của bầu sô T không phải không có cơ sở, bởi lẽ theo luật sư Phạm Thị Loan (Đoàn Luật sư Bình Dương), người môi giới mại dâm được biểu hiện ở dạng hành vi làm trung gian cho hoạt động mại dâm. Họ có thể chủ động tạo điều kiện cho người có nhu cầu bán dâm gặp gỡ với người có nhu cầu mua dâm hoặc ngược lại, rồi để hai bên thoả thuận về giá cả, địa điểm mua bán, thời gian…
Tội này trực tiếp xâm phạm đến trật tự công cộng, đồng thời còn xâm phạm đến đạo đức truyền thống, nếp sống văn minh và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Tội này được quy định cụ thể trong Điều 255 BLHS. Chính vì lẽ đó, những bầu sô trong nghề “điều đào” dù vô tình hay cố ý nếu “đào” phục vụ khách mà bị công an bắt vì hoạt động mại dâm thì người chắp mối giữa “đào” và khách cũng bị liên đới.
Theo Dantri
Bi kịch trẻ bơ vơ ngay trong nhà mình
Kiếm nhiều tiền để con được no đủ, đảm bảo cho tương lai của con... là mục tiêu của không ít ông bố bà mẹ. Nhưng mải mê kiếm tiền, có những phụ huynh đã vô tình đẩy con vào cảnh bơ vơ ngay trong gia đình nên trẻ dễ rơi vào những cạm bẫy bên ngoài.
Ông bố đại gia và đứa con đi bụi
Anh T. (ngụ Q. Bình Thạnh, TPHCM) là giám đốc một công về xuất nhập khẩu đầu, cuộc sống gia đình anh chưa bao giờ phải bận tâm đến nỗi lo vật chất. Vợ đẹp, cậu con trai ngoan, học giỏi như thể là niềm tự hào mang tính bền vững của anh T. nên anh cho rằng mình chỉ cần dốc hết sức cho công việc, kiếm thêm thật nhiều tiền để đảm bảo cho tương lai của con.
Mỗi ngày làm việc từ 12 - 16 tiếng là điều quá đỗi bình thường với người bố này. Cách đây 3 năm, khi đầu tư vào thị trường Campuchia, anh T. chọn cuộc sống xa nhà, chỉ khi có việc trong nước mới tranh thủ thăm vợ con. Nhưng hiện tại, cuộc sống của anh như sụp đổ tất cả.
Anh kể trong nước mắt về đứa con duy nhất theo học tại một trường quốc tế, đời sống vật chất không thiếu thứ gì. Thương và tin tưởng con, từ khi cháu lên cấp hai, vợ chồng anh đã để sẵn tiền trong tủ, cháu tiêu bao nhiêu tùy thích. Từ khi anh đi xa, nhà chỉ hai mẹ con với người giúp việc nên sinh hoạt ngày càng rời rạc. Mẹ cũng lo công việc của mẹ, con lo mỗi việc lo học hành cho giỏi để sau này đi du học như dự định của bố mẹ.
Một thời gian dài cháu giao lưu với bạn bè xấu mà vợ anh không biết. Chỉ đến khi cháu ôm tiền bỏ nhà đi bụi, chơi thuốc lắc, đập đá, chị mới cuống cuồng gọi anh về giải quyết. Hai vợ chồng cãi vã, đổ lỗi cho nhau.
Không ít đứa trẻ phải gánh vác mục tiêu của bố mẹ đặt ra nhưng thiếu sự quan tâm, chỉ bảo. Trong ảnh: Học sinh Trường THPT Trưng Vương, TPHCM trong buổi giao lưu tư vấn về tâm lý học đường.
Anh T. thú nhận từ ngày mình đi làm xa chưa bao giờ bố con nói chuyện với nhau quá vài câu. Mỗi khi anh về nhà, cũng chỉ hỏi han đôi lời, anh cho con tiền để bày tỏ sự quan tâm của mình. "Có khi bận quá, cả tháng tôi không gọi điện cho con. Có lúc cháu gọi sang, tôi cũng đang bận, hẹn gọi lại cho cháu sau nhưng rồi mình lại quên mất".
Giờ đây, con anh T. nhà đi triền miên, chỉ khi nào hết tiền mới trở về. Vợ chồng anh từ quát mắng, đe dọa rồi chuyển sang khóc lóc, van xin cũng không xong, cháu như một người vô hồn. Khi bố mẹ không cho tiền, cháu trộm đồ đạc trong nhà mang đi bán rồi lại dọa chết nên họ chỉ biết cách... chiều theo ý con.
"Tôi kiếm tiền cũng chỉ vì con. Giờ tôi không cần gì nữa, đánh đổi hết tiền bạc cũng được miễn sao con tôi trở lại một đứa trẻ bình thường như trước đây", người bố bần thần.
Đọc cuốn sổ ghi chép chia sẻ của học trò một trường ở Q. Phú Nhuận, TPHCM, không ít người rùng mình. Rất nhiều em chán đời, hành xác, nhiều lần nghĩ đến việc tử tử vì những mâu thuẫn trong cuộc sống nhưng chủ yếu là những lời bày tỏ bố mẹ lo kiếm tiền không quan tâm, không hiểu mình.
Xin trích tâm sự của một nữ sinh lớp 8, được giáo viên cho biết học giỏi, gia đình rất khá giả, thường ngày có tài xế đưa đón đi học bằng ô tô: "Bố mẹ bắt em phải học thật giỏi, phải đạt thành tích này nọ... nhưng có bao giờ hỏi han việc học, chuyện trường lớp của em chưa? Hết giờ học em không muốn về nhà vì buồn chán kinh khủng, chẳng có ai bên mình.
Nghỉ hè nào cũng vậy vì bận việc mà bố mẹ đẩy em sang nhà dì ở Singapore để học Ngoại ngữ. Lần đó em đã dùng dao lam rạch vào đùi đến chảy máu, cách mà nhiều bạn mách nhau để tránh nỗi buồn nếu không em sẽ tự tử mất. Cả năm nay em vẫn thường hay làm như vậy, trên người em chi chít là sẹo mà họ cũng đâu hay biết".
Đẩy con "kết bạn" với tệ nạn
Hiện nay rất nhiều tệ nạn "bủa vây" các bạn trẻ mà vấn đề khá nhiều gia đình gặp phải và rơi vào bế tắc là việc con nghiện game online hay các trò chơi điện tử. Khi đã nghiện, nhiều em bỏ bê mọi thứ, quên hết cuộc sống thực chỉ trừ khi... cần tiền. Không ít vụ án đau lòng xuất phát từ việc nghiện chơi game, nhiều học trò ngoan sẵn sàng ăn cắp, trấn lột thậm chí sát hại người thân để có tiền thỏa mãn cơn nghiện.
Ít ai ngờ rằng, không ít trường hợp trẻ sa vào các tệ nạn xuất phát từ chính bố mẹ. Quá bận với việc của mình, nhiều người thường cho con làm bạn với máy tính, cho con chơi game để được "rảnh tay" nhưng quên kiểm soát. Khi sự giao lưu, tương tác, chia sẻ trong gia đình ngày càng trở nên hiếm hoi, các em dễ dàng chìm trong thế giới ảo cũng như dễ bị lôi kéo bởi các tệ nạn.
Sự vô tình, thiếu kiến thức của phụ huynh có thể đẩy con "kết bạn" với các tệ nạn.
Đến với chương trình tư vấn được tổ chức tại Nhà Thiếu nhi Q.1, TPHCM cách đây không lâu, chị Nguyễn Thị Mận, nhà ở Q.4, nước mắt ngắn dài kể về trường hợp cô con gái 13 tuổi nghiện game đến mức bỏ học cả năm nay.
Vợ chồng chị bán hàng ăn, công việc bận từ sáng sớm đến tối mịt, không có thời gian rảnh nên chị thường cho con tiền ra tiệm Internet để không bị cháu làm phiền. Cứ mỗi ngày một vài tiếng, sau hơn nửa năm thì cháu bỏ hết mọi thứ, ăn rồi chỉ chơi game đến 1 - 2 giờ sáng.
"Đánh đập, la mắng chúng tôi làm hết mà cháu không sợ. Nó còn dọa sẽ bỏ đi vì quen bạn trên mạng rất nhiều, chẳng cần tiền bố mẹ nữa", chị khóc.
Chuyên gia tâm lý võ Thị Minh Huệ (Công ty Tâm Lý Trẻ) cho hay, trẻ nghiện game là cả một quá trình chứ không phải ngày một ngày hai. Đáng tiếc là nhiều người thiếu sự quan tâm đến con nên không phát hiện kịp thời để giúp con nên chỉ khi con đã nghiện họ mới ngỡ ngàng.
Quá trình giúp trẻ cai game đòi hỏi rất nhiều hỗ trợ, quan tâm từ bố mẹ để giúp các em tìm lại được thú vui, ý nghĩa của cuộc sống. Nhiều phụ huynh lại đầu hàng khi nghe đòi hỏi phải dành nhiều thời gian, tạo nhiều hoạt động tương tác giữa cha mẹ và con cái hơn...
Bà Minh Huệ lắc đầu xót xa khi có phụ huynh tìm đến khóc lóc, mong tìm được cách để giúp con đoạn tuyệt với game. Nhưng nhiều lần hẹn chẳng thấy họ đến, gọi điện thì lại tỉnh bơ nói rằng tôi bận mất rồi.
Gần đây, tỷ lệ trẻ vị thành niên phạm pháp đang có xu hướng tăng, một trong những nguyên nhân chủ yếu là do các em thiếu sự quan tâm từ gia đình. Theo các chuyên gia tâm lý, thực tế rất đau lòng là các vấn đề của con cái thì cha mẹ thường là người biết cuối cùng. Khi chuyện đau lòng xảy ra với con, hầu hết phụ huynh đều đau khổ thốt lên "không ngờ".
Hoài Nam
Theo dân trí
Mất liên lạc với Phó bí thư xã bị xẻo tai Đoàn kiểm tra nhiều lần liên hệ với Phó bí thư xã bị người tình xẻo tai để xúc tiến các quy trình kiểm điểm, kỷ luật cán bộ nhưng điện thoại của ông này luôn trong tình trạng "ngoài vùng phủ sóng". Trao đổi với VnExpres chiều 26/10, ông Nguyễn Văn Đúng, Bí thư Đảng ủy xã Tân Lược, huyện Bình Tân...