Cạm bẫy chết người của những thiếu nữ thích “đi hoang”
Những thiếu nữ ham chơi, thích “đi hoang” luôn đối mặt với nhiều cạm bẫy của cuộc đời.
Cuộc sống hoang dã
Ở cái lứa tuổi chỉ 14, 15 đáng ra các em đang hồn nhiên, ngây thơ cắp sách đến trường. Thế nhưng có nhiều thiếu nữ vì ham vui, mải chơi mà dừng con đường học hành để rồi sống bản năng như những con thú hoang.
Vụ án của thiếu nữ 14 tuổi “đi hoang” Phạm Thị Trúc H. (huyện Long Mỹ, Hậu Giang) khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng, lắc đầu “chào thua” khi lập kỷ lục, 1 lúc đưa 5 thanh niên ra trước vành móng ngựa.
Tối một ngày đầu tháng 3/2006, có đoàn ca nhạc đến Nhà Văn hóa huyện biểu diễn nên H. từ nhà đạp xe đi xem từ chập tối. Tan cuộc, khoảng 23 giờ đêm, trên đường về nhà thì cô gặp Nguyễn Hoàng Tiên (sn 1986) đang ngồi uống rượu cùng với một người bạn tại một quán cóc ven đường.
Vì có quen biết từ trước nên Tiên kêu cô gái ghé lại quán cùng nhậu. Cô gái trẻ ghé luôn nhưng chê “chưa khoái” và ngồi chờ cho hai chàng trai uống hết rượu để đi nhậu chỗ khác.
Khoảng 30 phút sau đó, cả bọn cùng đi vào khu vực khán đài sân vận động huyện, Tiên chủ động đưa tiền cho anh bạn nói đi mua rượu và mồi về nhậu tiếp.
Thấy bạn đã đi, Tiên quay sang ôm cô gái khoảng 5 phút nhưng không thấy “đối phương” chống cự gì, chàng trai kêu bé gái lột đồ ra thì thiếu nữ cũng “ngoan ngoãn” đồng ý làm theo và hai đối tượng đã có quan hệ tình dục với nhau ngay giữa sân bóng.
Sau đó, Tiên chở H. bằng xe đạp đi tìm bạn là Trần Văn Tuấn với ý định nhậu tiếp “tăng 3″. Cả ba nhậu gần hết số rượu thì Tiên lăn ra ngủ tại chỗ. Lúc này, Tuấn quay sang ôm H. Thấy thiếu nữ không có phản ứng gì, gã “làm tới bến” rồi cả 3 lăn ra ngủ.
Dụ dỗ được bé gái đi cùng mình, Tiên dắt “con mồi” đi và coi bé gái như đồ chơi. Trong hai ngày sau đó, hắn dắt H đi vào nhà nhiều người bạn để tiếp tục nhậu nhẹt và “quan hệ” nhiều lần với bé gái.
Hai ngày sau, đôi nam nữ đến một căn chòi canh lúa giữa cánh đồng để “mây mưa”. Khi đã “no xôi chán chè”, Tiên gặp Phạm Văn Vững (SN 1988) đi qua thì mời vào kiếm đồ nhậu và “hào phóng” chia sẻ H. Vậy là trong quá trình nhậu, các nam thanh niên thay nhau dắt bé gái đi ra khu vườn gần đó để quan hệ.
Thậm chí chiều hôm đó, đến người bắn chim tên Ngô Bảo Anh (sinh năm 1980) đi ngang qua cũng được các đối tượng này mời mọc “tình cho không biếu không”.
Đến khoảng 6 giờ ngày 5/3/2006, người nhà tình cờ bắt gặp và dẫn nạn nhân về rồi báo công an.
Chỉ một ngày sau khi phát hiện ra sự việc, công an đã ra quyết định khởi tố 5 đối tượng. 5 thanh niên bị án từ 30 tháng tù treo cho đến 2 năm tù giam vì tội “hiếp dâm trẻ em”.
Cạm bẫy luôn rình rập những đứa trẻ mới lớn
Trường hợp của Hằng (17 tuổi, quê Tuyên Quang) thì đã vào đời bằng một lần “cứu nét”.
Em kể về “lần đầu tiên” của mình – một cô bé 15 tuổi nghiện nét, mê trò chơi điện tử nhảy nhót ảo. Hằng nói rằng: em đã từng là học sinh giỏi ở trường, thế nhưng cuộc đời em thay đổi kể từ khi “dính” vào trò chơi này.
Ngày nào vũng vậy, Hằng “nướng” hầu hết thời gian vào những vũ công ảo. Cho đến một hôm, em “liều mình” nghĩ đến việc “cứu nét” do không thanh toán nổi số tiền nợ do chơi điện tử. Chỉ là 40 nghìn đồng…
Video đang HOT
Hằng tại trung tâm lao động số 2.
“Khi đó, em không biết “cứu nét” nghĩa là gì, chỉ nghĩ đơn giản là mượn tiền của một bạn trai không quen, xin số điện thoại để trả lại người ta” – Hằng nhớ lại.
Thế rồi, có một chàng “hiệp sĩ” đã đến trả tiền nợ cho Hằng rồi rủ rê em vào nhà nghỉ. Lúc đó đã 1h30 sáng, vì chơi cả ngày mệt nên em đồng ý. Đêm đó, cô bé ngây thơ đau đớn hiểu thế nào là “cứu nét” đúng nghĩa.
Sau lần “cứu nét” đầu tiên, Hằng bị sốc. Cô bé luôn cảm thấy chán chường và không còn kiềm chế nổi mỗi lúc bị bố mẹ và thầy cô mắng. Em ngu ngốc bỏ nhà ra đi và bắt đầu lao đầu vào những trò chơi bời trác tang như đi sàn, đi lắc cùng với những cô bạn hư hỏng.
Cuộc chơi của Hằng kéo dài hết ngày cho đến đêm, từ Tuyên Quang cho đến Đồ Sơn. Vì thiếu tiền cho những cuộc chơi bời bạt mạng, em đã đồng ý bán thân làm gái ở Đồ Sơn.
Sống hoang, những đứa trẻ đánh mất tương lai. (Ảnh minh họa)
Với những thiếu nữ “đi hoang” thì chuyện sa ngã chỉ là sớm hay muộn, mà nếu có “lỡ bước” thì các teen girl này chẳng có gì để nuôi sống được bản thân ngoài cái “vốn tự có”.
Đi “dạt” từ năm 14 tuổi, hành nghề “hai ngón” quanh khu vực Bờ Hồ, tham gia vào đường dây buôn thuốc lắc, làm gái bán dâm…. là lý lịch của nữ học viên Ngụy Thị M. mới 16 tuổi ở Trung tâm Giáo dục lao động số 2, Ba Vì, Hà Nội.
Khi đang học lớp 8 nó bỏ giữa chừng và làm một cuộc đổi đời bằng cách trốn nhà đi Hà Nội. Nó đập trộm con lợn đất gom được 3 triệu đồng và đi…
Sở thích của nó là “cày” nét suốt ngày đêm. Số tiền mang theo, chẳng mấy chốc hết sạch. Trở thành “tứ cố vô thân” và khi gặp bạn nét nó nhập bọn ngay.
“Nuôi” nó một thời gian, nhóm bạn bắt đầu đưa nó đi “dạt” cùng. Nhóm này có 7 đứa, toàn là trẻ bỏ nhà lang thang đi “dạt”. Ban ngày chúng đi móc túi ở bến xe buýt, tối hành nghề ở quanh Bờ Hồ, “nhảy” tàu ở Ga Hà Nội (móc túi).
Có lần, chúng móc túi của một khách Tây ở Bờ Hồ được mấy nghìn đô la, thế là cả bọn chia từng nhóm đi lấy thuốc. Thuốc lắc trong Tây Nguyên có 10 ngàn đồng 1 viên, mang về bán ở Hà Nội được 150 nghìn đồng.
Nó đi làm gái bán dâm khi mới 15 tuổi. Tiền nó kiếm được khá rủng rỉnh, có ngày lên tới vài triệu. Nó đem ném hết vào quần áo, son phấn và… thuốc lắc.
Rồi cũng đến một ngày, đang quay cuồng lắc điên loạn ở nhà nghỉ, nó bị Công an ập vào bắt giữ.
Thú hoang từ những ….cánh đồng hoang
Người ta vẫn nói, gia đình là nền tảng để một cá nhân phát triển, gia đình chính là cội nguồn, gốc rễ của một con người. Nhưng khi mà cái gốc ấy không có hoặc có cũng không vững chắc thì hậu của của một cái cây mục ruỗng cũng là chuyện bình thường.
Những thiếu nữ với sở thích đi hoang một phần nào vì chúng được sinh ra từ những….cánh đồng hoang, ở cái nơi mà thiếu sự chăm bẵm, nuôi dưỡng và dạy bảo cần thiết.
Quê M ở Nam Định, từ ngày còn trong bụng mẹ, bố nó đã bị bắt và lĩnh án 12 năm tù vì tội buôn bán ma túy và tàng trữ vũ khí quân dụng trái phép.
Túng quẫn, khiến mẹ nó phải bỏ quê bươn chải lên Hà Nội bán hàng rong nuôi hai anh em nó ăn học. Nó như cây cỏ dại, cứ thế lớn lên trong mảnh đất hoang hóa.
Lúc thì mẹ gửi nó cho bà ngoại, lúc thì gửi cho dì nuôi. Có lẽ vì những lý do đó mà nó hư ngay từ khi học cấp hai. Vào cái tuổi “dở dở ương ương” không có người thân bên cạnh bảo ban, chia sẻ khiến nó càng trở nên bất cần. Mấy lần nó bỏ học, mẹ phải tất tả về quê xin cô giáo cho nó đi học lại.
Năm 12 tuổi, bố nó mãn hạn tù trở về. Nó mừng lắm vì từ ngày có mặt trên cõi đời nó chưa một lần được gặp bố. Thế nhưng chẳng hiểu sao một ngày kia bố nó xách ba lô bỏ đi biệt xứ. Nó chỉ nghe mẹ kể lại rằng, bố mẹ nó không hợp và họ chia tay.
Mẹ nó lại mải miết mưu sinh, bỏ mặc nó ở nhà với sự nổi loạn đang âm ỉ để rồi chỉ cần một mồi lửa nhỏ nó đã bùng cháy dữ dội.
Thân xác rệu rã, những đứa trẻ nhận ra mình lạc lối thì đã quá muộn
Còn cô bé H. 14 tuổi ở Hậu Giang sinh ra trong một gia đình nông dân, kinh tế khó khăn, cha mẹ mải mưu sinh ít có thời gian quan tâm chăm sóc và quản lý con cái.
Bản thân H. cũng ham chơi, bỏ học sớm rồi thường tụ tập chơi bời, nhậu nhẹt, thậm chí đi qua đêm cùng đám bạn hư hỏng nhưng gia đình không quản lý.
Chỉ đến khi H. bỏ nhà “đi bụi” suốt mấy ngày đêm không về, gia đình mới đổ xô đi tìm. Nghe con kể về hành trình trong những ngày “biệt tích”, cha mẹ mới ngã ngửa mang nỗi tủi nhục ê chề đi trình báo cơ quan.
Nếu như gia đình không phải là nền tảng, tấm gương để giáo dục cho những đứa trẻ đang tuổi mới lớn này thì sẽ còn nhiều vụ án mà hậu quả khiến cả xã hội phải xót xa.
Theo VNE
Cạm bẫy chết người đối với phụ nữ châu Á
Bất đồng ngôn ngữ là một rào cản lớn đối với điều tra viên trong công tác đấu tranh, khai thác đối với các đối tượng phạm tội là người nước ngoài. Nhưng con người ở đâu cũng thế, quan trọng là biết cách cảm hóa để họ thành khẩn khai báo hành vi phạm tội", Thượng tá Nguyễn Trần Giang, điều tra viên cao cấp Phòng CSĐT tội phạm về ma túy (PC47) Công an Hà Nội bắt đầu như vậy khi nói về công tác điều tra các vụ án ma túy có yếu tố người nước ngoài.
Vận chuyển "ma túy đá" qua đường hàng không
Thượng tá Nguyễn Trần Giang đầy trăn trở khi nói rằng, vụ án Ana Safitri (26 tuổi), quốc tịch Indonesia vận chuyển gần 1,5kg ma túy tổng hợp (ma túy đá) từ nước ngoài vào Việt Nam, là một trong số nhiều vụ án những người phụ nữ nhẹ dạ bị các ông trùm ma túy gốc Phi lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của họ để dẫn dụ, ép buộc vào công việc vận chuyển thuê ma túy xuyên quốc gia.
5 người phụ nữ mang quốc tịch các nước trong khối ASEAN khi vận chuyển một lượng lớn ma túy đá lên tới 18kg đã bị cơ quan chức năng Việt Nam phát hiện vào cuối tháng 4/2012, khi họ làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam qua đường hàng không. Ana Safitri là một trong số 5 phụ nữ đó.
Khoảng 21 giờ 35 phút ngày 25/4, tại sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), Đồn Công an cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, Cục Quản lý xuất nhập cảnh (A72) - Bộ Công an kiểm tra, phát hiện Ana Safitri có hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy nhập cảnh vào Việt Nam từ chuyến bay QR610 (hành trình Doha - Bangkok - Nội Bài), thu giữ trong valy hành lý màu đen có hoa văn của Ana mang theo 7 gói nylon chứa ma túy được ngụy trang khá tinh vi bằng cách dàn mỏng trong các gói nhỏ và dài, dùng keo dính dán dọc theo đáy valy và may vải lót lụa màu vàng phủ lên.
Qua giám định số ma túy trên là methamphetamine (ma túy tổng hợp - đá) có trọng lượng 1.468,587gr. Số ma túy đá khủng này trị giá khoảng 3 tỉ đồng Việt Nam. Ngay sau đó, Ana Safitri cùng tang vật đã được chuyển cho Cơ quan CSĐT (PC47) Công an Hà Nội để điều tra, xử lý theo thẩm quyền.
Ana Safitri bị bắt giữ cùng tang vật tại sân bay quốc tế Nội Bài.
Cảm hóa người nước ngoài phạm tội
Sợ hãi, hoảng loạn là tâm trạng của Ana Safitri khi bị cơ quan chức năng bắt giữ. Điều tra viên Trần Thị Thanh Hương được phân công "ở" cùng cô gái này trong suốt thời gian làm việc tại trụ sở Cơ quan CSĐT Công an Hà Nội. Dù bất đồng ngôn ngữ nhưng thái độ thân thiện, cởi mở của nữ điều tra viên khiến Ana bớt lo lắng.
Những buổi làm việc, hỏi cung tiếp theo đối với Ana Safitri, các điều tra viên đều mang theo một món quà nho nhỏ cho cô. Thường là các loại kẹo có xuất xứ từ Indonesia như kẹo Kopiko coffee, Dynamite... Nhận quà, Ana rất vui và xúc động. Cô bảo đây chính là loại kẹo cô hay ăn ở đất nước mình. Ana ngạc nhiên không hiểu tại sao cán bộ công an Việt Nam lại biết sở thích của một người khác xứ như cô.
Cũng như những đối tượng phạm tội là người nước ngoài khác, Ana Safitri bị tạm giam trong khu vực riêng. Rất ít phạm nhân cùng quốc tịch nên trong điều kiện bất đồng ngôn ngữ, nhu cầu được giao tiếp khiến Ana mong ngóng từng ngày được "đi cung". Ana tỏ ra rất phấn khởi khi được gặp cán bộ điều tra.
Để tạo không khí cởi mở, giảm bớt căng thẳng trong các buổi hỏi cung, thi thoảng, điều tra viên hỏi về đời tư của Ana. Sau phút e dè, Ana rơm rớm nước mắt. Ana cho biết cô sinh ra ở một vùng quê nghèo thuộc thôn Ngolowan, xã Duwet RT/RW 16-04, huyện Wetes, thành phố Kediri, Indonesia. Nhà Ana có 3 anh chị em. Năm 18 tuổi, Ana lấy chồng, cũng là một nông dân trong huyện. Đứa con đầu lòng chưa đầy một tuổi qua đời vì bệnh tật. Không nhận được chia sẻ từ người chồng, trái lại Ana thường xuyên bị bạo hành buộc cô phải ly hôn.
Cuộc sống ở miền quê khó khăn khiến Ana cũng như nhiều phụ nữ khác phải tìm đường mưu sinh nơi xứ người. Theo chỉ dẫn của những người đi trước, năm 2010, Ana sang Hồng Công bằng đường du lịch rồi ở lại làm giúp việc. Tuy nhiên, công việc này không được bao lâu. Khi hết hạn visa, Ana buộc phải sang Macao một thời gian rồi mới quay lại Hồng Công để gia hạn visa. Đây là "đường đi" của những người đồng hương của Ana đã chỉ dẫn cho cô khi muốn ở lại Hồng Công làm việc. Nhưng chính trong thời gian ở Macao, Ana đã gặp Kris, người bạn gái quốc tịch Indonesia đã dẫn dắt cô vào đường dây vận chuyển ma túy thuê sau này. Kris cho biết, do cuộc sống khó khăn nên cô cũng sang Macao làm giúp việc. Trước khi chia tay, hai người trao đổi cho nhau số điện thoại, hẹn có dịp gặp lại.
Do không thể ở lại Hồng Công bằng hộ chiếu du lịch nên sau một thời gian ngắn, Ana phải trở về Indonesia. Khoảng tháng 3/2012, Ana nhận được điện thoại của cô bạn Kris. Kris nói hiện cô ta không làm giúp việc nữa mà đã tìm được một công việc mới khá thuận lợi là buôn bán quần áo. Kris rủ Ana cùng tham gia để kiếm thêm thu nhập. Đang không có việc làm nên Ana đồng ý nhận lời. Kris nói sẽ chuyển cho Ana 400.000 rupiah (tương đương 400 USD) để Ana mua vé máy bay sang Bangkok. Kris sẽ đón Ana tại Bangkok và cùng nhau làm ăn.
Ngày 30/3, Ana từ Indonesia bay sang Bangkok. Xuống sân bay, Ana mua sim điện thoại quốc tế liên lạc với Kris. Tuy nhiên, Kris không xuất hiện mà nói sẽ có bạn trai của cô ta ra đón Ana. Tại sân bay, một thanh niên da đen tự giới thiệu là Robert, bạn trai của Kris đón Ana, đưa cô về một khách sạn tại Bangkok. Sau khi đưa cho Ana 500 USD, Robert bỏ đi. Ana rất lo lắng, liên lạc lại với Kris nhưng điện thoại của người bạn gái này đã bị ngắt.
Trong thời gian ở Bangkok, Ana được Robert đưa cho một vé máy bay đi Niamey (thủ đô Niger) vào ngày 9/4. Anh ta nói đến đó để nhận valy quần áo. Một mình nơi đất khách, không biết làm cách nào, Ana đành phải nghe theo hướng dẫn của Robert. Ngày 9/4, khi tới sân bay Niamey, Ana được một thanh niên da đen khác đón và đưa về khách sạn. Anh ta "thu" hộ chiếu của Ana cùng 500 USD mà Robert đưa cho cô lúc ở Thái Lan. Thanh niên da đen này chỉ đưa cho cô một ít tiền địa phương để chi tiêu rồi bỏ đi. Hai tuần liền ở Niamey, Ana chỉ quanh quẩn trong khách sạn, không dám đi đâu do không có hộ chiếu.
Đến ngày 22/4, thanh niên da đen kia quay lại mang theo một valy màu đen có hoa văn, 1 vé máy bay đi Việt Nam, 1 vé máy bay từ Việt Nam đi Indonesia (chuyến bay ngày 30/4/2012) và bảo Ana mang chiếc valy này đi Việt Nam, anh ta sẽ trả lại 500 USD và cho thêm 200 USD nữa. Mở valy không có gì, Ana đã nghi ngờ trong valy có giấu ma túy. Cô lo lắng hỏi thanh niên da đen: "Trong valy này có gì? Nếu là ma túy thì tôi không làm đâu vì tôi rất sợ bị bắt". Thanh niên da đen trả lời: "Không cần hỏi nhiều, cứ chuyển đến Việt Nam, thuê khách sạn nghỉ là lắp sim điện thoại quốc tế sẽ có người liên lạc điện thoại, gặp và nhận valy. Còn nếu không làm thì tự mua vé mà về Indonesia". Nói xong, thanh niên da đen này bỏ đi luôn.
Ở lại khách sạn với chiếc valy, Ana hết sức hoảng sợ. Không hộ chiếu, không có tiền mua vé máy bay, cô chỉ biết gọi điện thoại về cho người bạn trai sắp cưới tại Indonesia xin tiền. Nhưng chồng sắp cưới của cô cũng rất nghèo, không có đủ tiền gửi cho Ana. Bản thân Ana cũng không dám báo cơ quan an ninh của Niger bởi cô không thể chứng minh về chiếc valy chứa ma túy kia. Ngày 24/4, thanh niên da đen kia quay lại. Ana đành theo anh ta ra sân bay cùng chiếc valy. Để ngụy trang, Ana cho quần áo của mình vào valy. Lúc đó thanh niên da đen mới trả lại Ana hộ chiếu và đưa cho cô 200 USD. Ana lên máy bay trong tâm trạng đầy lo sợ. Chuyến bay từ Niamey quá cảnh qua Casablanca (Marocco), Doha (Qatar) và nhập cảnh vào Việt Nam lúc 21 giờ ngày 25/4/2012.
Điều tra viên Nguyễn Nhật Quang kể, tìm được phiên dịch tiếng Indonesia không phải dễ. Chính vì vậy, những buổi hỏi cung đối với Ana thường được đặt lịch làm việc trọn một ngày, để "tranh thủ" thời gian của người phiên dịch. Buổi trưa, Ana dùng cơm chung với các điều tra viên. Vì Ana theo đạo Hồi nên các món ăn đều kiêng thịt lợn. Biết Ana thích ăn trứng nên bữa cơm nào, điều tra viên cũng đặt nhà bếp làm một đĩa trứng lớn.
Để tạo không khí thân mật, đồng thời tạo điều kiện cho phiên dịch viên có thời gian nghỉ ngơi, ngoài giờ hỏi cung, các điều tra viên nói chuyện với Ana bằng tiếng Anh. Viết kém nhưng khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của Ana khá tốt. Những lúc trò chuyện như vậy, Ana cười nhiều hơn.
Một lần, Ana tỏ ra băn khoăn, hỏi điều tra viên rằng nếu sau này khi cô đã chấp hành xong bản án tại Việt Nam, liệu cô có được cấp vé máy bay để trở về Indonesia. Ana giải thích cô rất lo lắng điều này, bởi gia đình cô rất nghèo, không có tiền để gửi cho cô. Chính vì không có tiền mua vé máy bay nên cô đã buộc phải nhận mang chiếc valy cho các đối tượng người Phi, dù biết đó là ma túy. Ana kể về giây phút tuyệt vọng của cô tại Niamey, thủ đô Niger, khi điện thoại về cho chồng chưa cưới tại Indonesia xin tiền mua vé máy bay về nước nhưng không được. Giá như lúc đó, cô nhận được một khoản tiền đủ để mua vé máy bay về nước, cô sẽ trả lại chiếc valy cho những kẻ thuê cô vận chuyển. Chúng đã ép buộc cô cũng như rất nhiều người khác vào tình thế bất đắc dĩ, nếu không nhận chiếc valy chứa ma túy sẽ không có cơ hội trở về đất nước.
Các điều tra viên giải thích với cô rằng đối với phạm nhân là người nước ngoài, sau khi chấp hành xong bản án theo pháp luật Việt Nam, cô sẽ được trao trả về nước theo các hiệp ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Ana thở phào nhẹ nhõm. Trước khi trở lại buồng giam, bao giờ Ana cũng cúi đầu chào theo nghi lễ của người Hồi giáo và không quên cảm tạ hành động đối xử của Cảnh sát Việt Nam, của Chính phủ Việt Nam đối với cô. Ana nói rất ân hận và có lỗi khi cô đã mang ma túy vào đất nước Việt Nam.
Cơ quan chức năng kiểm tra, thu giữ ma túy giấu dưới đáy valy.
Bài học cảnh tỉnh với nhiều phụ nữ châu Á
Cơ quan điều tra Công an Hà Nội đã kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ tới Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đề nghị truy tố Ana Safitri về tội "Vận chuyển trái phép chất ma túy" theo khoản 4 điều 194 Bộ luật Hình sự. Vụ án sẽ được đưa ra xét xử một ngày gần đây. Song theo Thượng tá Nguyễn Trần Giang, vụ án là lời cảnh tỉnh cho nhiều phụ nữ châu Á, trong đó có cả phụ nữ Việt Nam trước thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt của các đối tượng buôn bán ma túy khi nhằm vào những phụ nữ nhẹ dạ, có hoàn cảnh khó khăn để dụ dỗ hoặc buộc họ rơi vào tình thế phải vận chuyển ma túy theo ý đồ của chúng. Những tổ chức tội phạm hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép ma túy qua đường hàng không này mang tính chất quốc tế, có nhiều đối tượng tham gia ở nhiều quốc gia khác nhau. Nguồn gốc ma túy tổng hợp thường từ vùng Trung Phi, được vận chuyển sang các nước châu Âu bằng con đường quá cảnh qua Việt Nam.
Tại Việt Nam, trên tuyến hàng không từ nước ngoài về Hà Nội và TP HCM, các cơ quan chức năng Việt Nam phát hiện, ngăn chặn nhiều vụ vận chuyển ma túy tổng hợp (ma túy đá). Riêng tại sân bay quốc tế Nội Bài, liên tiếp từ ngày 23/4 đến ngày 30/4/2012, các lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ 5 vụ gồm 5 người phụ nữ có quốc tịch châu Á vận chuyển trái phép chất ma túy vào Việt Nam nhập cảnh qua sân bay quốc tế Nội Bài, thu giữ 18,1kg methamphetamine. Những phụ nữ vận chuyển ma túy, có người bị ép buộc phạm tội như Ana, cũng có người vì lợi nhuận đã tham gia vận chuyển nhiều lần. Nhưng kết cục cuối cùng đều là những cái giá rất đắt mà họ phải trả cho những khoản lợi nhuận kếch xù mà các ông trùm ma túy được hưởng
Theo VNN
Cạm bẫy khi nữ sinh làm người mẫu ảnh Sau buổi chụp hình mệt nhoài bên bãi biển, Minh Anh được dẫn đi ăn hải sản, uống nhiều bia rượu. Về đến phòng, nữ sinh này thấy ông chủ ngồi đợi sẵn nói: "Anh muốn tâm sự với em một chút", rồi hắn lao vào cô. Chỉ cần gõ từ khóa "tuyển người mẫu" sẽ cho ra nhiều website mua bán, rao...