Cấm bán rượu, bia sau 22 giờ
Đây là một trong nhiều điều cấm trong dự thảo Luật Phòng chống tác hại của lạm dụng rượu, bia, được chia sẻ tại buổi góp ý dự thảo do Bộ Y tế tổ chức ngày 15.7.
Ngoài ra, dự thảo luật còn cấm những trường hợp dưới 18 tuổi; người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới khi tham gia giao thông không được uống bia rượu; cấm uống rượu bia tại các địa điểm cấm bán rượu, trong thời gian làm việc, nghỉ giữa các ca trong giờ làm việc; cấm bán rượu bia tại các cơ sở y tế, giáo dục, chăm sóc dinh dưỡng, môi trường nuôi dưỡng vui chơi cho trẻ em…
Ông Nguyễn Huy Quang – Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) chia sẻ, tới 90% đàn ông Việt uống rượu bia nhưng 25% số này lạm dụng rượu bia, gây hại cho sức khỏe (khoảng 6 cốc bia hơi mỗi ngày).
Video đang HOT
Theo Dân Việt
Đùn đẩy trách nhiệm quản lý giá thuốc
Dự thảo sơ bộ dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Dược trình Ủy ban Các vấn đề xã hội ngày 6.5 đưa ra phương án lập Hội đồng tư vấn giá thuốc. Tại điều 5, dự thảo luật quy định, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ về thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực về giá, Bộ Y tế chịu trách nhiệm quản lý chuyên ngành về giá. Hội đồng tư vấn giá thuốc do Thủ tướng thành lập là hội đồng liên ngành có nhiệm vụ xem xét phương pháp xác định giá thuốc.
Cần làm rõ trách nhiệm quản lý giá thuốc (ảnh minh họa) - Ảnh: Ngọc Thắng
Theo ông Lê Văn Truyền, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, dự thảo chưa làm rõ được đây là hội đồng gì?.
"Nếu nói là bộ phận quản lý về giá do Thủ tướng thành lập phải là Ủy ban về giá thuốc, còn nếu không là hội đồng hội tư vấn cũng phải thể hiện rõ sẽ góp ý cho các Bộ về giá thuốc...", ông Truyền nêu ý kiến.
Chưa thỏa mãn với phương án của dự thảo đưa ra, ông Nguyễn Vân Đình, Phó chủ tịch thường trực Hội Dược học Việt Nam góp ý: "Cách viết như vậy, có vẻ như quản lý giá theo sự thỏa hiệp để Bộ Tài chính và Bộ Y tế và các cơ quan có liên quan đều chấp nhận được. Tôi thấy nhiều cái không rõ, quản lý nhà nước về giá là gì? Chức năng hội đồng là gì? Nếu để hội đồng tư vấn thì không có ý nghĩa".
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho hay Bộ Y tế không thể "vừa đá bóng, vừa thổi còi", nên đã đề nghị Bộ Tài chính là cơ quan cơ quan cao nhất chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về giá thuốc. "Còn Hội đồng tư vấn, rất khó cho chúng tôi, viết ra cụ thể như thế nào khả thi, ban soạn thảo cũng đang tắc", bà Tiến nói.
Theo giải thích của ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), Hội đồng không có đủ thẩm quyền quyết định mà chỉ tư vấn cho Bộ trưởng Y tế và Tài Chính về giá thuốc, sau đó trình lại cho Bộ trưởng Y tế và Tài chính để quyết định ban hành. Với cách giải thích này, bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội vặn: "Trách nhiệm hội đồng ở trên Bộ trưởng hay dưới Bộ trưởng? Và nếu giá thuốc không đúng thì ai chịu trách nhiệm?". Không trả lời được, đại diện Vụ pháp chế của Bộ Y tế lúng túng: "Nếu có trách nhiệm rất chung chung. Chắc chắn vẫn có người đứng ra chịu trách nhiệm. Hội đồng chỉ mang tính chất tư vấn, theo luật giá, Bộ Tài chính vẫn phải chịu trách nhiệm".
Bà Mai thẳng thắn: "Bộ Y tế trình cho Hội đồng tư vấn, Hội đồng tư vấn lại trình cho Bộ trưởng. Vậy ai to hơn ai? Không ai trả lời được. Tôi xin nói Bộ Y tế to hơn Bộ trưởng. Bộ Y tế là cơ quan, còn Bộ trưởng chỉ là cá nhân. Tôi đề nghị phải tính toán lại".
Bà Mai đề nghị Bộ Y tế tiếp tục nghiên cứu, phân định rõ trách nhiệm của Bộ Y tế và Bộ Tài chính trước khi trình ra Quốc hội; đồng thời cân nhắc lại thành lập hội đồng. Nếu Bộ Y tế muốn cần có Hội đồng tư vấn cứ lập, việc này cho phép theo thẩm quyền quản lý nhà nước.
Theo TNO
Ba loại thẻ công dân: Thêm thẻ để... đơn giản hoá thủ tục!? Trong khi mới triển khai việc cấp chứng minh thư nhân dân (CMTND) 12 số thay thế CTMND chín số với kinh phí lên đến hàng ngàn tỉ đồng thì trong dự thảo luật Luật Căn cước công dân lại đề xuất loại giấy tờ tuỳ thân mới: Thẻ căn cước công dân. Chưa nói đến số tiền phải đầu tư cho việc...