Cấm bán chung cư đã xuống cấp nghiêm trọng
Nhà chung cư bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ sập đổ hoặc căn hộ chung cư không khép kín chưa được Nhà nước cải tạo lại, đều được xếp vào diện cấm bán.
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý được Chính phủ quy định tại Nghị định 34/2013/NDD-CP về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước vừa ban hành.
Theo đó, các trường hợp nhà ở thuộc diện không được bán bao gồm: Nhà ở công vụ, nhà ở sinh viên, nhà ở xã hội; nhà ở nằm trong khu vực quy hoạch xây dựng nhà ở công vụ, công trình trọng điểm của Nhà nước; nhà ở đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền để cải tạo xây dựng lại hoặc thuộc diện phải bố trí, sắp xếp lại; nhà ở gắn với di tích văn hóa, lịch sử, nhà biệt thự cấm bán…
Đáng chú ý, chung cư bị hư hỏng nghiêm trọng, xuống cấp có nguy cơ sập đổ đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng công trình cũng nằm trong diện cấm bán.
Chung cư xuống cấp nghiêm trọng không được phép bán. (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Các căn hộ chung cư không khép kín chưa được Nhà nước cải tạo lại cũng trong hoàn cảnh tương tự, trừ trường hợp người thuê đã tự cải tạo trước và việc sử dụng độc lập, tự nguyện có sự đồng thuận thông qua cam kết bằng văn bản đề nghị được mua và căn hộ này không nằm trong nhà chung cư bị hư hỏng nặng.
Nghị định 34 cũng quy định rõ các trường hợp nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được phép bán, đó là: trường hợp nhà ở cũ thì người mua phải có tên trong hợp đồng thuê nhà ở, đã đóng tiền thuê nhà ở đầy đủ theo quy định, có đơn đề nghị mua nhà và nhà ở đó không có tranh chấp, khiếu kiện.
Trường hợp có nguồn gốc không phải là nhà ở nhưng được bố trí để sử dụng để ở trước năm 1992 có khuôn viên độc lập hoặc tách khỏi khuôn viên trụ sở, cơ quan, không ảnh hưởng đến không gian, cảnh quan xung quanh, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất tại địa phương nằm trong đối tượng được xem xét để bán.
Đối với nhà ở công vụ, nhà ở sinh viên nếu Nhà nước không có nhu cầu sử dụng hay nhà ở xã hội muốn tái đầu tư để xây dựng nhà ở khác sẽ do Bộ Xây dựng nghiên cứu trình Chính phủ xem xét, quyết định cơ chế bán hoặc chuyển đổi công năng.
Theo Nghị định 34, đối tượng được miễn, giảm khi mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước bao gồm: người có công với cách mạng, hộ nghèo, người khuyết tật, người già cô đơn, các đối tượng đặc biệt khó khăn về nhà ở tại khu vực đô thị, cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang hưởng lương từ ngân sách nhà nước…
Mức giảm cũng được quy định rất cụ thể. Theo đó, mỗi năm công tác của người mua nhà được giảm tương ứng với 0,69 lần mức lương tối thiểu dùng để áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo quy định của Chính phủ.
Trường hợp người mua nhà ở có thời gian làm việc trong lực lượng vũ trang thì mỗi năm công tác được giảm số tiền tương ứng bằng 1,24 lần mức lương tối thiểu.
Trường hợp với người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người khuyết tật, người già cô đơn được giảm bằng 6,9 lần mức lương tối thiểu. Riêng đối với người thuộc hộ nghèo thì thực hiện tính giảm cho cả hộ gia đình.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 6/6/2013.
Theo Dantri
Hà Nội: Kiểm tra đột xuất, xử nghiêm cán bộ nhũng nhiễu dân
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo vừa yêu cầu đoàn kiểm tra công vụ kiểm tra đột xuất các sở ngành, quận huyện, nếu phát hiện cán bộ gây khó khăn, sách nhiễu trong quá trình tiếp dân sẽ xử lý nghiêm khắc.
Đối tượng kiểm tra bao gồm cán bộ, công chức viên chức, người lao động làm việc trong các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã; UBND các phường, xã thị trấn và các đơn vị sự nghiệp nhà nước thuộc thành phố Hà Nội. Đoàn kiểm tra sẽ xem xét quá trình thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan, đơn vị; các quy định về nghĩa vụ, những cán bộ, công chức, viên chức không được làm; quy chế văn hóa công sở.
Đoàn kiểm tra công vụ Hà Nội sẽ kiểm tra đột xuất các cơ quan nhà nước trực thuộc thành phố
Ông Thảo yêu cầu đoàn kiểm tra công vụ phát hiện, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấn chỉnh những thiếu sót, khuyết điểm và xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong cơ quan, đơn vị nhà nước thuộc thành phố Hà Nội vi phạm kỷ luật, pháp luật trong thực thi công vụ, gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu đối với tổ chức, công dân trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.
Đoàn kiểm tra công vụ cũng phải phát hiện, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những quy định pháp luật, thủ tục hành chính cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hoặc bãi bỏ. Mục đích của việc này nhằm tạo chuyển biến mạnh về kỷ luật, kỷ cương hành chính, ý thức trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong cơ quan, đơn vị nhà nước thuộc Hà Nội.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo yêu cầu đoàn kiểm tra công vụ trong quá trình kiểm tra phải đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực, đúng pháp luật; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức và cá nhân là đối tượng kiểm tra công vụ.
Đoàn kiểm tra sẽ kiểm tra thường xuyên vào các ngày, giờ làm việc trong năm 2013. Đoàn kiểm tra sẽ kiểm tra đột xuất, không báo trước thời gian, địa điểm từng cuộc kiểm tra cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra. Kết quả kiểm tra công vụ sẽ được tổng hợp báo cáo về UBND thành phố Hà Nội vào ngày 25 hàng tháng.
Trước đó, UBND thành phố Hà Nội đã quyết định thành lập đoàn kiểm tra công vụ do Giám đốc Sở Nội vụ Trần Huy Sáng làm Trưởng đoàn. Đoàn gồm 19 thành viên sẽ đi kiểm tra đột xuất việc chấp hành quy chế làm việc ở những cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trực thuộc thành phố.
Theo Dantri
CSGT phải cười và biết xin lỗi dân trước khi xử phạt! Đây là lớp tập huấn đặc biệt, là lần đầu tiên Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67) - Công an TPHCM mở lớp tập huấn cho CSGT biết cười và xin lỗi dân khi xử phạt vi phạm trên đường phố. Công an TPHCM đang tập huấn cho CSGT cười khi tiến hành xử phạt. Chiều 9/4, PC67 cho biết, từ...