Call of Duty thay đổi qua từng thời kỳ
10 phiên bản trong 10 năm khiến series game FPS này thay đổi đến mức không còn giống như nguyên gốc.
Cho dù ngày nay series Call of Duty đã bắt đầu có dấu hiệu xuống dốc, không ai có thể phủ nhận bên cạnh những cái tên như Medal of Honor, Half-Life, Battlefield, Call of Duty đã và đang là cái tên khiến cho thể loại FPS trở nên đỉnh cao như ngày nay. Điều khiến dòng game này thành công được đến bây giờ chính là những thay đổi quan trọng khiến cho Call of Duty không giống với bất cứ tựa game nào khác. Sau đây, chúng ta sẽ cùng nhìn lại dòng game này qua từng thời kỳ, kể từ khi phiên bản đầu tiên phát hành đến nay.
Phiên bản Call of Duty đầu tiên: Tính đến thời điểm hiện nay, những game lấy đề tài về chiến tranh thế giới thứ hai xuất hiện đầy rẫy trên thị trường với cốt truyện không mấy khác nhau và lối chơi tương tự như nhau. Do đó, không có gì lạ khi cách đây hơn mười năm, trước 2003, khi Infinity Ward phát hành sản phẩm đầu tay của mình mọi thứ cũng tương tự như bây giờ. Rất nhiều game trong số đó xuất sắc thật sự, điển hình nhất là Medal of Honor: Allied Assault và Battlefield 1942.
Tuy nhiên, chỉ thời gian ngắn sau game thủ đã biết đến một game có tựa đề là Call of Duty. Là sản phẩm đầu tay của studio IW, studio do cựu nhân viên của EA – những người trực tiếp thực hiện Medal of Honor điều hành, Call of Duty với chất hành động nổi bật được đánh giá là ngang bằng, thậm chí hơn hẳn những tựa game nổi nhất cùng đề tài thời bấy giờ. Dù cũng chỉ có hai chế độ single player và multiplayer, hầu hết đều đánh giá cao Call of Duty vì cách dẫn dắt hấp dẫn, thiết kế độc đáo và nhiệm vụ phần single player khó có thể nào quên. Đó là còn chưa kể đến những bản nhạc hùng tráng đậm chất điện ảnh của Michael Giacchino.
Call of Duty 2 phát hành năm 2005, cũng như bản đầu tiên đưa người chơi đến với chiến tranh thế giới thông qua câu chuyện riêng của bốn người lính đến từ 3 quốc gia khác nhau. Infinity Ward mở rộng phạm vi cuộc chiến để đem lại trải nghiệm về chiến trường chân thực nhất có thể. Sử dụng engine và công nghệ AI đã được cải tiến, yếu tố hành động nhóm cũng như đồ họa game đã khiến người chơi phải kinh ngạc vì những trải nghiệm chưa từng được trải qua.
Đây cũng là lần đầu tiên rất nhiều chi tiết quen thuộc trong game FPS hiện đại bắt đầu xuất hiện, chẳng hạn như khả năng tự hồi máu. Khi nhân vật bị thương, màn hình sẽ chuyển sang màu đỏ ở xung quanh để cảnh báo rằng người chơi đã bị trúng đạn. Ngoài ra còn có thể kể đến nút ném lựu đạn. Thay vì phải đổi vũ khí, người chơi chỉ cần bấm nút G để ném lựu đạn hoặc đáp trả lựu đạn của kẻ địch.
Một năm sau, Call of Duty 3 đến tay người chơi và đáng tiếc tựa game này chỉ có trên console chứ không xuất hiện trên PC, đây cũng là sản phẩm đầu tiên của cả series xuất hiện trên PS3 và Xbox 360. Lần ra mắt này đánh dấu sự có mặt của một studio thứ hai tham gia vào vòng phát triển Call of Duty: Treyarch. Kết quả rất hoàn hảo, chưa bao giờ người chơi bị lôi cuốn vào phần multiplayer đến như vậy khi hỗ trợ một lúc tới 24 game thủ.
Đáng buồn là phần single player, được coi là thế mạnh của series, lại khiến người chơi thất vọng đôi chút. Toàn cảnh của Đại chiến thế giới thứ hai được mở rộng ra khi lần đầu trong lịch sử, người chơi được tham gia vào cuộc chiến tranh giải phóng thủ đô Paris. Call of Duty 3 đã đẩy cuộc chiến lên mức cao trào với chất hành động nghẹt thở thông qua câu chuyện liền mạch của 3 người lính Anh, Mỹ, Canada kể lại thời khắc quân Đồng Minh thay đổi lại vận mệnh thế giới.
Video đang HOT
Call of Duty 4: Modern Warfare là phần thứ tư của loạt game và cũng là sản phẩm đầu tiên lấy chủ đề về chiến tranh hiện đại. Nhiệm vụ đa dạng, xây dựng môi trường chân thực cùng với danh sách vũ khí phong phú. Chế độ multiplayer vững chắc cùng với một cốt truyện hấp dẫn, tất cả đã làm nên một siêu phẩm không phải chỉ của năm mà là của thời đại.
Call of Duty 4: Modern Warfare mang trong mình những gì tốt đẹp nhất của dòng game – hành động nhóm dồn dập, buộc người chơi phải thận trọng, chất điện ảnh hàn lâm, AI thông minh thuộc vào hàng bậc nhất lúc bấy giờ cùng thế mạnh về đồ họa và âm thanh. Có thể nói nó
đã làm thay đổi cả một dòng game, trở thành khuôn mẫu khiến cho nhiều sản phẩm ra sau này phải học tập theo. Tính từ lúc game mới ra (năm 2007) cho đến nay, đây vẫn là một trong những trò chơi có nhịp độ nhanh nhất từ trước đến nay. Đây cũng là lần đầu hệ thống killstreak, thông tin ẩn (hidden intel dưới dạng laptop) và mức hoàn thành trò chơi xuất hiện.
Phần thứ năm, Call of Duty: World at War phát hành năm 2008 là sản phẩm thứ hai do Treyarch thực hiện. Gameplay cốt lõi không có gì khác với người tiền nhiệm, tuy nhiên lần này cốt truyện lại quay trở về thế chiến thứ hai, bối cảnh ở Nhật Bản – Đông Âu và chỉ có thể mô tả bằng đúng hai chữ: Tàn bạo.
World at War là một bước lùi so với những game đã phát hành từ trước và không được đánh giá cao bằng. Tuy vậy, cốt truyện vẫn là thế mạnh lớn nhất của game, đây cũng là lần đầu tiên chế độ Co-op xuất hiện. Ngoài ra, World at War có phần chơi cực kỳ nổi tiếng là Nacht der Untoten, hay còn được biết đến với tên Nazi Zombie.
2009, phần tiếp theo của series Modern Warfare – Call of Duty Modern Warfare 2 xuất hiện. Bởi Call of Duty 4: Modern Warfare đã quá thành công nên Modern Warfare 2 phải chịu áp lực rất nặng từ game thủ và các nhà phê bình. Tuy nhiên, điều đó không ngăn cản được game đến với chiến thắng.
Chế độ Multiplayer chưa khi nào hấp dẫn và căng thẳng như vậy với khả năng hành động được đẩy lên đến mức cực hạn. Giây phút thư giãn duy nhất mà game thủ được hưởng là lúc họ đã bị… tiêu diệt. Các ý tưởng như góc nhìn thứ ba hay deathstreak cũng được đưa vào nhưng không ảnh hưởng nhiều đến gameplay. Việc unlock vũ khí, trang phục và danh hiệu “Pro” lại rất được hoan nghênh. Cũng từ Modern Warfare 2 game thủ mới biết đến chế độ Spec Ops.
Khác với các phần khác, phần thứ 7 Call of Duty: Black Ops lại lấy bối cảnh chiến tranh lạnh những năm 60 của thế kỷ trước và đưa người chơi đến với nhiều điểm nóng khác nhau như Cuba, Việt Nam, Nga. Các nhiệm vụ tuy không được đánh giá cao hơn so với series Modern Warfare nhưng nhìn chung vẫn khá chất lượng.
Multiplayer vẫn là thứ được nhiều người kỳ vọng thay đổi nhiều. Việc đổi điểm lấy peak mới và vũ khí được rất nhiều người quan tâm. Ngoài ra, chế độ Combat Training đem đến cảm giác mới cho game thủ khi lần đầu chơi Mutiplayer được chống lại bot chứ không phải là một trận 4vs4 thông thường nào khác. Và tất nhiên, phần chơi Zombie với những map mới và một cốt truyện giả tưởng cũng là tâm điểm được chú ý đến.
Năm 2011, Call of Duty: Modern Warfare 3 ra đời với rất nhiều sóng gió. Đây là tựa game đầu tiên Infinity Ward thực hiện không có sự lãnh đạo của những người gắn bó từ lâu với dòng game này (trước đó một năm Vince Zampella và Jason West đã bị buộc thôi việc do có mâu thuẫn với Activision, một nửa số nhân viên của studio cũng bỏ đi theo hai người).
Game được phát triển không phải chỉ bởi một mà là tận 4 studio khác nhau (dựa vào credit có thể thấy Nevesoft, Treyarch và Sledgehammer cũng tham gia vào quá trình phát triển, đây là một sản phẩm mà Activision phải dốc toàn lực vào để có thể cứu vãn tình thế). Mặc dù vậy, đây vẫn được xem như là sản phẩm thành công nhất của cả series. Theo các số liệu chính thức, Modern Warfare 3 đã bán được 775 triệu đô la trong 5 ngày đầu tiên. Con số này vượt qua cả Avatar, bộ phim có doanh thu lớn nhất tính đến thời điểm hiện nay. Thậm chí, chưa có bộ phim bom tấn nào của Hollywood có thể đọ lại được với Modern Warfare 3. Nếu như xếp 3 bộ phim đầu bảng Avatar, Titanic và The Avengers cùng với nhau, cả 3 vẫn chẳng thể đạt được con số 6 tỷ đô là mà Modern Warfare 3 đem về.
Phần nhiệm vụ chính nối tiếp những gì còn dang dở từ Modern Warfare 2 và được đánh giá cao. Phần Multiplayer lại đem lại những trải nghiệm mới hơn với hệ thống nâng cấp vũ khí mới và các chế độ chơi mới. Dù vậy, không phủ nhận được rằng giờ đây game ngày càng tập trung nhiều vào các trải nghiệm multiplayer chứ không còn để ý đến việc cung cấp bối cảnh lịch sử chính xác hay gameplay chân thực nữa. Do đó, đã bắt đầu có ý kiến phàn nàn Modern Warfare 3 đang thoát ly dần khỏi những giá trị vốn có của series.
Call of Duty: Black Ops 2 lần đầu tiên khắc họa hình ảnh của chiến tranh tương lai khi lấy bối cảnh chính vào năm 2025, đem đến môi trường mới, không gian mới và công nghệ mới cho cả hai phần single player và multiplayer. Có 3 thay đổi lớn mang lại thành công cho Black Ops 2.
Thứ nhất, đây là một tựa game mini-sandbox đúng nghĩa, với những lựa chọn và hành động có thể làm thay đổi kết cục cuối cùng của game, thoát khỏi tính chất tuyến tính thông thường của Call of Duty. Thứ hai là sự thay đổi từ killstreaks sang scorestreaks, các phần thưởng như recon drones và airstrike kiếm được bằng cách thực hiện càng nhiều hoạt động càng tốt như tiêu diệt kẻ địch, hỗ trợ đồng đội, cướp cờ. Tiếp đến là hệ thống Pick Ten để quản lý trang bị và phối hợp các vật phẩm với nhau hiệu quả hơn.
Ngoài ra, trong multiplayer còn có nhiều tính năng, chế độ chơi mới như League Play và Boot Camp. Có thể nói đây là tựa game được kỳ vọng có thể “thay máu” được cho toàn bộ series Call of Duty.
Chiến tranh tương lai vẫn là chủ đề chính trong phần tiếp theo ra năm 2013, Call of Duty: Ghosts. Các chi tiết trong game như đem người lên vũ trụ bắn nhau, chó nghiệp vụ có thể hạ được một trực thăng gây nhiều tranh cãi. Tóm lại đây là tựa game có nhiều ý kiến trái chiều nhất vì tính phi thực tế nhiều không khác gì tính thực tế.
Tuy nhiên có những ý tưởng thật sự hấp dẫn và cứu vãn được cho game. Squad Assault là một ví dụ điển hình. Chế độ này cho phép game thủ liên minh với năm người chơi khác để lập nhóm chống lại sáu thành viên trong đội hình A.I. được tạo ra bởi chính một trong số các thành viên trong đội của họ. Điểm đặc biệt của chế độ này là cho phép người chơi kiểm tra kỹ năng làm việc nhóm với các thành viên khác trong đội của mình. Đồng thời, đây cũng sẽ là một bài trắc nghiệm các kỹ năng sử dụng chiến lược mới khá chính xác để đánh giá “trình” chơi game của các game thủ.
Chế độ Squad đang dần làm lu mờ chế độ multiplayer trong Call of Duty: Ghosts bằng những đặc điểm nổi trội của mình. Với khả năng kiếm được nhiều XP và mở khóa thêm nhiều chế độ multiplayer khác, các chế độ chơi Squad thực sự sẽ là những trải nghiệm đáng giá cho những game thủ muốn kiểm tra tài thao lược của mình đang ở mức độ nào.
Theo VNE
Serious Sam 4 có thể sẽ trở lại vào cuối năm nay
Series Serious Sam chắc hẳn đã không còn xa lạ gì đối với tất cả các phiên bản, dù nó không phải là một tựa game hoàn hảo hay xuất sắc, nhưng nó đã thực hiện tốt vai trò của mình là đem lại những giây phút bắn súng điên cuồng nhất cho game thủ.
Phiên bản thứ 3 vừa ra mắt vào năm 2011 trước đây, dù bị đánh giá chỉ nằm ở mức trung bình, song Serious Sam 3: BFE vẫn được người chơi đón nhận một cách cực kỳ nhiệt tình, đem lại một lợi nhuận không nhỏ cho nhà phát triển Croteam.
Studios này còn cho hay hiện Serious Sam 4 đang làm nằm trong giai đoạn cuối của việc phát triển và rất có thể sẽ trình làng người chơi vào khoảng cuối năm nay. Dù họ chưa hé lộ bất kỳ thông tin gì về cốt truyện, gameplay và Engine đồ họa, song Croteam hứa hẹn Serious Sam 4 sẽ vẫn mang lại những giây phút điên cuồng và "dị" nhất với anh chàng cơ bắp Sam.
Theo VNE
Titanfall nhá hàng trailer cuối trước ngày phát hành Sau đợt mở cửa cho phép game thủ tham gia vào những trận đấu khốc liệt trong bản Beta, với lối chơi nhanh mạnh và khá chiến thuật, Titanfall ngay lập tức đã hấp dẫn nhiều người chơi mới. được lại tham gia vào những trận địa đậm chất điện ảnh trong game. Tuy nhiên, đây là một tựa game Multiplayer, để có...