California sẽ bị tách thành 6 bang nhỏ?
Một nỗ lực lâu nay nhằm chia bang California của Mỹ thành 6 bang nhỏ vừa có một diễn biến mới, khi một tỷ phú đứng sau đề xuất này cho biết ông đã thu thập đủ chữ ký để đưa vấn đề ra bỏ phiếu trong 2 năm nữa.
Tỷ phú Timothy Draper, người đề xuất kế hoạch chia California thành 6 bang nhỏ.
Timothy Draper, người sáng lập một công ty đầu tư mạo hiểm tại Thung lũng Silicon từng đầu tư vào Twitter, Skype và Tesla và các công ty khác, đã vận động trong nhiều tháng qua về một sáng kiến bỏ phiếu nhằm chia bang đông dân nhất nước Mỹ thành các bang nhỏ hơn.
Ông Draper hôm 14/7 cho biết chiến dịch vận tách bang California đã thu thập được nhiều hơn 808.000 chữ ký cần thiết để đưa đề xuất ra bỏ phiếu vào tháng 11/2016.
Theo ông Draper, bang California hiện thời có diện tích quá lớn và quá đa dạng về văn hóa xã hội. Tỷ phú này nói rằng việc chia nhỏ sẽ giúp quản lý hiểu quả hơn, mang lại lợi ích cho toàn thể người dân.
“Kế hoạch rất quan trọng vì nó giúp tạo ra một chính phủ sáng tạo hơn, thuận lợn hơn, và điều đó có lợi cho tất cả người dân California”, Roger Salazar, một phát ngôn viên của chiến dịch, nói.
Video đang HOT
Tuy nhiên, kế hoạch trên cũng gây ra những bất đồng phe phái trên khắp California. Những người phản đối thì nói rằng đề xuất ít có khả năng nhận được sự ủng hộ của cử tri. Thậm chí nếu hội đủ sự ủng hộ, đề xuất cũng phải được quốc hội thông qua – điều mà những người chỉ trích nói là không có khả năng xảy ra.
Kế hoạch chia nhỏ California thành 6 bang gồm: Jefferson, Bắc California, Thung lũng Silicon, Trung California, Tây California và Nam Calfornia.
“Điều này chỉ lãng phí thời gian, năng lượng và tiền bạc. Nó sẽ làm tổn tại tới thương hiệu California”, Steven Maviglio, một chiến lược gia chính trị đảng Dân chủ, người đã thành lập một nhóm có tên gọi OneCalifornia cùng chiến lược gia Cộng hòa Joe Rodota để chống lại kế hoạch của tỷ phú Draper, nhận định.
Theo kế hoạch của ông Draper, bang California được tách thành 6 bang nhỏ, gồm: Jefferson, Bắc California, Thung lũng Silicon, Trung California, Tây California và Nam Calfornia.
Những người ủng hộ nói rằng việc chia nhỏ California sẽ tạo ra một môi trường thân thiện với kinh doanh hơn, giải quyết các vấn đề nước sạch và giảm ùn tắc giao thông.
California nằm ở bờ biển phía tây nước Mỹ. Với diện tích 423.970 km2, đây là bang lớn thứ 3 của Mỹ, sau Alaska và Texas. California cũng là bang đông dân nhất nước Mỹ, với 38 triệu người.
An Bình
Tổng hợp
Theo Dantri
Tổng thống Barack Obama "phản pháo" cáo buộc lạm quyền
Trước việc Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner tuyên bố sẽ phát đơn kiện Tổng thống Barack Obama về tội lạm dụng quyền lực, ngày 27/6, ông chủ Nhà Trắng đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ các nghị sỹ đảng Cộng hòa, cho rằng họ là "những người phá rối vô trách nhiệm" tại Quốc hội khi luôn cản trở việc thông qua các chính sách quan trọng của đất nước.
Tổng thống Barack Obama. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Phát biểu trước khoảng 3.500 người dân tại thành phố Minneapolis, bang Minnisota, Tổng thống Obama cáo buộc trong năm 2014, các nghị sỹ đảng Cộng hòa tại Quốc hội đã trì hoãn hoặc bác bỏ nhiều ý kiến quan trọng giúp hỗ trợ tầng lớp trung lưu như chính sách tăng lương tối thiểu cho các nhân viên liên bang hay gia hạn trợ cấp thất nghiệp.
Nhà lãnh đạo Mỹ nhấn mạnh đấy là lý do ông buộc phải sử dụng quyền hành pháp của mình để có thể nhanh chóng ban hành các sắc lệnh hành chính nhằm thực thi những chủ trương chính sách của Nhà Trắng mà không phải mất thời gian dài chờ Quốc hội phê chuẩn.
Người đứng đầu Nhà Trắng khẳng định luôn lắng nghe ý nguyện và không ngừng nỗ lực cống hiến vì lợi ích của người dân, đồng thời cáo buộc giới chức đảng Cộng hòa đã "không làm gì" ngoài việc chỉ trích ông cũng như liên tiếp ngăn cản thông qua các chính sách mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế và người dân Mỹ.
Người phát ngôn Chủ tịch Hạ viện Michael Steel ngay lập tức lên tiếng bác bỏ những chỉ trích trên của ông Obama, cho rằng người dân Mỹ, các đại diện do dân bầu ra và Tòa án tối cao đều bày tỏ quan ngại trước việc Tổng thống đã hành xử không theo quy định của Hiến pháp.
Trước đó, ngày 25/6, Hạ nghị sỹ Cộng hòa Boehner tuyên bố kiện Tổng thống Obama với cáo buộc ông chủ Nhà Trắng theo chủ nghĩa đơn phương, lạm dụng quyền của người đứng đầu cơ quan hành pháp, tự đưa ra các sắc lệnh hành chính mà không thông qua Quốc hội. Tuy nhiên, ông Boehner cũng bác bỏ đánh giá cho rằng việc khởi kiện tổng thống là nhằm luận tội người đứng đầu Nhà Trắng và tạo lợi thế cho đảng Cộng hòa trước thềm cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 tới.
Lâu nay, đảng Cộng hòa đã chỉ trích Tổng thống Obama lạm quyền khi ký các sắc lệnh hành chính chưa có sự chấp thuận của Quốc hội như tăng lương tối thiểu cho các nhân viên liên bang, ngừng trục xuất nhiều trẻ em nước ngoài nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ và gần đây nhất là sắc lệnh kéo dài thời gian nghỉ phép cho những cặp vợ chồng đồng tính, cấm các nhà thầu liên bang có những đối xử phân biệt đối với những người lao động đồng tính.
Trước đó, do tình trạng bế tắc kéo dài trong chính trường Washington, trong Thông điệp liên bang đầu năm 2014, Tổng thống Obama một mặt kêu gọi phe Cộng hòa hợp tác, mặt khác dọa sẽ sử dụng quyền của người đứng đầu cơ quan hành pháp để thúc đẩy các chính sách mà Nhà Trắng cho là có lợi cho nền kinh tế và người dân Mỹ.
Theo Vietnamplus.vn
Tổng thống Ukraine cảnh báo "phương án B" giành lại miền đông Tân Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cảnh báo rằng nếu lệnh ngừng bắn hiện thời, vốn có hiệu lực từ 22/6, thất bại, ông sẽ có "phương án B" thay thế để giành lại quyền kiếm soát miền đông nam Ukraine từ tay lực lượng ly khai. Tân Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. "Viễn cảnh hòa bình - đó là phương án A...