Cai thuốc lá có thực sự… khó hơn lên mặt trăng
“Nếu bảo tôi tin một người đàn ông ngày mai bay lên mặt trăng và một người đàn ông ngày mai bỏ được thuốc lá thì tôi chọn tin người đàn ông ngày mai bay lên mặt trăng”
Đó là những lời chia sẻ của một người đàn ông từng có lịch sử nhiều năm nghiện thuốc lá nặng. Với kinh nghiệm của mình, anh cho rằng cai thuốc lá là 1 công cuộc nhiều khó khăn, là hành trình đấu tranh về ý chí rất lớn.
Những loại thực phẩm này có tác dụng hỗ trợ tốt cho việc cai nghiện thuốc lá (Ảnh minh họa)
Vì sao nhiều người Việt nghiện thuốc lá?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc hút thuốc lá. Ở Việt Nam, bao thuốc lá xuất hiện ở khắp nơi: từ đám hiếu, đám hỉ, giỗ chạp, tất niên, tân niên, nhà hàng, quán bar, quán nước… Ông bà xưa có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện” nhưng dần dần nó cũng được biến tấu đi thành “Điếu thuốc là đầu câu chuyện”. Người ta lấy miếng trầu, điếu thuốc để làm quà.
Trải qua nhiều năm tháng nó ăn vào nếp văn hóa, thói quen cố hữu của người Việt Nam. Họ cho rằng hút thuốc là điều bình thường và vô hình chung tạo thành thói quen cho những thành viên khác.
Có người hút thuốc ban đầu chỉ vì thử xem vị nó thế nào, dần rồi cũng thành quen. Quen cái vị đắng và khét lẹt của thuốc lá. Cũng có người tìm đến thuốc lá do áp lực công việc, stress bản thân hay mệt mỏi cuộc sống. Hút thuốc khiến họ trút hết được những mệt mỏi, âu lo.
“Vì đặc thù công việc hay phải ở công trường với anh em, lại hay nhậu nhẹt thấy anh em hút thì mình cũng xin 1 điếu. Lâu dần thành quen rồi cứ thế hút, rồi thành nghiện thuốc lúc nào không hay”, anh Phạm Văn Quang – Kĩ sư công trình xây dựng (trú tại Đống Đa, Hà Nội) nói về một trong số các nguyên nhân gây nghiện thuốc lá.
Video đang HOT
1001 khó khăn khi cai thuốc lá
Các cụ xưa có câu: “Nhớ ai như nhớ thuốc lào/ Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên”. Không phải ngẫu nhiên mà câu nói này xuất hiện trong thơ ca mà nó là kinh nghiệm được ông bà xưa đúc rút từ thực tế đời sống.
Cai thuốc lào đã khó, cai thuốc lá còn khó khăn hơn bội phần.
Anh Trần Quang Ngọc – một người làm việc trong lĩnh vực kinh doanh tại Hà Nội cho biết: “Tôi đã từng rất nghiện thuốc lá và cố gắng cai thuốc. Thời gian khó khăn nhất của người cai thuốc là vào buổi sáng. Bao nhiêu quyết tâm, cố gắng chỉ tan biến sau 1 tách cà phê hoặc sau1 bát phở”.
Còn chú Phạm Minh Tuấn (Ba Đình, Hà Nội) – người có hơn 20 năm hút thuốc lá thì cho hay: “Khi bắt đầu cai thuốc lá, tôi gặp những triệu chứng như mất ngủ, cáu gắt, bứt rứt, lo âu, khó tập trung và thèm ăn, có lúc như bị trầm cảm, tâm trạng thay đổi thất thường…”.
Cai thuốc lá là điều vô cùng khó khăn, ở những người vừa nghiện thuốc lá, lại nghiện cả cà phê hay nghiện rượu thì việc cai thuốc còn khó khăn hơn gấp nhiều lần. Khói thuốc lá có chứa hydrocarbure làm tăng hoạt động của men chuyển hóa cà phê ở gan. Khi cai thuốc lá, men này không hoạt động mạnh nữa làm lượng cafein được giữ lâu hơn trong cơ thể, nếu tiếp tục uống nhiều cà phê như trước sẽ gây kích thích, bứt rứt và mất ngủ trong một số trường hợp.
Ngoài ra, rượu có tác động giảm lo âu, còn thuốc lá chủ yếu tác động gây hưng phấn. Uống rượu nhiều, liên tục là yếu tố cản trở cai thuốc lá. Cai thuốc lá sẽ dễ hơn nhiều khi không uống hay uống rượu vừa phải. Trong trường hợp vừa nghiện rượu, vừa nghiện thuốc lá, phải cai đồng thời. Một người còn uống rượu nhiều thì không thể nào cai được thuốc lá.
Theo chia sẻ của nhiều người nghiện thuốc lá nay đã cai nghiện thành công thì việc người xung quanh hút thuốc lá cũng là rào cản của việc cai thuốc lá thành công hay không. Người cai thuốc lá cần bảo vệ để xung quanh mình không có khói thuốc lá. Cần tránh xa mùi thuốc trong tất cả trường hợp để tránh tái nghiện. Thực tế có rất nhiều trường hợp đang nỗ lực cai thuốc và sắp thành công nhưng chỉ cần gặp bạn bè, hàn huyên dăm ba câu chuyện rồi bị bạn bè mời mọc hoặc ngửi mùi thuốc lá thôi là bao nhiêu cố gắng đều trở về con số không.
Vì vậy để giúp cho một người nghiện cai thuốc lá thành công điều tiên quyết là là sự quyết tâm từ ý chí của bản thân họ. Bên cạnh đó là sự giúp đỡ, động viên của gia đình, người thân và toàn xã hội để đẩy lùi nạn hút thuốc lá giúp con người tránh khỏi những hệ lụy đáng tiếc mà thuốc lá mang lại.
Theo GĐVN
Nỗi khổ tâm của những bà vợ có chồng nghiện thuốc lá
"Nghiện thuốc hơn nghiện vợ" nghe có vẻ buồn cười nhưng đó là thực tế mà rất nhiều bà vợ có đức ông chồng nghiện thuốc lá đang gặp phải.
Ám ảnh vì chồng nghiện thuốc lá
"Chồng chị nghiện thuốc hơn nghiện vợ đấy em ạ. Hai vợ chồng có thể 2-3 ngày không gặp nhau nếu anh hoặc chị đi công tác nhưng thuốc lá thì 1 ngày thiếu là anh không chịu được ". Đó là tâm sự của chị Trần Thị Mỹ Duyên (Từ Liêm, Hà Nội), người đã nhiều năm nay phải sống chung với thói quen hút thuốc lá của chồng.
Biết tác hại của thuốc lá nhưng nhiều bà vợ vẫn phải chấp nhận sống chung với thói quen hút thuốc của chồng mà chưa có giải pháp (Ảnh minh họa)
Chị Vũ Mai Linh (Đống Đa - Hà Nội) tâm sự, con trai chị năm nay hơn 4 tuổi, vợ chồng chị có thể làm mọi việc cho con, hi sinh mạng sống vì con nhưng ngay việc đơn giản nhất là bảo vệ con khỏi khói thuốc lá lại không làm được. Chồng chị hút thuốc nhưng vẫn có ý thức không bao giờ hút trong nhà mà chỉ hút ở ngoài hoặc trong nhà vệ sinh. Cách đây mấy tháng bé nhà chị bị ho, đưa đi khám bác sĩ bảo do cháu chịu ảnh hưởng của khói thuốc lá. Chị và chồng chị đều bàng hoàng, anh ấy cũng lo lắng và nói sẽ bỏ thuốc lá nhưng đến nay vẫn chưa có động thái gì thay đổi. Hai vợ chồng nhiều lần cãi nhau về việc anh bỏ thuốc nhưng anh vẫn chưa bỏ được. Mấy hôm nay chị dẫn cháu về ngoại ở bởi bác sĩ nói phải cách ly và chữa trị thời gian dài"
Thuốc lá ảnh hưởng đến sức khỏe con người là điều mà ai cũng nhận thức được. Nó không chỉ ảnh hưởng với người hút chủ động mà người hít khói thuốc cũng ảnh hưởng sức khỏe không nhỏ đặc biệt đối với phụ nữ có thai và trẻ nhỏ. Trong khi cả xã hội đang ra sức đấu tranh bảo vệ và chăm sóc trẻ em thì ở đây, ngay trong gia đình mình cha mẹ không bảo vệ con khỏi khói thuốc lá.
Chung hoàn cảnh với chị Mai Linh, chị Nguyễn Thu Minh (Hà Nội) chia sẻ, chị vốn rất ghét những người hút thuốc lá, đến khi yêu rồi lấy chồng thì lấy phải người nghiện thuốc lá nặng. Lúc yêu nhau chị cũng có khuyên anh ấy bỏ thuốc nhưng anh nói nghiện rồi rất khó bỏ. Vì yêu, vì tôn trọng nên chị không ép, nhưng càng ngày chị càng thấy khó chịu với mùi thuốc lá của anh, từ quần áo, đầu tóc, hơi thở cho đến chuyện chăn gối cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
Chị Vũ Thị Nhung (Hải Phòng) hàng chục năm nay cũng phải sống trong bức xúc về việc chồng hút thuốc lá.
"Chồng chị làm xây dựng hút thuốc lá hơn 10 năm nay, ngày nào cũng 1 bao, có khi hơn. Nhưng bình thường thì anh đi công trường hút thuốc bên ngoài, nhưng hễ nhà có việc tập trung anh em bạn bè thì ai nấy đều hút thuốc vô tội vạ. 4-5 ông ngồi với nhau là như cá gặp nước, ông nào cũng trên tay 1 điếu thuốc rồi nhả khói ra nghi ngút khắp nhà. Nói ra thì lại bảo chủ nhà thế này thế nọ mà không nói thì nhìn rất ngứa mắt", chị Nhung tâm sự.
Kế sách của các bà vợ giúp chồng cai thuốc lá
Từ những khó chịu, ám ảnh đó mà không ít bà vợ đã đưa ra những kế sách giúp chồng cai thuốc lá dù không phải ai cũng thành công.
Chị Linh sau nhiều lần khuyên chồng cai thuốc lá nhưng không thành đã bất lực đến mức phải đưa con về bên ngoại ở để cách ly với chồng, bảo vệ con khỏi khói thuốc lá.
"Bao lần khuyên nhủ anh nhà chị cai thuốc, nặng có nhẹ có nhưng chỉ được 1 thời gian là đâu lại vào đấy. Chị áp dụng cách như cai sữa cho trẻ con là thay đổi mùi vị chắc sẽ khiến chồng chị không thích vị thuốc nữa thì sẽ bỏ. Có lần đợi chồng ngủ say chị đổ hết thuốc lá ra rồi đổ dầu gió vào phần đầu lọc. Hôm sau chồng hút thấy vị lạ còn thắc mắc thuốc mới có vị bạc hà không quen bằng vị cũ. Thế rồi anh bỏ bao thuốc ấy mua bao khác cho đúng vị" - Chị Bùi Thu Hằng (Tây Hồ, Hà Nội) kể lại.
Bi hài hơn cả là chị Nguyễn Thu Minh, vì thuốc lá ảnh hưởng chuyện vợ chồng nên mỗi lần muốn gần gũi chồng là chị bắt anh đi đánh răng, rửa mặt, tắm gội thật sạch sẽ mới dám cho chồng lại gần.
Có những chị vợ hễ cứ thấy gì liên quan đến thuốc lá, bật lửa là tuyệt nhiên giấu bặt. Có những chiếc bật lửa đắt tiền chồng đặt mua tận nước ngoài, hàng limited các chị cũng cho ra đi hết.
Sử dụng các biện pháp ngăn chặn cùng với đó là đánh vào tâm lý các anh chồng. Khuyên bảo 1 lần chưa nghe thì khuyên bảo nhiều lần, mưa dầm thấm lâu. Phân tích cho các anh hiểu rõ tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe của con cái, cho anh ấy thấy rằng mình nên là tấm gương cho con cái noi theo...
Còn rất nhiều câu chuyện của các chị em bất bình khi chồng nghiện thuốc lá và những phương pháp giúp chồng cai nghiện. Nhưng dù cách này hay cách khác thì để giúp chồng bỏ thuốc lá đòi hỏi có cách cư xử khéo léo và phù hợp của các bà vợ. Sự tác động từ gia đình và người xung quanh là cần thiết nhưng bản thân người hút thuốc phải nhận thức rõ ràng và thật sự quyết tâm về vấn đề cai thuốc của mình.
Theo GĐVN
Tâm sự của người đàn ông hút thuốc lá: "Tôi là một ông bố tồi" Kiếm nhiều tiền là cách tốt nhất để chăm lo bảo vệ những người thân yêu nhưng nếu có tiền mà không còn sức khỏe thì mọi thứ đều vô nghĩa. Anh Lê Tuấn Anh (35 tuổi) - kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản tại Hà Nội đã dành nhiều tâm sự để nói về sự thay đổi cả về suy...