Cải thiện rối loạn tiền đình ở phụ nữ
Rối loạn tiền đình thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là hay xảy ra ở người yếu tâm lý, tâm lý không ổn định, hay hoảng hốt, lo sợ.
Ảnh minh họa
PGS.TS Đậu Xuân Cảnh- Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết: Rối loạn tiền đình (RLTĐ) là tình trạng quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn do dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương hay các tổn thương khác ở khu vực tai trong và não. Điều này khiến cho tiền đình mất khả năng giữ thăng bằng, cơ thể loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng, ù tai, buồn nôn…
Những triệu chứng này lặp đi lặp lại nhiều lần, xuất hiện đột ngột khiến người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và khả năng lao động. RLTĐ thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là hay xảy ra ở người yếu tâm lý, tâm lý không ổn định, hay hoảng hốt, lo sợ.
Video đang HOT
Có rất nhiều nguyên nhân gây RLTĐ, nếu nói theo y học hiện đại thì cơ quan tai trong chịu trách nhiệm về tiền đình, ốc tai chịu trách nhiệm về sự thăng bằng trong cơ thể nhưng nếu ốc tai bị tổn thương thì sự cung cấp máu để nó hoạt động bị kém đi. Các tổn thương cơ học như viêm, chấn thương, khối u… gây hiện tượng RLTĐ. Nhiều người lầm tưởng thiếu máu não đồng nghĩa với RLTĐ, đó là 1 phần thôi, thiếu máu não là 1 trong những nguyên nhân gây RLTĐ chứ không phải thiếu máu não là RLTĐ.
Theo BS Cảnh, một người RLTĐ thì có 5 nguyên nhân chính: Một là, can hoả vượng thì có bài thuốc giải quyết tình trạng này. Hai là rối loạn mỡ máu (đàm thấp) làm lưu thông mạch máu giảm đi. Ba là do chứng hư suy (khí hư), suy nhược cơ thể, sức mạnh cơ thể kém đi gây RLTĐ. Bốn là huyết hư, lưu thông máu kém đi. Năm là khí huyết đều hư. Trong Đông y đều có thuốc điều trị hiệu quả các chứng này.
Các nguyên nhân gây RLTĐ rất rõ, liên quan đến máu tưới não, thần kinh, nội tiết… Chính vì vậy tìm ra nguyên nhân gây RLTĐ thì nhận thấy rằng bệnh này có thể phòng tránh được. Do đó cần duy trì huyết áp ổn định, không để huyết áp thấp. Nên tăng cường vận động hàng ngày, đừng để béo quá, không ăn nhạt quá cũng làm huyết áp giảm đi. Kiểm soát chế độ ăn mặn – nhạt cho phù hợp, ăn uống cân bằng.
Bên cạnh đó là tinh thần thoải mái, chủ động tham gia hội nhập cộng đồng qua các câu lạc bộ, giảm bớt trầm tư, suy nghĩ, nhất là với phụ nữ tiền mãn kinh dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, ít vận động, tạo thành vòng xoắn bệnh lý, gây RLTĐ….
BS Cảnh cho hay: Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc điều trị chứng RLTĐ ví dụ như thể chóng mặt do huyết áp cao có thể dùng bài thuốc thiên ma câu đẳng hoặc trường hợp người khí hư gây RLTĐ thì dùng bài thuốc bổ khí; người huyết hư gây RLTĐ thì dùng bài tứ vật để điều trị. Người bị đàm ẩm, tì hư gây RLTĐ thì dùng bài thuốc quy tì…
Các bài thuốc RLTĐ chủ yếu có bổ khí, bổ huyết, bổ não. Khi uống vào làm tăng cường trí nhớ của cơ thể, các bài hoạt huyết đan sâm, hồng hoa bổ huyết cũng rất tốt, cung cấp cho hoạt động tưới máu não tốt hơn…
Để rối loạn tiền đình không tái phát
Tôi rất hay đau đầu, chóng mặt. Đi khám bác sĩ nói bị rối loạn tiền đình. Xin bác sĩ hướng dẫn cách phòng ngừa và ứng phó hiệu quả?
Nguyễn Thị Thắng (Nghệ An)
Ảnh minh họa
Rối loạn tiền đình là bệnh lý rất hay tái phát, ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống. Để phòng ngừa rối loạn tiền đình, tránh tái phát bệnh, cần tránh ngồi nhiều trong phòng lạnh, hạn chế ngồi lâu trước máy vi tính...
Nên thư giãn khi phải ngồi lâu làm việc trong văn phòng bằng các bài tập cho vùng đầu, cổ gáy.
Tập đẩy hơi vào 2 tai bằng cách dùng 2 bàn tay áp vào 2 bên tai mỗi ngày 50-100 lần. Uống nước thường xuyên, khoảng 2 lít/ngày.
Năng tập luyện thể dục thể thao hàng ngày, giúp tăng cường lưu thông máu cho cơ thể, đặc biệt là lượng máu đưa lên não. Cần chủ động giảm căng thẳng, lo âu, tránh đọc sách báo khi ngồi ôtô, dễ bị chóng mặt.
Đặc biệt với những người đã từng bị rối loạn tiền đình, không nên quay cổ hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh, tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc nếu thường xuyên bị choáng váng.
Nên ngồi hoặc nằm ngay xuống nếu cảm thấy chóng mặt. Khi có những biểu hiện như chóng mặt, ù tai, đi đứng không vững, nghi ngờ bệnh lý rối loạn tiền đình, cần đến các cơ sở y tế để được khám và xác định chính xác nguyên nhân, từ đó có hướng chữa trị thích hợp, càng sớm càng tốt.
Rối loạn tiền đình nguy hiểm thế nào? Rối loạn tiền đình không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng không điều trị kịp thời nó là nguyên nhân tác động đến nhiều bệnh lý khác. Ảnh minh họa Hỏi: Gần đây, tôi hay đau đầu, chóng mặt. Liệu tôi có bị rối loạn tiền đình hay không và bệnh này nguy hiểm thế nào, thưa bác sĩ? Trần Hoan (Hà...