Cải thiện chất lượng tín dụng
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ( NHNN), năm 2019 tăng trưởng tín dụng cả nước khoảng 13,75%. Đến nay, hệ thống ngân hàng đã cung ứng cho nền kinh tế khoảng 8,2 triệu tỉ đồng.
Hệ thống ngân hàng đảm bảo an toàn chất lượng và kiểm soát tốt chất lượng tăng trưởng tín dụng. Năm 2018-2019, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng/ GDP giảm xuống dưới 2 lần, chứng tỏ hiệu quả tín dụng đã được tăng cường và củng cố. GDP tăng cao nhưng không đi kèm với mở rộng tín dụng, kiểm soát chặt chẽ, tốc độ, chất lượng và quy mô tín dụng cũng như cơ cấu tín dụng tập trung vào những lĩnh vực ưu tiên của nền kinh tế. Có trên 80% nguồn vốn tín dụng được đưa vào sản xuất kinh doanh, tập trung những lĩnh vực: nông nghiệp nông thôn, tỷ trọng tín dụng của toàn hệ thống chiếm khoảng 25%, doanh nghiệp vừa và nhỏ khoảng 20%, cơ cấu công nghiệp chế biến, chế tạo, tốc độ và tỷ trọng đều có mức tăng ấn tượng.
Cùng với đưa vốn vào sản xuất, hệ thống ngân hàng đã chủ động và tích cực xử lý nợ xấu theo Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, NHNN nhằm tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng. Theo NHNN, đến cuối 2019, tổng các khoản nợ xấu chỉ còn 4,59%, nợ nội bảng chỉ còn 1,89% tổng dư nợ. Song song đó, các kịch bản điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt của NHNN đã góp phần tích cực trong kiểm soát lạm phát. Năm 2019 cũng là năm thứ tư liên tiếp NHNN đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới mức 4% theo mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đề ra (năm 2019, CPI bình quân ước khoảng 2,7%-2,8% so với cùng kỳ năm 2018), góp phần tích cực trong phát triển kinh tế- xã hội.
Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2020; trong đó chỉ tiêu tăng trưởng GDP ở mức 6,8%; tốc độ tăng CPI dưới 4%. Phương châm hành động của Chính phủ năm 2020 là “Kỷ cương, liêm chính, hành động, trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả” thực hiện tốt các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an toàn và phát triển lành mạnh hệ thống các tổ chức tín dụng. Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.
Năm 2020, NHNN định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 13%; tín dụng tăng khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế; đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế. Phấn đấu năm 2020, đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống dưới 2%; tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các tổ chức tín dụng, nợ xấu đã bán cho Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam và nợ đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3% (không bao gồm nợ xấu của các ngân hàng thương mại yếu kém). Đồng thời tăng cường cải cách hành chính để góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Gia Bảo
Video đang HOT
Theo Baocantho.vn
Moody's cảnh báo chất lượng tín dụng suy giảm tại Mỹ Latinh
Moody's dự báo GDP của khu vực Mỹ Latinh sẽ ở mức thấp hơn dự kiến trong hai thập kỷ qua, chỉ một số quốc gia trong khu vực cân bằng đủ ngân sách để ổn định chỉ số nợ năm 2020.
Chất lượng tín dụng tại các nước Mỹ Latinh có nguy cơ suy giảm trong 12 tháng tới. (Ảnh: THX/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's ngày 7/1 đã cảnh báo nguy cơ chất lượng tín dụng tại các nước Mỹ Latinh suy giảm trong 12 tháng tới do tăng trưởng kinh tế của khu vực ở mức "khiêm tốn" và mâu thuẫn xã hội ngày một tăng tại một số quốc gia.
Theo Trợ lý Phó Chủ tịch Moody's Renzo Merino, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của phần lớn các nền kinh tế Mỹ Latinh trong năm nay sẽ cao hơn so với năm 2019 và ghi nhận ở mức từ 2,5%-3,5%.
Tuy nhiên, những rủi ro về mặt chính trị tại khu vực gia tăng cùng với tác động bên ngoài tạo ra nguy cơ đối với triển vọng kinh tế của các nước.
Ông Merino dự báo GDP của khu vực sẽ ở mức thấp hơn dự kiến trong hai thập kỷ qua, đồng thời cho biết phần lớn chính phủ các nước này sẽ giảm được tình trạng thâm hụt ngân sách hoặc duy trì ở mức tương đương năm 2019.
Chỉ một số quốc gia trong khu vực cân bằng đủ ngân sách để ổn định chỉ số nợ năm 2020.
Moody's cũng khẳng định bất ổn xã hội gia tăng tại Mỹ Latinh đã ảnh hưởng tới triển vọng đầu tư và góp phần khiến tăng trưởng GDP của khu vực giảm trong những năm gần đây.
[Nguồn vốn FDI đổ vào Mỹ Latinh tăng trở lại sau 5 năm suy giảm]
Hồi tháng 10/2019, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh xuống mức 0,2% trong năm 2019 và 1,8% vào năm 2020, giảm tương ứng 0,4 điểm phần trăm và 0,5 điểm phần trăm so với con số đưa ra trong tháng 7/2019.
IMF điều chỉnh dự báo tăng trưởng của khu vực do tình hình kinh tế, lĩnh vực tiêu dùng tư nhân tại Brazil và Mexico tiếp tục yếu đi trong bối cảnh chính sách bất ổn, niềm tin tiêu dùng giảm sút và chi phí nợ cao tại các nước này.
Cũng trong ngày 7/1, cơ quan xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's (S&P) đã điều chỉnh nâng hạng đối với các khoản nợ nước ngoài trong dài hạn của Argentina từ mức CC lên mức CCC sau khi thừa nhận có sai sót trong lần đánh giá trước đó diễn ra hồi cuối tháng 12/2019.
Theo thông báo của S&P, cơ quan này đã nâng mức đánh giá rủi ro nợ nước ngoài của Argentina từ mức vỡ nợ có lựa chọn (SD) lên mức có độ tổn thương cao, có khả năng bị vỡ nợ (CC/C) hôm 30/12/2019.
Tuy nhiên, sau đó đã phát hiện ra có sai sót trong việc áp dụng các tiêu chí đánh giá và vì vậy cơ quan này quyết định điều chỉnh nâng lên mức CCC.
Mặc dù vậy, S&P cho rằng triển vọng tín nhiệm của Argentina vẫn ở mức tiêu cực và điều này phản ánh những rủi ro hiện hữu của việc thanh toán kịp thời và đầy đủ các khoản nợ theo các tiêu chí ngắn hạn trong bối cảnh thị trường kinh tế và tài chính liên tục biến động.
Tổng thống Alberto Fernandez ngay sau khi nhậm chức hồi giữa tháng 12/2019 đã đưa vào áp dụng một loạt biện pháp khẩn cấp nhằm ổn định tình hình kinh tế của Argentina vốn đang phải trải qua một giai đoạn khủng hoảng kéo dài.
Chính phủ mới của Argentina cũng đang tìm cách tái cơ cấu các khoản nợ nước ngoài, cũng như đàm phán với các chủ nợ để giãn các khoản đến hạn thanh toán. Theo thống kê chính thức, nợ nước ngoài của Argentina hiện đang chiếm khoảng 90% GDP nước này./.
Phương Lan-Hoài Nam
Theo TTXVN/Vietnam
MSB: Lãi quý III tăng vọt gấp 23 lần lên gần 500 tỷ đồng, lũy kế 9 tháng vượt 1.000 tỷ đồng Quý III/2019, MSB ghi nhận tới gần 500 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, gấp 23 lần cùng kỳ năm ngoái nhờ tăng trưởng vượt trội ở nhiều mảng kinh doanh. Lũy kế 9 tháng, lợi nhuận trước thuế đạt trên 1.000 tỷ đồng, tăng gấp 3,7 lần. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức 2,88%, trong khi lãi dự thu tăng...