Cải thảo giúp giảm cholesterol
Cải thảo vị ngọt tính mát, công hiệu thanh nhiệt trừ phiền, thông lợi đường ruột, tiêu thực dưỡng vị; dùng hỗ trợ trong điều trị các chứng phế nhiệt, ho khan, họng khô, miệng khát, đau đầu, đại tiện táo kết, viêm quầng, trĩ ra máu…
Tác dụng thực dưỡng
Lợi trường thông tiện, trợ giúp tiêu hóa: trong cải thảo chứa nhiều chất xơ, thúc đẩy nhu động đường ruột, trợ giúp tiêu hóa, dự phòng ruột già khô táo, thúc đẩy bài tiện, phóng thích độc tố trong đường ruột, vừa giúp điều trị táo bón vừa trợ giúp hấp thu dinh dưỡng.
Tiêu thực kiện tỳ, bổ sung dinh dưỡng: cải thảo vị ngọt tươi ngon, khai vị kiện tỳ, có chứa protid, lipid, nhiều vitamin và chất khoáng như: Ca, P, Fe…, thường ăn giúp tăng chức năng miễn dịch cơ thể, cũng có ý nghĩa với việc giảm béo phì. Khám phá cho thấy, một chén cải thảo nấu chín có thể cung cấp lượng canxi tương đương với một tách sữa.
Dự phòng bệnh tim mạch: thành phần hữu dụng trong cải giúp giảm cholesterol, tăng tính đàn hồi mạch máu, thường ăn giúp dự phòng xơ cứng động mạch và các bệnh tim mạch khác.
Món ăn từ cải thảo
Cải thảo tiềm: tim cải thảo 1 quả (khoảng 0,5kg), thịt (heo) lát 50g, hành đoạn vừa đủ, gừng lát vừa đủ. Tim cải thảo rửa sạch, để ráo nước, cắt thành hai đoạn, cho vào thau sành, thêm hành đoạn, gừng lát, thịt lát, rượu, nước dùng, cho vào lò hấp khoảng 1 giờ, khi cải nhừ, nêm muối, bột nêm, bột tiêu trắng, mỡ gà thì hoàn tất. Món có công hiệu dưỡng vị thông lạc, lợi thủy. Thích hợp dùng cho các chứng như tiểu tiện không thông, đại tiện táo kết, chán ăn…
Một chén cải thảo nấu chín hầu như có thể cung cấp lượng canxi tương đương với một tách sữa
Cải thảo xào cay: cải thảo 0,5kg, ớt đỏ 10g, bột năng vừa đủ. Cải thảo rửa sạch, thái lát dài 3cm, rộng 1,5cm; ớt bổ ra, bỏ hột, thái sợi dài 3cm; đổ dầu vào chảo cho nóng, xào ớt thơm cay, thêm gừng nhuyễn, cải thảo, lửa mạnh đảo thật nhanh, thêm dấm, nước tương, muối, đường, dùng bột năng làm xốt, rắc lên dầu mè, sau khi xào lại thì hoàn tất, múc lên đĩa. Món cải công hiệu dưỡng vị, thích hợp dùng cho các chứng như tỳ vị suy nhược, chán ăn…
Video đang HOT
Cải thảo nấm hương: cải thảo xé nhỏ, nấm hương ngâm mềm thái lát nhỏ. Đổ dầu vào chảo, gừng nhuyễn phi thơm, cho vào nấm hương, cải thảo xào trộn, thêm thịt tôm vừa đủ, thêm 1 chén nước nấu cải chín nhừ, nêm muối, khi múc lên đĩa thêm ít rau thơm. Rau là món ngon thường ngày, có tác dụng dự phòng cảm mạo, cải thiện hôi miệng, giảm huyết áp, giải nhiệt tẩy ruột.
Gỏi cải thảo: tim cải thảo rửa sạch thái lát nhỏ, đặt trong thau. Mù tạt hòa với nước nóng, thêm đường trắng, dấm, rượu, muối, bột nêm, rưới lên cải thảo, rồi rưới dầu mè thì hoàn tất. Món rau thông lợi đường ruột, tiêu thực dưỡng vị, giúp cải thiện chán ăn, đại tiểu tiện không thông thoáng.
Canh cải thảo – đậu hũ ky – táo đỏ: cải thảo 200g, đậu hũ ky 2 tấm lớn, táo đỏ 10 quả, tất cả cho vào nồi thêm nước nấu canh, nêm muối, dầu ăn. Thích hợp dùng cho các chứng như: ho khan do viêm phế quản, ho phế táo mùa thu đông, vị nhiệt ruột táo, đại tiện táo kết…
Canh cải thảo nấu thịt: tim cải thảo, chà là cho vào nồi nước, sau khi nấu sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ nấu khoảng 1 giờ. Thêm cải thảo (phần lá) nấu 10 phút, sau đó cho vào thịt lát, lại nấu sôi, nêm gia vị thì hoàn tất. Có thể dùng hỗ trợ điều trị ho khan do nhiệt, môi miệng lở loét mùa hanh thu đông.
Cải thảo tính hơi hàn, người đau bụng, đại tiện lỏng, lỵ… do lạnh thì không nên ăn nhiều.
Phòng chống ung thư: phụ nữ hàng ngày ăn 0,5kg cải thảo, có thể làm giảm tỉ suất phát sinh ung thư tuyến vú. Ngoài ra, trong cải chứa nguyên tố vi lượng Mo (Molybdenum) giúp cơ thể ức chế sự tạo thành, hấp thu và tích tụ với Nitrosamin, nên có tác dụng chống ung thư rất tốt.
LY.DS. BÀNG CẨM
Theo SK&ĐS
Không chỉ là loại quả tráng miệng đơn thuần, thứ quả vàng được trồng nhiều ở các làng quê Việt này còn chữa ti tỉ bệnh
Không chỉ ngon, bổ, rẻ, chuối tiêu còn là một vị thuốc quý trong Đông y. Đặc biệt, chuối tiêu phát huy công dụng rất tốt với những bệnh thường xuất hiện khi giao mùa.
Chuối tiêu - Thứ quả quen thuộc ở vườn của người Việt là siêu thực phẩm, nhất là vào mùa thu
Mùa thu là mùa se lạnh, mùa gợi nhớ gợi thương cũng là mùa của trái ngọt đậm đà. Một trong những loại quả được nhiều người ưa chuộng chính là chuối tiêu. Chuối tiêu có quanh năm nhưng đến mùa thu - đông lại thành thức quà quý. Hương thơm vị ngọt đậm đà lại dễ trồng ở vườn của mọi nhà, chuối tiêu chiếm vị trí vô cùng quan trọng.
Không chỉ ngon, bổ, rẻ, chuối tiêu còn là một vị thuốc quý trong Đông y. Do đó, bạn không nên bỏ qua tác dụng chữa bệnh của chuối vào mùa này. Theo cựu đại tá, lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), tác dụng chữa bệnh của chuối đã được ghi nhận lâu đời trong sách Đông y.
Nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy, chuối tiêu có rất nhiều công dụng về mặt dinh dưỡng và chữa bệnh. Chuối có chất béo tự nhiên và không cholesterol. Sử dụng chuối nghiền để thay thế cho những thực phẩm nhiều đường hơn là lựa chọn tuyệt vời khi làm bánh. Chuối được biết đến với hàm lượng kali cao, với hơn 400mg kali trong một chuối cỡ vừa.
Một quả chuối cung cấp khoảng 10mg vitamin C, tương đương 15% vitamin C cơ thể cần mỗi ngày. Vitamin C tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khoẻ của tế bào và cải thiện sự hấp thu các chất dinh dưỡng khác như sắt. Ăn một quả chuối mỗi ngày cũng cung cấp 35% lượng vitamin B6 cần thiết cho cơ thể mỗi ngày - một loại vitamin cần thiết giúp cơ thể sản sinh, phát triển tế bào mới.
Chuối cũng là một nguồn mangan tốt, cần thiết cho sức khoẻ xương và sự trao đổi chất. Theo USDA, một chuối có khoảng 3g chất xơ, giúp bạn no lâu và tốt cho sức khỏe đường tiêu hóa. Ăn chuối cũng cung cấp chất sắt, magiê, canxi và phốt pho cũng như vitamin A và E, folate, carotene và choline. Chuối cũng có chứa một lượng nhỏ các axit amin cần thiết trong cơ thể.
Những bài thuốc chữa bệnh dễ áp dụng từ chuối tiêu ai cũng nên dắt túi khi tiết trời giao mùa
Lương y Bùi Hồng Minh cho biết, bạn hoàn toàn có thể sử dụng chuối tiêu để làm thuốc chữa bệnh. Ăn nhiều chuối cũng giúp cơ thể luôn dồi dào sinh lực, đôi mắt sáng và làn da khỏe đẹp.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ chuối tiêu rất dễ làm, dễ thực hiện mà bạn có thể làm ngay tại nhà:
- Viêm khí phế quản, ho khan, đờm ít dính, táo bón: Lấy 3 quả chuối tiêu chín, 100g đường phèn. Chuối tiêu bóc vỏ, đem cắt thành từng đoạn khoảng 2cm, cùng với đường phèn đem hấp cách thủy. Ăn mỗi ngày 1-2 lần cho đến khi hết bệnh.
- Bệnh nhân cao huyết áp: Mỗi ngày ăn 3 lần chuối tiêu, mỗi lần ăn 1-2 quả, ăn liên tục trong 2 tháng sẽ giúp giảm tình trạng bệnh.
- Táo bón: Ăn chuối tiêu trước khi đi ngủ sẽ đem lại công dụng chữa bệnh táo bón rất tốt.
- Viêm loét dạ dày: Chuối tiêu xanh đem sấy khô, tán thành bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g.
- Chữa đau dạ dày: Bạn lấy chuối tiêu xanh gọt vỏ, rửa sạch, xắt thành từng miếng nhỏ, ngâm qua nước muối, sau đó đem phơi sấy khô, tán thành bột mịn cất vào lọ. Mỗi lần lấy khoảng 30g đem ra uống với nước sẽ có tác dụng chữa đau dạ dày. Hoặc bạn có thể trộn thêm cùng mật ong để tăng cường khả năng chữa bệnh đau dạ dày.
Theo Helino
Giá đỗ - món ăn bình dân chữa nhiều bệnh Ăn giá đỗ dễ tiêu, giải độc, tăng cường sinh lý cho cả nam và nữ, đặc biệt hỗ trợ ngăn ngừa ung thư. Giá đỗ là hạt đậu xanh nảy mầm, dài chừng 3 đến 7 cm. Giá đỗ thường được ủ cho nảy mầm từ hạt đậu xanh, một số loại từ mầm đậu tương hoặc đậu Hà Lan. Lương y...