Cải tạo, xây dựng lại các chung cư xuống cấp
Năm 2016 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 4500/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ bị hỏng, xuống cấp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2021 và ngoài năm 2021.
Theo đó, sẽ từng bước cải tạo, xây dựng lại và xóa bỏ 60 khu nhà chung cư cũ bị hỏng, xuống cấp, đảm bảo an toàn, cải thiện điều kiện ở, sinh hoạt của người dân.
Nhiều chung cư cũ, xuống cấp trên địa bàn TP Hạ Long đã được xây dựng lại, đảm bảo khang trang, hiện đại, văn minh đô thị.
Năm 2016, chung cư 3 tầng cũ của ngành Than tại phường Bạch Đằng (TP Hạ Long) hết niên hạn sử dụng, xuống cấp trầm trọng, không đảm bảo an toàn; đa số căn hộ diện tích nhỏ hẹp, thậm chí phải sử dụng chung nhà vệ sinh… Để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, cải tạo, chỉnh trang kiến trúc đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, thực hiện chỉ đạo của tỉnh, TP Hạ Long đã giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch để xã hội hóa đầu tư cải tạo, nâng cấp chung cư cũ.
Bằng quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, kiên trì với mục tiêu cao nhất là cải thiện điều kiện sinh hoạt, nâng cao chất lượng sống và đảm bảo an toàn cho nhân dân, tỉnh và thành phố đã tập trung chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn phối hợp chặt chẽ với Công ty CP Đầu tư khách sạn My Way Hạ Long, chủ đầu tư dự án Khu hỗn hợp chung cư, văn phòng, trung tâm thương mại và nhà ở kết hợp mua sắm, thường xuyên đối thoại, lắng nghe, giải quyết thấu đáo những kiến nghị, đề xuất của người dân, đảm bảo hài hòa lợi ích chung giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Năm 2021 hàng trăm hộ dân ở khu chung cư 3 tầng cũ của ngành Than đã được chuyển đến căn hộ tái định cư mới, khang trang, hiện đại. Ông Trần Thông, một trong những hộ dân thuộc diện tái định cư, chia sẻ: “Các căn hộ tái định cư so với nơi ở cũ của chúng tôi thì rộng hơn, chắc chắn hơn, đẹp hơn. Người dân rất phấn khởi”.
Thời gian qua, hàng loạt các chung cư cũ xuống cấp trên địa bàn TP Hạ Long nói riêng, tỉnh Quảng Ninh nói chung, đã được phá dỡ, thay thế bằng các chung cư mới, khang trang, không chỉ đảm bảo an toàn, cải thiện điều kiện ở, sinh hoạt của người dân, mà còn góp phần cải tạo, nâng cấp bộ mặt đô thị theo hướng văn minh, hiện đại. Ông Lưu Xuân Khoa (phường Trần Hưng Đạo, TP Hạ Long) chia sẻ: “Hàng loạt các chung cư mới, cao tầng được xây dựng không chỉ làm cho bộ mặt đô thị thành phố khang trang, hiện đại, mà cái chính là đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao cuộc sống cho người dân. Đây có thể coi là một cuộc cách mạng, đổi đời, tạo nên niềm tin, sự phấn khởi trong nhân dân”.
Chung cư CC1 (phường Cẩm Thủy, TP Cẩm Phả) dù đã xây dựng lại 3 năm, song vẫn chưa bàn giao được cho các hộ dân.
Mặc dù đạt được một số kết quả khả quan, song việc cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ, xuống cấp vẫn đang gặp không ít những khó khăn, vướng mắc. Cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ, xuống cấp thực hiện theo nguyên tắc xã hội hóa, khai thác quỹ đất nền cũ của chung cư, đầu tư xây dựng mới, tạo ra lợi ích từ dự án để tự cân đối về tài chính và đáp ứng đủ quỹ nhà ở phục vụ nhu cầu tái định cư tại chỗ. Thực tế cho thấy, các chung cư cũ đều có diện tích nhỏ hẹp, nên chưa đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư xây dựng lại. Bên cạnh đó, việc lựa chọn chủ đầu tư, huy động nguồn lực còn gặp khó khăn do không nhận được sự đồng thuận của chủ sở hữu. Các chủ sở hữu nhà chung cư cũng nhiều lần chuyển đổi, sang tên đổi chủ; các doanh nghiệp quản lý cũng chia tách, giải thể…, gây khó khăn cho công tác quản lý, ảnh hưởng trực tiếp đến việc triển khai thực hiện kế hoạch cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ. Điển hình là chung cư CC1 tại phường Cẩm Thủy (TP Cẩm Phả), mặc dù đã xây dựng lại được 3 năm, song đến nay vẫn chưa bàn giao được cho các hộ dân.
Video đang HOT
Để bảo đảm điều kiện sống an toàn cho người dân, đồng thời cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp diện mạo đô thị, rất cần sự chung tay vào cuộc của các cấp chính quyền, người dân và doanh nghiệp; thường xuyên đối thoại, giải quyết thấu đáo những kiến nghị, đề xuất, đảm bảo hài hòa lợi ích chung giữa các bên. Có như vậy, kế hoạch cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ bị hỏng, xuống cấp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2021 và ngoài năm 2021 mới có thể thực hiện được.
Diện mạo Đồng Nai sau đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng
Những năm gần đây, tỉnh Đồng Nai đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng dọc những vùng công nghiệp - thương mại trọng điểm.
Xác định xây dựng đô thị hiện đại là mục tiêu chiến lược.
Cuối năm 2021, Trung tâm Hành chính công TP Biên Hòa được xây dựng cơ bản hoàn thiện, phía trước là đường Võ Thị Sáu được mở rộng, cải tạo vỉa hè. Biên Hòa là một trong hai thành phố của tỉnh Đồng Nai, được quy hoạch thành trung tâm kinh tế, chính trị của địa phương.
Dự án sân bay Long Thành có vốn đầu tư giai đoạn 1 lên đến 5 tỷ USD. Dự kiến năm 2025 hoàn thành, là sân bay có diện tích quy hoạch lớn nhất cả nước. Công trình sẽ kết nối đường không Đồng Nai nói riêng, các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ nói chung với các địa phương khác trong cả nước và hàng không quốc tế.
Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành đoạn qua tỉnh Đồng Nai đang được khẩn trương thi công. Trong hình là gói thầu A7 qua địa bàn huyện Long Thành và Nhơn Trạch của tỉnh, dự kiến hoàn thành cuối năm 2023. Khi hợp thành với 7 gói thầu khác của dự án, Bến Lức - Long Thành sẽ là tuyến cao tốc kết nối Đồng Nai với TP.HCM, Long An và nhiều tỉnh, thành khu vực phía nam. Kinh phí thực hiện toàn dự án trên 31.000 tỷ đồng.
Dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đi qua tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận gồm 4 gói thầu thi công, có tổng chiều dài 99 km. Trong hình là gói thầu số 4 thuộc tỉnh Đồng Nai, hiện đạt khoảng 30% khối lượng, kinh phí thực hiện trên 900 tỷ đồng. Tổng mức đầu tư toàn dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây hơn 12.500 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành cuối năm 2022. Đây sẽ là tuyến giao thông huyết mạch kết nối Đồng Nai với các tỉnh, thành phố lân cận.
Khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn thuộc huyện Long Thành đang trong giai đoạn hoàn thiện. Với diện tích hơn 280 ha là nơi tái định cư cho 4.300 hộ gia đình thuộc diện di dời nhường mặt bằng cho dự án sân bay Long Thành. Cuối năm 2021, có trên 200 hộ dân vùng dự án sân bay Long Thành đã vào xây dựng nhà ở. Đây được xem là khu đô thị quy hoạch hiện đại nhất của tỉnh với khu vực với đường giao thông, điện, nước, viễn thông, hệ thống thoát nước, xử lý nước thải....
Những năm qua, Đồng Nai là tỉnh thu hút đầu tư từ các tập đoàn lớn trong lĩnh vực bất động sản. Các nhà đầu tư đã và đang triển khai dự án tại tỉnh với quỹ đất từ hàng trăm đến hàng nghìn ha.
Đây là dự án đô thị mới, cách sân bay Long Thành khoảng 5 km. Trong tương lai, dự án sân bay, đô thị, hạ tầng giao thông đường bộ... là chìa khóa để địa phương thực hiện đề án xây dựng "Đô thị sân bay Long Thành" đã được phê duyệt.
Ngoài những công trình, dự án mới quy mô lớn, Đồng Nai hiện khai thác, sử dụng những dự án hoàn thành từ nhiều năm trước. Trong hình là tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đoạn qua địa bàn huyện Long Thành. Đường cao tốc này được thông xe năm 2015, cùng với quốc lộ 51 là tuyến giao thông kết nối Đồng Nai với TP.HCM.
Quốc lộ 51 hiện là tuyến giao thông chính của Đồng Nai, giúp kết nối tỉnh với khu vực cửa ngõ TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu. Tuy nhiên, lượng xe cộ ngày càng tăng khiến việc lưu thông của người dân gặp nhiều khó khăn, nhất vào các dịp lễ, Tết.
Bệnh viện Đại học Y dược Shing Mark, thuộc Tập đoàn Shing Mark (Đài Loan) đi vào hoạt động từ năm 2017, tọa lạc tại TP Biên Hòa. Đây là bệnh viện tư nhân có quy mô đầu tư lớn nhất ở tỉnh Đồng Nai, với 1.500 giường bệnh. Bệnh viện cao 9 tầng, được xây dựng trên diện tích 87.000 m2.
Hiện nay, Đồng Nai có 31 khu công nghiệp đang hoạt động. Trong 5 năm tới, tỉnh xác định vẫn ưu tiên phát triển công nghiệp nên đã đưa vào quy hoạch sử dụng đất cấp huyện giai đoạn 2021-2030 khoảng 9 khu công nghiệp, với diện tích trên 8.000 ha/khu. Theo đó, Đồng Nai trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về số lượng khu công nghiệp.
Cảng Cái Mép - Thị Vải thuộc địa bàn giáp ranh với huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Những năm qua, hệ thống cảng biển này góp phần vào việc phát triển công nghiệp của Đồng Nai nói riêng, miền Đông Nam Bộ nói chung. Cảng hiện có năng lực tiếp nhận tàu tải trọng trên 200.000 tấn.
Ngoài hai thành phố Biên Hòa và Long Khánh, tỉnh Đồng Nai đang trong giai đoạn thực hiện đề án xây dựng huyện Nhơn Trạch trở thành thành phố. Đây được xem là định hướng chiến lược trong phát triển hạ tầng đô thị của Đồng Nai trong tương lai.
Ngôi nhà 3 tầng ở Cần Thơ sở hữu '2 lớp vỏ' lạ mắt Flexible Faade House là một ngôi nhà ở kết hợp kinh doanh với những đường nét kiến trúc độc đáo. Flexible Faade House xây dựng trên khu đất 105 m2 tại TP Cần Thơ. Công trình đặc biệt bởi kiến trúc sư Trần Công Danh (SPACE Architecture) thiết kế thêm một lớp vỏ thứ hai phía mặt tiền, đó là một hệ lam...