Cải tạo chung cư cũ Hà Nội hài hòa lợi ích 3 bên
TP Hà Nội đang tổng hợp ý kiến người dân để hoàn thiện dự thảo quy định về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ.
Bài toán không dễ giải
Rà soát của Hiệp hội Bất động sản (BĐS) Việt Nam cho biết, cả nước hiện có khoảng 2.500 nhà chung cư cũ, được xây dựng từ trước năm 1994 (tương đương hơn 3 triệu m2 sàn), với hơn 100.000 hộ dân sinh sống. Riêng TP Hà Nội có hơn 930 nhà chung cư đang sử dụng; trong đó có 132 nhà chung cư đưa vào sử dụng trước khi Luật Nhà ở năm 2005 có hiệu lực ngày 1/7/2006 và hơn 800 nhà chung cư đưa vào sử dụng sau thời điểm này.
Cải tạo chung cư cũ Hà Nội hài hòa lợi ích 3 bên. Ảnh: Trung Nguyên.
Thực tế, tình trạng nhiều nhà chung cư cũ xuống cấp nghiêm trọng, cho thấy cấp thiết phải cải tạo để đảm bảo an toàn, chất lượng sống cho người dân. Song, cơ chế, chính sách đền bù, hỗ trợ chưa hài hòa được lợi ích các bên Nhà nước – nhà đầu tư – người dân đang là rào cản giải bài toán này. Thêm vào đó, chi phí đầu tư lớn, nhưng lợi ích mang lại không cao, nên không thu hút nhà đầu tư; cơ chế bồi thường, giải phóng mặt bằng chưa thỏa đáng, người dân cũng chưa thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm của mình; trình tự triển khai các dự án cải tạo khu chung cư cũ còn phức tạp… khiến công tác cải tạo chung cư cũ “ì ạch”.
Trước tình trạng trên, TP Hà Nội đã xây dựng dự thảo quy định về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ lấy ý kiến người dân từ tháng 12/2022. Trong đó đáng chú ý là dự kiến quy định hệ số bồi thường không vượt quá 2 lần diện tích sử dụng căn hộ cũ ghi trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà chung cư. Cụ thể, với dự án cải tạo, xây lại nhà chung cư do Nhà nước thực hiện, hệ số bồi thường (hệ số K) là 1. Nếu căn hộ mới có diện tích lớn hơn căn cũ, chủ sở hữu phải trả tiền cho phần chênh lệch. Tiền được tính theo m2, mức giá bằng giá thành xây dựng.
Trường hợp dự án xây dựng lại chung cư được thực hiện bằng xã hội hóa, hệ số K không được vượt quá 2 lần diện tích sử dụng hợp pháp (căn hộ 25 m2, khi xây lại được bồi thường tối đa 50 m2). Đón nhận những thông tin này, nhiều người dân được lấy ý kiến tỏ ra đồng tình và cho rằng, với quy định như vậy, “nút thắt” trong việc cải tạo chung cư cũ sẽ sớm được giải quyết.
Về vấn đề này, Chủ tịch Câu lạc bộ BĐS Hà Nội Nguyễn Hữu Cường cho hay, bài toán hài hòa lợi ích người dân – chủ đầu tư – cơ quan quản lý Nhà nước từ lâu chưa giải quyết được. Hầu hết chung cư cũ hiện nay đều cơi nới, đã sử dụng lâu dài, xuống cấp. Tại nhiều quốc gia, loại hình nhà này không bảo đảm an toàn cho người dân nên không được sử dụng, không thể chuyển nhượng… Do đó, các cơ quan quản lý Nhà nước, các cấp chính quyền cần xác định rõ các chỉ tiêu, giải pháp về kiến trúc, cơ sở hạ tầng, diện tích sử dụng; có cơ chế thỏa đáng để huy động nguồn lực xã hội hóa đầu tư, cải tạo chung cư cũ.
Video đang HOT
Dự thảo Luật Nhà ở mới nhất cũng đã tách riêng một chương quy định nguyên tắc, yêu cầu cải tạo lại nhà chung cư, trên cơ sở luật hóa Nghị định số 69/2021/NĐ-CP ngày 15/7/21 của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư. Bộ Xây dựng tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, doanh nghiệp để tiếp tục hoàn thiện dự thảo sửa đổi Luật Nhà ở, tháo gỡ vướng mắc trong cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.
Hà Nội lập đồ án cải tạo chung cư cũ tại 5 quận
UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 4900/QĐ-UBND tạm cấp 22,125 tỷ đồng để lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng, cải tạo chung cư cũ cho các quận: Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Cầu Giấy.
Theo Quyết định, tổng kinh phí tạm cấp để lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng, cải tạo chung cư cũ trích từ nguồn điều hành tập trung (kinh phí các nhiệm vụ quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành) đã giao Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội. TP yêu cầu các quận có trách nhiệm bố trí kịp thời kinh phí lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng lại, cải tạo chung cư cũ và chịu trách nhiệm sử dụng kinh phí hiệu quả, tiết kiệm, đúng chế độ chính sách, đúng mục đích.
Trước đó, cử tri các quận đề nghị thành phố tổ chức rà soát lại toàn bộ chung cư cũ cần tiến hành xây dựng lại, chia ra thành các nhóm để thực hiện lộ trình. Các kế hoạch dự kiến chia 4 đợt cải tạo chung cư cũ, trong đó đợt 1 lựa chọn triển khai ban đầu 10 khu chung cư cũ giai đoạn 2021 – 2025. Trong đó, cải tạo chung cư cũ 6 khu có tính khả thi (Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Nghĩa Tân) và 4 khu có nhà nguy hiểm cấp D (Giảng Võ; Thành Công, Ngọc Khánh; Bộ Tư pháp).
Bên cạnh đó, đôn đốc 14 dự án cải tạo chung cư cũ đang triển khai; rà soát bổ sung triển khai đối với nhà chung cư đơn lẻ cấp D (phát sinh trong quá trình kiểm định) còn lại trên địa bàn; xem xét triển khai đề án, dự án quy gom tái định cư các chung cư cũ đơn lẻ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
Đối với chung cư cũ đã hoàn thành kiểm định và lập quy hoạch chi tiết dự kiến xong trong quý IV/2022 có thể tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án, thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư dự kiến trong quý I/2023, dự kiến khởi công cải tạo chung cư cũ trong quý II/2023.
Hiểm họa cháy nổ từ những chuồng cọp tại chung cư, tập thể cũ
Nắng nóng đang diễn ra trên diện rộng, nguy cơ cháy nổ từ các nhà chung cư, tập thể cũ, đường dây điện viễn thông chằng chịt tại các ngõ ngách, phố nhỏ ở Hà Nội là rất cao.
Theo ghi nhận của phóng viên, tại các khu chung cư, tập thể cũ trên địa bàn Hà Nội như: Khu tập thể Đông Tác, Phạm Ngọc Thạch, Kim Liên, Tôn Thất Tùng... nhiều ngôi nhà cũ, nát, bị xuống cấp nghiêm trọng do sử dụng lâu năm.
Cầu thang bộ cũ, nhỏ hẹp, lâu năm ko được tu sửa.
Các căn hộ cũ nát, sơn tường bong tróc...
Các chung cư chằng chịt "chuồng cọp". Có những "chuồng cọp" đua ra tới vài mét, được hàn bịt kín, không chừa lối thoát hiểm.
Nhiều người dân ở chung cư cũ cho rằng, việc cơi nới để có thêm diện tích sử dụng là việc hết sức bình thường...
...vì nhà cửa chật chội, điều kiện kinh tế khó khăn nên đành phải làm vậy.
Những "chuồng cọp" được bịt kín bằng những thanh sắt kiên cố, chẳng may có hỏa họa xảy ra thì sẽ gây nhiều khó khăn cho công tác cứu hộ.
Trước đó, đã có nhiều vụ hỏa hoạn thương tâm gây thiệt hại về nhà và tài sản xảy ra ở các chung cư, nhà tập thể cũ nát. Lực lượng cứu hộ tiếp cận hiện trường rất khó khăn do các lối thoát hiểm bị bịt kín, chuồng cọp được "xây dựng" kiên cố.
Thời tiết nóng bức, hỏa hoạn, cháy nổ rất dễ xảy ra tại các khu chung cư, nhà tập thể cũ cũng còn bởi những đường dây điện, dây viễn thông mắc nối chằng chịt, chạy dài khắp các con phố, ngõ ngách.
Tại nhiều khu tập thể cũ, hàng trăm đường dây điện được mắc nối chằng chịt như mạng nhện...suốt cả ngõ phố nhỏ.
Nhiều búi dây điện sà xuống rất thấp, với tay là có thể chạm được. Trên các cột điện, dây điện treo lơ lửng, đe dọa tính mạng người dân đặc biệt là vào những ngày hè nắng nóng như hiện nay, khả năng chập điện gây cháy nổ rất dễ xảy ra.
Các tủ điện được lắp trên cột điện chỉ cao quá đầu người một chút, để lộ dây dợ bên trong, gây nguy hiểm cho người qua lại.
Ngay cửa ra vào của một dãy căn hộ, hàng chục đường dây điện, đường dây viễn thông được đấu nối chằng chịt, dễ gây nguy cơ cháy nổ.
Điều này không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà còn ảnh hưởng đến sự an toàn của người lưu thông trên đường và gây nguy hiểm cho người dân sinh sống quanh khu vực.
Bên cạnh sự xuống cấp của đường dây diện, nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông, internet của người dân tăng cao dẫn đến dây cáp quang, cáp truyền hình nối chằng chịt khiến nguy cơ cháy nổ là rất cao.
Mặc dù vậy, dưới các cột điện, nhiều người dân, nhiều hàng quán vẫn sinh hoạt, buôn bán, bất chấp nguy hiểm rình rập.
Nắng nóng đang xảy ra trên diện rộng, để đảm bảo an toàn cho người dân, các cơ quan chức năng cần có kế hoạch bảo trì, sửa chữa cũng như quy hoạch hợp lý hệ thống đường dây truyền tải điện để tránh những tai nạn, sự cố đáng tiếc.
Kiểm tra việc quản lý, vận hành và sử dụng nhà chung cư tại Hà Nội Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có hơn 930 nhà chung cư đã hoàn thành, đưa vào sử dụng; trong đó, có 132 nhà chung cư đưa vào sử dụng trước khi Luật Nhà ở năm 2005 có hiệu lực vào ngày 1/7/2006 và hơn 800 nhà chung cư đưa vào sử dụng sau thời điểm này. Chung cư Tân Tây Đô...