Cái nhìn toàn cảnh về vi xử lí Ivy Bridge thế hệ mới
Intel vừa chính thức phát hành vi xử lí Intel Core thế hệ thứ 3 , hay còn gọi là Ivy Bridge. Vi xử lí mới chứng kiến sự xuất hiện của một quy trình công nghệ mới về cơ bản giúp nó nhỏ hơn, nhanh hơn và tiết kiệm điện năng hơn.
Vậy bạn đã biết gì về chip Ivy Bridge thế hệ mới trong máy tính để bàn và các thiết bị di động trong tương lai?
Quy trình công nghệ mới
Điểm nổi bật nhất của gia đình CPU mới của Intel chính là mô tả “ tick-tock”. Ivy Bridge được xem là một tick, có nghĩa là một quá trình mới. Về thuật ngữ đơn giản, đó là bộ vi xử lí 22 nm cải tiến từ vi xử lí Sandy Bridge 32 nm được ra mắt cách đây khoảng 1 năm.
Nhưng về mức độ phức tạp, Ivy Bridge chính là sự chuyển đổi từ 32 nm xuống 22 nm khá đặc biệt, liên quan đến việc làm giảm thiết kế chip. Để có thể làm được điều này, Intel đã phát triển công nghệ bóng bán dẫn 3D Tri-Gate hoàn toàn mới cho phép bố trí nhiều hơn số lượng bóng bán dẫn trong chip mà vẫn đảm bảo “định luật Moore”.
Trong bóng bán dẫn 3D Tri-Gate, người dùng có thể kiểm soát nhiều hơn lượng điện năng bị rò rỉ ra bên ngoài trong quá trình sử dụng, chính vì vậy khả năng tiêu thụ điện năng và tỏa nhiệt của vi xử lí sẽ thấp hơn.
Ngoài ra nó còn cho phép sử dụng các dòng điện lớn hơn, tăng tốc độ xung nhịp cao hơn có thể, một lợi ích đáng kể cho các hệ thống máy tính để bàn.
Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến kiến trúc thiết kế của vi xử lí thế hệ mới.
Có thể nói, thiết kế kiến trúc Ivy Bridge không phải là mới hoàn toàn, nhất là về phía CPU dường như không có nhiều thay đổi khi sản phẩm dường như chỉ là bản nâng cấp của Sandy Bridge với một vài tính năng để có thể xử lí dữ liệu được tốt hơn mà thôi.
Nhưng nếu xét ở lĩnh vực khác, Ivy Bridge chứng kiến những nâng cấp trong khả năng an ninh, tiện dụng cho việc mã hóa nội dung và cho phép phần cứng có thể chặn các mã độc tấn công vào hệ thống. Đây chính là tính năng mà người dùng doanh nghiệp chắc chắn rất kì vọng, và dĩ nhiên người dùng gia đình sẽ được hưởng lợi từ những cải tiến này.
Cùng với đó, Intel cũng đã điều chỉnh lại các thiết lập ép xung cho Ivy Bridge, và người dùng có thể dễ dàng nhận ra thông qua các phiên bản mở khóa có kí hiệu đứng sau dãy số. Sự thay đổi chính là việc tăng giới hạn số nhân tuyệt đối của dòng K từ 57 lên 63, điều rất được những tay chơi ép xung mong muốn.
Không có nhiều lõi
Intel đã thực hiện nhiều cải tiến cho vi xử lí thế hệ mới nhưng Ivy Bridge vẫn giữ nguyên số lượng lõi là 4 cho phiên bản cao cấp nhất là Core i7 3770K, giống như Core i7 cao cấp thuộc thế hệ Intel Core thứ 2. Tuy nhiên, sự khác biệt chính là ở dòng chipset sử dụng trên các bo mạch chủ. Dòng chip 7-series mới hoạt động hoàn toàn khác so với 6-series trước đó vốn phát triển cho Sandy Bridge.
Video đang HOT
Vi xử lí mới chứng kiến sự xuất hiện của lõi đồ họa mới với 2 lựa chọn lõi đồ họa tích hợp khác nhau. Phiên bản phổ thông sẽ được tích hợp lõi đồ họa Intel HD 2500, trong khi phiên bản cao cấp hơn sẽ được tích hợp lõi đồ họa Intel HD 4000. Đó không phải là tất cả, Intel cho biết GPU tích hợp mạnh hơn so với trước đây và bổ sung thêm khả năng hỗ trợ DirectX 11. Theo Intel, tính riêng HD 2500 cũng đã có khả năng cải thiện 10-20% so với dòng HD 2000 cũ.
Cùng với đó, khả năng dựng hình 3D cũng được xem là nhanh hơn nhờ lõi đồ họa mạnh bên trong, ví dụ như người dùng sẽ được tăng hiệu suất chuyển mã QuickSync và hỗ trợ làm việc với 3 màn hình.
Câu hỏi đặt ra lúc này là liệu Ivy Bridge xứng đáng với sự kì vọng về một vi xử lí Intel Core thế hệ thứ 3 của Intel hay không. Theo Intel thì điều này là khá hợp lí nhờ vào sự cải tiến trong khả năng xử lí đồ họa.
Theo ICTnew
Thực tế laptop Toshiba Satellite E300 tại Việt Nam
Satellite E300 mới được giới thiệu tại thị trường Việt Nam cách đây vài ngày. Mẫu máy mang nhiều điểm khác biệt trong thiết kế cũng như cấu hình.
Nằm trong 3 ba dòng sản phẩm mới được Toshiba giới thiệu tại Việt Nam, phiên bản Satellite E300 cũng được trang bị cấu hình Intel Core mới nhất (Sandy Brigde) và nhiều điểm khác biệt trong thiết kế. Máy dự kiến được bán ra với giá từ 23 triệu đồng.
Phiên bản GenK sử dụng dùng CPU Core i5-2410M 2.30GHz, chipset Intel HM65 Express, bộ nhớ trong dung lượng 4GB DDR3 1333MHz, màn hình kích thước 14-inch, độ phân giải 1366 x 768 (đèn nền LED) card đồ họa tích hợp Intel HD Graphics, ổ cứng 640GB với công nghệ chống sốc và ổ quang ghi DVD.
Satellite E300 được tích hợp thêm công nghệ truyền hình ảnh không dâyIntel WIDI 2.0 mới nhất. Tuy nhiên, để dùng được tính năng này bạn sẽ phải tìm được đầu thu tín hiệu (nối với màn hình ngoài). Thiết bị có giá 2,4 triệu đồng (tại Singapore) nhưng chưa xuất hiện ở Việt Nam.
Nút ngoài cùng bên phải để kích hoạt Intel WIDI 2.0.
Tuy nhiên, điểm nhấn trong cấu hình mới không phải điều chúng tôi muốn đề cập nhiều. Ở Toshiba Satellite E300, thứ làm người dùng ngạc nhiên nhất là kiểu dáng thiết kế. Có vẻ như từ thế hệ Portégé R700 ra mắt vào năm ngoái, quan điểm thiết kế của các kỹ sư Toshiba đã có nhiều thay đổi đáng kể.
Máy sử dụng lớp vỏ bằng hợp kim nhôm siêu nhẹ, vân dập nổi giúp hạn chế tình trạng bám vân tay, dễ cầm nắm khi di chuyển hơn. Kích thước 14 inch và trọng lượng 2,2kg trung bình, nhưng bằng kiểu thiết kế vát cạnh, bo tròn góc, Satellite E300 "đánh lừa" người dùng khá nhiều khi mang đến cảm giác về một chiếc laptop mỏng nhẹ.
Thử nghiệm nhanh, bạn sẽ nhận thấy Toshiba Satellite E300 có thiết kế tương đối chắc chắn. Nếu lấy bản lề màn hình của các dòng Macbook Pro làm chuẩn trong đánh giá, thì ở Toshiba Satellite E300 chúng ta tìm thấy nhiều điểm tương đồng. Ở độ mở sử dụng (khoảng từ 100-120 độ), màn hình được giữ chắc chắn, ít có hiện tượng rung khi bạn đặt máy trên đùi. Ngoài ra, chúng tôi có thể dễ dàng mở màn hình lên chỉ bằng một tay (đây là điều rất khó thực hiện ở các dòng laptop khác, trừ Macbook).
Ở thiết kế bên trong, sự khác biệt cũng thể hiện ở khu vực Touchpad. Đây là lần đầu tiên touchpad trên laptop do Toshiba sản xuất được thiết kế liền nút chuột trái/ phải. Khu vực cảm ứng được thiết kế tách biệt, thấp hơn phần đệm tay (palm rest). Tuy nhiên, chúng tôi không đánh giá cao cảm giác di tay trên bề mặt toucpad này.
Bàn phím trên Satellite E300 cũng chuyển sang thiết kế chicklet. Kiểu bàn phím này vô hiệu hóa được hiện tượng flex và bố trí đẹp mắt hơn. Về cảm giác gõ phím, nếu bạn đã thử qua Portégé R700 thì trên Satellite E300 cũng gần như vậy, không quá tệ nhưng cũng chưa thật tốt.
Ở Satellite E300, nhà sản xuất đã bổ sung thêm 2 cổng USB 3.0 bên cạnh 2 cổng USB 2.0, HDMI, D-Sub và ổ DVD. Chúng tôi chỉ lưu ý một chi tiết nhỏ là thiết kế cổng kết nối, ổ DVD và khe tản nhiệt trên máy được làm ngược. Tức là ổ DVD và khe tản nhiệt chuyển sang phải. Trong một vài trường hợp, ví dụ bạn thuận tay phải và dùng chuột USB gắn ngoài thì điều này khá bất tiện, do hơi nóng từ khe tản nhiệt xả trực tiếp ra khu vực để tay.
Loa ngoài của các dòng Toshiba Satellite E trước đây thường bị than phiền hơi nhỏ. Tuy nhiên, do môi trường thử nghiệm rộng và ồn ảo, nên GenK khó có thể đưa ra nhận xét ở phiên bản này. Loa trên Satellite E300 được thiết kế dọc theo mép ngoài máy, trang bị công nghệ Dolby Audio.
Trên đây chỉ là một vài đánh giá nhanh của GenK sau khi dùng thử Toshiba Satellite E300. Nhìn chung, chiếc laptop này mang nhiều ưu điểm ở thiết kế phần cứng cũng như công nghệ. Mức giá mà Toshiba Việt Nam dự kiến bán ra từ 23 triệu đồng.
Xem thêm một vài hình ảnh về Toshiba Satellite E300
Mặt trước máy với logo Toshiba chuyển về góc dưới
bên trái (các dòng khác luôn ở vị trí trung tâm).
Bề mặt hợp kim có vân nổi.
Mặt sau máy với pin 6 cell có thể tháo rời.
Khe thoát nhiệt chính ở bên tay phải.
Loa ngoài trên máy.
Bên trái là ổ DVD và cổng USB.
Màn hình 14 inch đèn nền LED.
Máy có giá dự kiến từ 23 triệu đồng.
Theo PLXH
Gigabyte P2532: laptop Sandy Bridge mỏng nhất thế giới Gigabyte P2532 (15,6 inch) được đánh giá là mẫu máy tính xách tay mỏng nhất trên thế giới sử dụng bộ xử lý Intel Core thế hệ thứ hai, Sandy Bridge. Gigabyte P2532 có khả năng phát video độ nét cao Full HD 1080p Dù có thiết kế mỏng nhưng Gigabyte P2532 thực sự mạnh mẽ về mặt cấu hình. Ngoài việc trang...