Cái nắm tay lưu luyến tiễn tân binh lên đường
Những chiếc ôm vội vã, những giọt nước mắt và những cái nắm tay thật chặt lưu luyến tiễn tân binh lên đường nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ công dân đối với Tổ quốc.
Sáng ngày 15/2, các địa phương trong tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức lễ giao nhận quân đợt 1, năm 2017. Đợt tuyển quân này, Nghệ An có 2.900 thanh niên trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, trong đó có 2.891 nam thanh niên, 9 nữ thanh niên, 122 thanh niên là người công giáo, 623 thanh niên là người dân tộc thiểu số. Về trình độ văn hóa, có 196 người có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học. 12 tân binh là Đảng viên.
Ngay từ sáng sớm, rất đông người dân TP Vinh đã có mặt tại Nhà văn hóa lao động tỉnh Nghệ An để tiễn chân các tân binh lên đường làm nhiệm vụ. Đợt tuyển quân này, TP Vinh, có 178 thanh niên nhập ngũ, trong đó 150 thanh niên nhập ngũ vào các đơn vị quân đội, 28 thanh niên thực hiện nghĩa vụ trong các đơn vị công an nhân dân.
Bà Nguyễn Thị Viện (gần 80 tuổi) đội rét tiễn chân cháu trai Đào Việt Dũng lên đường nhập ngũ. “Bà chẳng mong gì ngoài mong cháu vững vàng, rèn luyện, phấn đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó”, bà Viện nhắn nhủ cháu.
Những chàng trai trong độ tuổi 18-20 nhưng đối với bố mẹ, dường như vẫn cần phải chỉ bảo, chăm lo nhiều thứ. Các ông bố, bà mẹ tranh thủ trong lúc làm thủ tục, kiểm tra lại ba lô cho con, đặt từng hộp sữa, từng viên thuốc giảm sốt để con có thể tự chăm sóc bản thân trong môi trường mới.
Ngày hội tòng quân như đong đầy cảm xúc bởi sự chăm sóc lo lắng của bố mẹ, sự chia tay đầy lưu luyến của những người bạn gái. Những lời chúc, cánh tay đưa lên, siết thật chặt đầy tin tưởng trước thời khắc chiếc xe chuyển quân lăn bánh…
Lãnh đạo TP Vinh tặng hoa động viên các tân binh trước khi lên đường.
Người bố sửa sang lại quân phục cho con trai. Từ hôm nay, con trai của ông trở thành một người lính, nối tiếp bước chân cha thực hiện nghĩa vụ công dân đối với Tổ quốc.
Dù con đã lớn khôn nhưng bố mẹ chưa nguôi lo lắng. Bố mẹ chàng lính trẻ kiểm tra lại hành lí cho con một lần nữa trước khi con lên đường tòng quân.
Video đang HOT
Nụ hôn của người cậu dành cho cô cháu gái trước khi lên xe.
Cái ôm vội vã của chàng lính trẻ…
Nhiều cô gái bật khóc nức nở trước giờ phút chia tay…
Chàng trai động viên bạn gái trước khi lên đường.
Người mẹ cố tìm đứa con trai thân yêu trước khi xe chuyển bánh.
Cậu bé này bật khóc nức nở khi anh trai lên đường.
Cô gái mang hoa hồng tặng bạn trai. Người yêu cô sẽ trải qua 18 tháng xa nhà để thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Những cái nắm tay đầy tin tưởng dành cho những người lính trẻ trước khi lên đường.
Hoàng Lam
Theo Dantri
Trường hợp nào được miễn nghĩa vụ quân sự?
Xin luật sư cho biết, trường hợp nào thì được miễn nghĩa vụ quân sự? Muốn tạm hoãn nhập ngũ thì phải làm gì?
Luật sư Trương Quốc Hòe, Trưởng văn phòng luật sư Interla (Đoàn luật sư Hà Nội) tư vấn cho độc giả Nguyễn Toại (Hà Nội) như sau:
Theo quy định tại Điều 14 của Luật nghĩa vụ quân sự 2015 có hiệu lực ngày 1/1/2016 thì người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Còn theo quy định tại Khoản 2, Điều 41, những đối tượng sau được miễn gọi nhập ngũ:
a) Con của liệt sĩ, thương binh hạng một.
b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ.
c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.
d) Người làm công tác cơ yếu không phải quân nhân, công an nhân dân.
đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
Sau khi học xong trường Cao đẳng Nghề Hà Nội, Nguyễn Quang Hòa (22 tuổi, ở phường Nam Đồng) lên đường nhập ngũ năm 2016.
Cũng theo quy định tại Khoản 1, của điều này, những trường hợp sau được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự:
a) Công dân chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe.
b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%.
d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân.
đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định.
e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.
g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
Muốn tạm hoãn nhập ngũ, bạn phải thực hiện công việc sau: Chờ kết luận của Hội đồng khám sức khỏe, các giấy tờ cần thiết chứng minh bản thân thuộc diện tạm hoãn nhập ngũ... kèm đơn xin tạm hoãn gọi nhập ngũ tới cơ quan có thẩm quyền xem xét (Chủ tịch UBND cấp huyện).
Nếu là học sinh, sinh viên, bạn cần xin xác nhận tại trường, sau đó nộp cùng đơn xin tạm hoãn nhập ngũ tại cơ quan có thẩm quyền.
Ngoài ra, bạn phải tuân thủ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 17, đó là làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự đến cơ sở giáo dục. Sau khi thôi học phải làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự về nơi cư trú hoặc nơi làm việc mới. Người đứng đầu cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức cho công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự và chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự.
(Theo Zing News)
Người cha khuyết tật đi tiễn con lên đường làm nhiệm vụ Sáng 13/2, 1.800 thanh niên ở Khánh Hòa đã hăng hái lên đường nhập ngũ, phục vụ Tổ quốc. Không khí buổi chia tay lưu luyến, bịn rịn giữa những người lính trẻ và người thân. Tại TP Nha Trang, có 445 thanh niên lên đường ngập ngũ, phục vụ Tổ quốc vào sáng 13/2. Dù bị khuyết tật nhưng ông Đào Ân...