Cái kết thảm khi chạy theo ‘giấc mơ tỷ phú’ nhờ bán đất
Từ nghèo khó bỗng thành tỷ phú sau khi bán đất, vài năm sau ông Kiên (thôn Chóng, xã Yên Bài, huyện Ba Vì, Hà Nội) phải tha phương cầu thực, làm thuê trả nợ.
Hơn chục năm trước, xã Yên Bài (huyện Ba Vì, Hà Nội) trải qua cơn “sốt đất” đầu tiên. Khi làn sóng này qua đi, hệ lụy nó để lại vẫn là bài học cảnh tỉnh cho nhiều người đến tận bây giờ. Điển hình nhất là câu chuyện của ông Nguyễn Trung Kiên (ở thôn Chóng), người mà hàng chục năm trước nổi lên như một đại gia của xã khi thu được vài tỷ đồng tiền bán đất.
Xã Yên Bài, huyện Ba Vì được coi là “thủ phủ” sốt đất vùng ven Hà Nội bởi những mức giá khó tin. (Ảnh: Đức Thiện)
Theo lời kể lại của nhiều người, khi bán đất có tiền, ông Kiên trở nên hào sảng, những cuộc ăn chơi diễn ra đều đặn, bạn bè cũng nhiều lên và hiển nhiên ông luôn là “bao sạch” những cuộc ăn chơi này.
Ông Kiên khiến không ít người ngưỡng mộ, ghen tị vì không chỉ bán đất mà ông còn đầu tư tiền vào đất. Có vốn nhờ bán đất, ông Kiên cũng học đòi đi đầu tư để “ăn theo” cơn sốt đất mỗi ngày mỗi nóng. Ông dồn hết số tiền bán đất trước đó rồi vay thêm cả bên ngoài để đi mua đất ở Hòa Bình. Nhưng do chỉ là “tay ngang”, không có kinh nghiệm, ông phải nhận trái đắng khi bị lừa mua đất với giá cắt cổ.
Lúc những khoản nợ đến hạn phải trả, ông Kiên phải bán tống bán tháo những lô đất tiền tỷ bên Hòa Bình với giá chỉ vài trăm triệu. Hết tiền, những người bạn từng ăn chơi với ông cũng không còn bên cạnh. Từ một “tỷ phú”, ông Kiên lâm vào cảnh nợ nần, phải bán nốt những mảnh đất còn lại để trả nợ.
Giấc mơ tỷ phú đến nhanh và đi cũng nhanh, ông Kiên và vợ rời làng đi làm thuê kiếm sống, chỉ để lại một ngôi nhà nhỏ để hai người con trai thi thoảng đi về.
Video đang HOT
“Nghe đâu ông ấy làm lái xe đưa đón công nhân ở dưới Hà Nội. Căn nhà của ông ấy cũng mới nhờ tôi rao bán hộ rồi”, một người dân bản địa nói khi thấy chúng tôi gặng hỏi về chủ của ngôi nhà khoảng 30m3 đang rao bán.
Dọc đường làng ngõ xóm của “ thủ phủ sốt đất” Yên Bài, nhừng dòng chữ bán đất nguệch ngoạc, những biển bán bất động sản xuất hiện dày đặc. (Ảnh: Đức Thiện)
Không chỉ ở xã Yên Bài, tại vùng đất Đông Anh, chúng tôi cũng nghe thấy những câu chuyện tương tự. Huy, một tay “cò đất” ở xã Kim Chung (Đông Anh) thao thao bất tuyệt: ” Các anh về đây tìm đất mà gặp em là gặp đúng người rồi. Em là thổ địa ở đây cả chục năm”.
Sau đó Huy liên tục giới thiệu về những mảnh đất, trong số đó không ít mảnh là do chủ nhân cần phải bán gấp để gán nợ.
Huy kể, hồi năm 2018, một người đàn ông tên Lục buộc phải bán rẻ mảnh đất khoảng 200 m2. Giá ngày đó khoảng hơn 4 tỷ đồng nhưng ông Lục phải bán gấp để có tiền trả nợ với giá 3,8 tỷ đồng.
Theo Huy, nhà ông Lục vốn có rất nhiều đất và đã giàu lên nhờ đất từ cách đây khoảng chục năm, nhưng sau đó vì làm ăn thua lỗ và nghe đâu có dính đến chơi bời, cờ bạc nên tiền của cứ đội nón ra đi, sau này mới phải bán nốt mảnh đất vuông vức đó để gán nợ.
“Khách mua được mảnh đất đó bây giờ lãi to. Nếu em có tiền mà ôm mảnh đấy thì bây giờ cũng có trong tay 5 – 6 tỷ đồng”, Huy tiếc nuối.
Huy cũng kể về nhiều người hiện không còn đất mà bán, trong khi tiền “vớ bẫm” từ những cơn sốt đất đã tiêu hết từ đời nào, giờ thậm chí còn ngập trong nợ nần, vì đất nông nghiệp còn đâu để mà làm ăn, trong khi chỉ có thể làm việc vặt để cầm cự.
Có lẽ chính vì những bài học “xương máu” này nên một số người dân trong những “thủ phủ” sốt đất ven Hà Nội hiện vẫn nhất quyết giữ đất hoặc nếu cần kíp lắm thì cũng chỉ cắt ra bán một phần vừa đủ để trang trải. Họ cho rằng những cơn “sốt đất” rồi sẽ nhanh chóng qua đi nhưng những cánh đồng trồng hoa, trồng rau xanh, hay những trang trại bò sữa vốn nuôi sống họ… sẽ không còn nữa, nếu không được giữ gìn.
Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh: Cần lành mạnh hóa thị trường bất động sản
Tại phiên thảo luận tổ về kinh tế - xã hội, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, nền kinh tế đang dần phục hồi sau đại dịch, tuy nhiên đà phục hồi chậm sau dịch, do tác động mới từ các tháng đầu năm khi siết tín dụng vào bất động sản.
Do đó, cần lành mạnh hóa thị trường này.
Đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi phát biểu ý kiến. Ảnh: Phạm Kiên/ TTXVN.
Tại phiên thảo luận tổ về kinh tế - xã hội sáng 25/5, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, nền kinh tế Thành phố đang dần phục hồi sau đại dịch. Cụ thể, sản xuất công nghiệp tăng 2,6%, Thành phố đã có 4 tháng tăng trưởng dương liên tục sau khoảng thời gian dài âm.
Cùng với đó, thương mại dịch vụ của TP Hồ Chí Minh đến tháng 5 đã dương được 0,6%, trong khi quý I/2022 âm 1,7% và trước đó âm tới 4,8%. Du lịch của Thành phố cũng phục hồi sau ngày 15/3, khi Việt Nam bắt đầu mở cửa hàng không. Ngành lưu trú tăng hơn 2%, lữ hành tăng trên 8%.... Chỉ ra những con số này để thấy, TP Hồ Chí Minh đang phục hồi rất tốt, nhờ vào các chính sách, giải pháp đồng bộ.
Tuy nhiên, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cũng chỉ ra một số tồn tại. Điển hình là khu vực bất động sản còn âm 12,6%. Ông lưu ý, có chuyện đà phục hồi chậm sau dịch do có tác động mới từ các tháng đầu năm khi siết tín dụng vào bất động sản. Theo đại diện UBND TP Hồ Chí Minh cần lành mạnh hóa thị trường bất động sản. Các giải pháp để lành mạnh hóa thị trường tài chính, bất động sản phải hết sức căn cơ, bài bản, nếu không sẽ gặp khó khăn trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đang có phục hồi nhưng chịu tác động lớn về thủ tục hành chính, giá cả đầu vào gia tăng. Do đó, Chính phủ cần tập trung tháo gỡ, hỗ trợ, triển khai chương trình phục hồi kinh tế, phải nhanh hơn để hỗ trợ này đến được với dn, đi vào cuộc sống.
Chủ tịch TP Hồ Chí Minh cũng đề nghị quan tâm tới đảm bảo an sinh xã hội. Từ quý II/2022, TP Hồ Chí Minh đã nhận diện ra vấn đề, khi tăng giá ảnh hưởng đến người dân, nhưng lần này, giá cả tăng sẽ tác động đến từng doanh nghiệp, từng người dân, từng gia đình nên cần phải hết sức quan tâm.
Phát biểu tại thảo luận tổ, Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn TP Hồ Chí Minh) cho rằng, những tháng cuối năm, bối cảnh tình hình kinh tế thế giới dự báo có nhiều thách thức, nhất là những nước nền kinh tế có độ mở lớn. Thời điểm đầu năm, do chính sách kích thích kinh tế của các nước, lạm phát có dấu hiệu gia tăng. Đây cũng là vấn đề đáng lưu ý tại Việt Nam.
Với tình hình giá xăng dầu hiện nay, theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, Chính phủ và Quốc hội cần có tiếng nói nhanh chóng kiểm soát ngay giá xăng dầu, không để giá xăng dầu tăng lên quá cao.
"Chúng ta chấp nhận theo cơ chế thị trường, nhưng chúng ta có những công cụ kiểm soát khi nguồn cung đang bị đứt gãy", đại biểu Quốc hội nhấn mạnh. Ông đề nghị không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu. Bởi đây không phải mặt hàng đặc biệt nữa mà là mặt hàng rất cần thiết.
"Không có lý do gì chúng ta đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu. Trong kỳ họp này, Quốc hội nên đưa vấn đề này vào để xét. Chúng tôi cho rằng, nếu không kiểm soát được giá xăng dầu sẽ dẫn tới hiệu ứng "domino", tác động tới giá hàng hóa khác", ông lo lắng.
Ông cũng đề nghị Chính phủ ưu tiên kiểm soát lạm phát bằng các biện pháp đồng bộ, trong đó có kéo giảm thuế, kiểm soát giá, thực hiện các quỹ bình ổn, kiểm soat đầu cơ. Đặc biệt, cần "uốn" dòng vốn tín dụng đi vào sản xuất kinh doanh; uốn nắn thị trường chứng khoán minh bạch, công khai, rõ ràng, đảm bảo công bằng cho các nhà đầu tư.
Bất động sản công nghiệp Việt Nam: Muốn hút vốn FDI phải tạo sự khác biệt Các chuyên gia cho rằng, thị trường BĐS công nghiệp đã phát triển nhanh trong các năm qua nhưng bối cảnh mới đòi hỏi nhiều sự khác biệt trong việc định hướng thu hút dòng vốn đầu tư vào nước ngoài. Các khu công nghiệp cần hơn nữa những sự khác biệt để thu hút dòng vốn FDI Trong báo cáo vừa công...