Cái kết nghiệt ngã của Gareth Southgate: Đánh cược để chấm dứt cơn khát Euro hơn nửa thế kỷ cho nước Anh, nhưng rồi vỡ tan ở khoảnh khắc cuối
Người đàn ông ấy đã đánh cược tất cả để chấm dứt nỗi đau mình từng gánh chịu 25 năm trước, nhưng rồi vết thương lòng lại bị cứa sâu thêm một lần nữa.
Chung kết UEFA Euro 2020/2021 đã kết thúc. Người Anh đã thua trước tuyển Ý, 3-2, trên loạt sút luân lưu 11m.
Lần đầu tiên trong lịch sử, tuyển Anh vào đến chung kết của Euro. Lần đầu tiên sau 25 năm kể từ khi thất bại trên chấm phạt đền trước đội tuyển Đức tại bán kết Euro 1996, họ có cơ hội chấm dứt cơn khát danh hiệu. Nhưng rồi giấc mơ ấy vỡ tan, đi theo 2 cú sút hỏng liên tiếp của 2 cầu thủ trẻ được đưa vào sân thay người vào những phút cuối cùng, cũng chỉ để đá penalty.
2 cầu thủ trẻ – Jadon Sancho và Marcus Rashford hẳn sẽ hứng chịu rất nhiều chỉ trích của người hâm mộ. Tuy nhiên, trách nhiệm lớn nhất chắc chắn thuộc về Gareth Southgate – HLV trưởng của tuyển Anh, người đã lèo lái đưa Tam Sư đến trước ngưỡng cửa lịch sử. Quyết định về những nhân sự thực hiện loạt “đấu súng” căng thẳng với tuyển Ý của ông đã khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu, khi đã chọn các cầu thủ trẻ còn non nớt thay vì ưu tiên kinh nghiệm dạn trường.
Và nghịch lý thay, cũng chính Southgate là người đã sút hỏng quả penalty thứ 6 cách đây 25 năm, khiến Anh thúc thủ trước tuyển Đức. Lịch sử đã lặp lại, theo cái cách cay đắng nhất.
Con đường bóng đá chẳng giống ai
Gareth Southgate sinh ra tại Watford vào tháng 9/1970, là một “fanboy” của Manchester United. Tuy nhiên, con đường đến với bóng đá của ông lại khá kỳ dị.
Cậu bé Southgate ngày ấy lớn lên ở vùng Crawley, Sussex, là nhà vô địch khu vực về bộ môn… nhảy 3 bước. Southgate cũng nằm trong số những chân chạy nước rút 200m nhanh nhất khu vực. Ông biết chơi bóng rổ, rugby, học tập cũng cực kỳ giỏi – theo lời giáo viên cũ.
Biến cố ập đến ở tuổi 14, khi Southgate được chẩn đoán mắc phải bệnh Osgood Schlatter – chứng bệnh gây viêm xương cẳng chân gần khớp gối. Nó khiến ông phải rời xa thể thao một khoảng thời gian, mà theo lời cha ông – Osgood Southgate, đó là thời điểm “cõi lòng thằng bé bị xé nát”.
Nhưng với nghị lực phi thường, Southgate đã vượt qua khó khăn và tìm đến bóng đá chuyên nghiệp. Ông gia nhập CLB Crystal Palace ngay từ khi còn trên ghế nhà trường.
Áp lực khủng khiếp
Alan Smith, huấn luyện viên đội trẻ của Crystal Palace từng nói thẳng với cậu bé Southgate năm 16 tuổi: “Cậu liệu hồn mà cứng rắn lên, nếu không thì chẳng có cơ hội chết tiệt nào đâu.” Nguyên bản tiếng Anh, đó là một câu nói rất tục, và hàm ý của Smith là Southgate tốt hơn hết là cố lên nếu không thì nên từ bỏ bóng đá mà đi làm hướng dẫn viên du lịch đi.
Những lời căn dặn đầy áp lực ấy đã có tác dụng. Tháng 10/1990, Southgate có màn ra mắt cho CLB Crystal Palace, và rồi trở thành đội trưởng khi mới 22 tuổi, lúc Smith lên làm huấn luyện viên trưởng.
Video đang HOT
Southgate (áo đỏ) là một cầu thủ quyết liệt trên sân cỏ
Đó cũng là một áp lực cần thiết, vì ở Palace khi ấy có sự cạnh tranh rất khốc liệt. Bobby Bowry, cầu thủ gia nhập Palace sau Southgate từng nhận xét rằng các cầu thủ trẻ thường bị nhấn chìm khi đặt cạnh những tên tuổi lớn, như Ian Wright và Mark Bright.
“Bạn sẽ phải tự bơi hoặc chịu chết chìm. Tiêu chuẩn lúc đó là rất cao. Nếu không thể hiện tốt trên sân tập, bạn sẽ bị đẩy thẳng ra ngoài danh sách đăng ký.”
Khi còn thi đấu, Southgate là một cầu thủ đa năng, có thể chơi trung vệ hoặc tiền vệ. Ông nổi bật nhờ khả năng giao tiếp rất mạch lạc, truyền đạt thông điệp trên sân rất chuẩn, giúp cả đội gắn kết với nhau dễ dàng hơn.
“Anh ta rất giỏi ăn nói. Nhưng trong tình huống tranh chấp 5 ăn 5 thua, anh ta sẽ nghiền nát đối thủ. Chẳng ai có thể có sự nghiệp như anh ta nếu không đủ khao khát và cứng rắn.”
“Nhìn thì tưởng là đồ mọt sách, nhưng thực ra là khác hẳn. Anh ấy cũng là cây hài của đội ở mỗi buổi tiệc tùng chơi bời.”
Trái đắng năm 96
Sau khi dẫn dắt Palace lên ngôi vô địch giải hạng nhất vào mùa giải 1993 – 1994, Southgate rời đội, gia nhập Aston Villa với giá 2,5 triệu bảng vào năm 1995. Đây cũng là năm đầu tiên ông được triệu tập lên tuyển Anh. Dưới thời HLV Terry Venables, ông chơi gần như mọi trận đấu cho Tam Sư, từng bước trở thành một tên tuổi lớn của xứ sở sương mù.
Southgate (ngoài cùng hàng dưới bên phải) trong đội hình của tuyển Anh tại Euro 1996
26/6/1996, một đêm định mệnh, khi Anh đối mặt với kình địch là tuyển Đức trong trận bán kết Euro năm ấy. Trận đấu kết thúc sau 120 phút với tỉ số hòa, kéo 2 đội vào loạt sút luân lưu. Mỗi đội sút 5 quả, vào cả 5, và rồi đến lượt Southgate bước lên.
Bowry – đồng đội cũ của Southgate tại Palace chứng kiến điều đó một cách bình thản. Ông chỉ nghĩ đơn giản, Southgate chắc chắn sẽ sút vào. “Chúng tôi từng tập sút penalty rất nhiều. Nhưng có lẽ, thực hiện một cú sút dưới áp lực của 70.000 khán giả lại là câu chuyện khác.”
Gareth Southgate (trái) được đồng đội là thủ thành David Seaman động viên sau khi sút hỏng quả penalty quyết định vào Euro năm 1996
Southgate sút quá nhẹ, không thể vượt qua thủ thành người Đức. Andreas Moller thực hiện thành công cú đá cuối cùng, đưa tuyển Đức tiến vào trận chung kết.
Hối hận vô cùng
Bà Barbara – mẹ của Southgate từng hỏi con trai về cú sút định mệnh năm ấy: “Tại sao lúc đó con giáng một thật mạnh?”
Southgate sau khi sút hỏng quả penalty lượt thứ 6 cho tuyển Anh
Ông chẳng biết trả lời thế nào. Nhiều năm sau, Southgate thừa nhận rằng việc ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình khi sút hỏng thực sự là khoảnh khắc kinh khủng nhất trong suốt sự nghiệp, đến tận giờ vẫn còn hối hận.
“Bạn ở trong trận đấu lớn nhất mà đội tuyển từng được chơi trong suốt 30 năm, cả nước đang dâng trào cảm xúc, và rồi bạn rời sân với tư cách là tội đồ lớn nhất,” – Southgate kể lại trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2020.
“Tôi chưa bao giờ tức giận (về khoảnh khắc ấy). Chỉ thấy hối hận, và tự oán trách bản thân.”
Dẫn dắt tuyển Anh
Ở Aston Villa, Southgate giành được League Cup năm 1996, dự trận chung kết cup FA năm 2000. Ông chuyển tới Middlesbrough vào năm 2001, mang băng đội trưởng trong trận chung kết tranh League Cup năm 2004, và đến được trận chung kết UEFA Cup 2006, nơi đội của ông thúc thủ 0-4 trước một Sevilla quá mạnh.
HLV Southgate khi còn dẫn dắt Middlesbrough
Cũng trong năm đó, Southgate bước vào con đường của một huấn luyện viên ở tuổi 35, thay thế Steve McClaren dẫn dắt chính Middlesbrough. Ông được đánh giá là một huấn luyện viên biết lắng nghe, luôn thành thật sẵn sàng dành thời gian cho cả những cầu thủ trẻ.
Trở thành HLV trưởng đội tuyển Anh là một bất ngờ với Southgate. Sau khi Tam Sư chịu thất bại tủi hổ trước Iceland tại Euro 2016, HLV trưởng Roy Hodgson bị thay thế bằng Sam Allardyce. Tuy nhiên ngay sau đó, Allardyce bị buộc phải từ chức chỉ sau 1 trận đấu, vì có bài báo phanh phui rằng ông đã tư vấn cách để lách luật chuyển nhượng cầu thủ cho các đội bóng.
Southgate – lúc này là HLV đội U21 của tuyển Anh – lên làm HLV tạm quyền. Ông hoàn thành tốt chiến dịch vòng loại World Cup 2018, sau đó trở thành HLV chính thức của tuyển Anh vào tháng 11/2016.
Lịch sử lặp lại
Hành trình đến với Euro 2020 của HLV Southgate thực ra rất đẹp. Dù bị đánh giá rất thấp tại World Cup 2018 ở Nga, Southgate đã lấy lại vị thế cho đội tuyển khi đưa Tam Sư đến được bán kết, và có lần giành chiến thắng đầu tiên trên loạt sút luân lưu tại vòng 16 đội ở cup vô địch thế giới.
Sau World Cup 2018, tuyển Anh của Southgate cán đích ở vị trí thứ 3 giải UEFA Nations League năm 2019, rồi giành quyền vào VCK Euro 2020. Họ vượt qua vòng bảng một cách dễ dàng, đánh bại tuyển Đức 2-0 ở vòng 16, đội, vùi dập Ukraine 4-0 trong trận tứ kết, và hiên ngang tiến vào chung kết sau chiến thắng 2-1 trước Đan Mạch.
Nhưng trái bóng tròn, chẳng ai ngờ được điều gì. Ai đoán được rằng trận đấu trước tuyển Ý phải kéo đến loạt sút penalty? Ai nghĩ được Southgate lại quyết định rút một Henderson lão luyện và tung vào sân đến 2 cầu thủ trẻ vào phút cuối cùng của hiệp phụ, chỉ để chuẩn bị cho loạt đấu súng cân não? Và có ai ngờ được rằng chính những cầu thủ trẻ ấy, chẳng ai sút thành công cả?
Một cái kết buồn của Gareth Southgate – người đàn ông đã đánh cược tất cả để chấm dứt nỗi đau mình từng gánh chịu 25 năm trước, để rồi vết thương lòng lại bị cứa sâu thêm một lần nữa.
ĐT Anh: Southgate đã thành công rồi!
Bất kể kết quả cuối cùng là như thế nào, báo chí Anh mà không quỳ gối thì cũng không thể "ăn thịt" Gareth Southgate, như cái cách mà làng báo này đã làm trước các vị tiền nhiệm giỏi giang hơn Southgate rất nhiều.
Ở đâu ra nhân vật Southgate tầm thường, bỗng nắm đội tuyển Anh? Hơn ai hết, Southgate hiểu quá rõ câu chuyện về sự nghiệp của chính mình. Vì ông đã dẫn dắt đội U21 Anh, tức sẵn "có mối" trong nội bộ FA. Vì chỉ có ông sẵn sàng chấp nhận lời mời dẫn dắt ĐT Anh "không công", khi Sam Allardyce bất ngờ từ chức.
Người Nam bộ trước đây có từ "thí", rất phù hợp (không rõ các địa phương khác thế nào). "Nhà thương thí" là bệnh viện miễn phí, dành cho bệnh nhân nghèo, dĩ nhiên đã vào đấy thì xin đừng đòi hỏi tiêu chuẩn cao sang. Mổ "thí" là mổ miễn phí mà bệnh nhân phải cam kết... có sao ráng chịu. Đại khái như vậy. Southgate "dạy thí", tức là biết tới đâu huấn luyện tới đó, không đòi hỏi tiền bạc gì hết.
Tiện lợi ở chỗ: nhờ vài trận "thử", xem cũng được, mà FA mới biết rằng nên giao hẳn đội tuyển cho Southgate huấn luyện chính thức. Không có Southgate, sẽ chẳng ai cam tâm cho FA "thí nghiệm", trong khi ký hẳn hợp đồng bộn bạc thì FA lại không sẵn sàng. Nhưng ở đây, khi nói Southgate hiểu rõ câu chuyện về sự nghiệp của mình, chúng ta đang nói Southgate hiểu quá rõ hoàn cảnh khiến Allardyce phải từ chức.
Allardyce giỏi gấp trăm lần Southgate, với kinh nghiệm 1/4 thế kỷ hành nghề khi nhận lời dẫn dắt Tam sư. Ông chỉ huấn luyện có hiệu quả các đội bóng nhỏ?
Càng hay, vì Anh là đội hạng bét trong hàng ngũ các cường quốc bóng đá. Nhưng báo chí Anh gài bẫy: ký giả của tờ Daily Telegraph giả làm doanh nhân, nhờ Allardyce cố vấn cho vài mưu chước để lách luật bóng đá, tiện thể còn ghi âm và ghi hình thêm vài bình luận "đắt giá" của Allardyce về trình độ của các nhân vật bóng đá như Roy Hodgson hoặc Gary Neville... Rút cuộc, Allardyce mang tiếng - mất uy tín thôi, chứ cũng chẳng phạm tội gì - và phải từ chức chỉ sau 1 trận làm HLV đội tuyển Anh.
Trước đây, các phóng viên Anh cũng giả làm "tỷ phú Ả-rập" để lừa HLV Sven Goran Eriksson, và có scandal ầm ĩ để câu khách. Những chuyện "ác" như thế, cánh nhà báo còn làm được, thì họ đâu bao giờ chê "quà tặng" từ chính các nạn nhân! Fabio Capello không chấp nhận yêu cầu của FA - tước băng thủ quân của John Terry vì cầu thủ này mất tư cách. Glenn Hoddle xúc phạm người tàn tật... Tất cả đều là đề tài "quá ngon", giúp báo giới ăn khách, trong cái áp lực "bóng đá hàng giờ" ở nước Anh.
Southgate thấy rõ tất cả những chuyện như thế, nên ông biết cách giữ mình, để không bao giờ "làm mồi" cho báo chí. Đấy mới là chi tiết quan trọng nhất, khiến Southgate coi như đã thành công vang dội tại EURO này - bất kể có giành được chiến thắng lịch sử hay không. Chứ Southgate mà có "phốt" thì, xin lỗi: trận chung kết EURO mang tính lịch sử cũng chẳng có nghĩa lý gì trước tình trạng luôn đói đề tài của báo giới trên quê hương bóng đá.
HLV Eriksson: 'Tôi có cảm giác là ĐT Anh sẽ vô địch EURO 2020' Trong bài viết riêng cho tờ Daily Mail, cựu HLV Sven-Goran Eriksson của ĐT Anh cho biết, ông có cảm giác rất mạnh rằng, Tam sư sẽ đăng quang tại EURO 2020! Là bởi, đội bóng này có tinh thần đoàn kết cao, thể lực tốt và nhiều phương án tiếp cận khung thành đối thủ. Vị chiến lược gia này viết: "Gareth...