Cái kết đẹp cho gia đình 7 người đèo nhau trên xe máy giữa trời giá rét ở Lạng Sơn
Gia đình 7 người đèo nhau trên xe máy giữa thời tiết lạnh giá, với mong muốn tìm kiếm việc làm trang trải cuộc sống đã được hỗ trợ.
Mới đây trên các diễn đàn mạng xã hội, nhiều người không khỏi xót xa trước hoàn cảnh của một gia đình được ghi nhận tại Lạng Sơn. Theo thông tin được chia sẻ, cả gia đình gồm 2 vợ chồng và 5 người con nhỏ cùng đèo nhau trên chiếc xe máy, với nhiều vật dụng từ tỉnh Điện Biên đến cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) để tìm kế mưu sinh.
Trên đoạn đường 600km, chủ yếu là đèo dốc, trong thời tiết lạnh giá, cả gia đình đùm bọc nhau với mong muốn cuộc sống được thay đổi. Hai vợ chồng mong muốn có người thuê bốc vác hay bất kỳ việc gì có tiền để nuôi con.
Hình ảnh gia đình 7 người đèo nhau giữa thời tiết lạnh giá đi tìm kế sinh nhau khiến dư luận xót xa
Một số người tốt bụng đã chụp hình gia đình này khi đang trên đường và đăng tải lên mạng xã hội, thu hút sự quan tâm của công chúng. Và điều kỳ diệu đã xảy ra.
Theo thông tin mới nhất được chia sẻ, Hội thiện nguyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) đã liên hệ với Trung tâm Hy vọng để hỗ trợ cho gia đình này. Cả 7 người trong gia đình sẽ được đưa về Trung tâm Hy vọng để có chỗ ăn ở trong những ngày thời tiết lạnh giá.
Video đang HOT
Sau đó khi gia đình đồng ý và hoàn thiện các thủ tục với chính quyền địa phương, đại diện Trung tâm thiện nguyện sẽ tìm việc làm cho 2 vợ chồng anh chị, đồng thời nhận nuôi 5 đứa trẻ.
Không còn rong ruổi trên những nẻo đường, cả gia đình hiện tại được hỗ trợ nơi sinh hoạt và công việc
Một trung tâm thiện nguyện ở Lạng Sơn đã hỗ trợ kịp thời cho hoàn cảnh của gia đình này
May mắn đã bắt đầu mỉm cười với gia đình 7 người này, hy vọng trong thời gian tới, những điều tốt đẹp sẽ đến với những đứa trẻ trong vòng tay yêu thương, cũng như bố mẹ của chúng sẽ có công ăn việc làm ổn định, vượt qua giai đoạn khó khăn.
Được biết Trung tâm Hy vọng được thành lập bởi cựu chiến binh Nguyễn Trung Chắt, người “cha” nhận nuôi 304 đứa trẻ mồ côi. Để có kinh phí duy trì hoạt động của trung tâm, cho các cháu ăn học đàng hoàng, ngoài kinh phí cá nhân, ông Chắt tích cực đi vận động từ các mạnh thường quân và cân đối chi tiêu cho những đứa “con” của mình được phát triển đồng đều giống nhau.
Con rể miền Tây 10 năm cõng cha vợ đi chạy thận bất kể nắng mưa
Đoạn clip con rể ở miền Tây cõng cha vợ đi chạy thận khiến dân mạng xúc động. Nhiều người còn ngạc nhiên hơn khi biết anh nhận lời ở rể ngay ngày ra mắt và đều đặn cõng cha vợ đi chạy thận suốt 10 năm qua.
Đoạn clip ngắn kèm thông tin: "Con rể cõng cha vợ, hơn 10 năm trời không quản nắng mưa, 1 tuần 3 ngày cô dượng đưa ông đi chạy thận ở bệnh viện, vì nhà ngoài cánh đồng (gửi xe nhà hàng xóm) nên dượng phải cõng ông một đoạn đường đất khá xa, nắng thì đỡ, mưa thì trơn trượt". Đoạn clip nhanh chóng lan tỏa trên các nền tảng mạng xã hội và nhận được hàng chục ngàn lượt yêu thích, bình luận của cư dân mạng.
Hình ảnh người con rể 10 năm cõng cha vợ đi chạy thận lan tỏa mạng xã hội
Chị Phan Thị Phụng (34 tuổi, ngụ H.Cai Lậy, Tiền Giang) xác nhận hai người trong clip là chồng và cha ruột của chị. Khoảng 13 năm trước, chị được một người mai mối đưa anh Nguyễn Văn Sơn (37 tuổi, ngụ H.Cái Bè) đến nhà xem mặt. Vì nhà có 3 con gái, người chị đã về nhà chồng, người em út đi làm ở xa nên ngay buổi đầu, ông Phan Văn Thoa (60 tuổi, ba của chị Phụng) đã hỏi anh Sơn chịu ở rể hay không. "Anh không trả lời mà quay qua hỏi tôi: "Em có chịu không?". Tôi không biết trả lời sao nên đáp: "Nếu cha chịu thì con chịu". Vậy là nhà anh qua nhà tôi bỏ rượu để chuẩn bị cưới, 6 tháng sau thì tổ chức", chị Phụng kể.
Đường vào nhà là bờ ruộng, nắng mưa anh Sơn đều đặn cõng cha vợ đi bệnh viện
Nào ngờ đâu, quyết định đám cưới, ở rể ngay sau lần gặp mặt đầu tiên của chàng rể cách nhà 5 km lại là chỗ dựa vững chắc của cả gia đình vợ sau này. Khoảng 10 năm trước, ông Thoa bắt đầu phải đi chạy thận mỗi tuần 3 lần. Nhà nằm ở giữa cánh đồng, xe không chạy vào được nên mỗi lần cha vợ đi chạy thận, anh Sơn lại cõng ông đi hết đoạn bờ ruộng dài khoảng 100 m mới ra đến nơi gửi xe.
Vợ chồng anh Sơn, chị Phụng cùng cha mẹ. Ảnh NVCC
Chị Phụng chia sẻ: "Đoạn đường bờ ruộng trời nắng thì không sao, trời mưa thì trơn lắm. Từ ngày về ở rể đến nay, chồng tôi gánh hết việc nặng trong nhà. Mỗi tuần 3 lần đưa cha vợ đi chạy thận, những ngày còn lại thì đi mần ruộng".
Chàng rể vệ sinh cá nhân cho cha vợ
Theo chị Phụng, chồng chị là con trai lớn trong gia đình có 4 người con. Cha mẹ chồng tâm lý, biết hoàn cảnh gia đình chị nên đồng ý để anh ở rể. Biết vợ chồng chị bận chăm sóc cha đau bệnh nên khi không kịp làm ruộng, các em bên chồng đều chủ động qua phụ giúp.
Ông Phan Văn Thoa sau cơn tai biến, bệnh thận và cả Covid-19 thì sức khỏe yếu hẳn. Ngoài cõng cha đi chạy thận suốt chục năm qua, anh Sơn còn chủ động giúp cha vợ vệ sinh cá nhân hằng ngày khiến ai nhìn vào cũng xúc động vì chàng rể hiếu thảo. Ông Thoa xúc động: "Nhà tôi không có con trai mà có được con rể vậy còn hơn cả con ruột nữa. Thấy cách nó chăm tôi, lo công chuyện trong nhà khổ cực mà thương lắm. Tôi chỉ mong có con đường để đi thăm khám cho an toàn, con đỡ phải cõng".
Anh Nguyễn Văn Sơn tâm sự luôn quan niệm cha mẹ vợ cũng như cha mẹ ruột. Do vậy khi về ở rể, anh cố gắng chăm sóc cha mẹ, lo mọi việc trong nhà.
Chị Phan Thị Mộng Kiều (30 tuổi, em gái chị Phụng) nghẹn ngào khi nhắc về anh rể. Chị nói nhờ có người anh chịu thương chịu khó vậy mà chị đi làm xa bớt lo lắng phần nào, hàng xóm cũng luôn nói nhà chị có phước khi có chàng rể hiền. Chị bộc bạch: "Anh Ba tôi rất tội, cuộc sống ảnh chân chất vậy đó, mưa nắng gì ảnh cũng đều đặn cõng ba đi chạy thận. Ngày nào chạy thận là anh cõng cha qua đường đất ở cánh đồng, rồi anh chị chở cha chạy 20 km đến bệnh viện từ 9 giờ 30 sáng đến 16 giờ mới xong việc. Con cái đi học phải nhờ người rước giùm. Tôi nghĩ hiếm gặp được người con rể nào như anh lắm. Bên hai bác sui cũng hiểu hoàn cảnh nên ủng hộ anh về ở rể".
Cũng theo chị Kiều, khi ba thèm ăn gì, anh Sơn đều đi kiếm về nấu nướng, chăm sóc kỹ càng. Nhờ có chàng rể chân chất như vậy mà gia đình chị đã vượt qua được nhiều khó khăn trong thời gian qua.
Bố mẹ chồng thấy con dâu đứt quai dép, chẳng ngại ngồi sửa Nhắc đến mối quan hệ giữa nàng dâu với phía nhà chồng, nhiều người vẫn e dè vì những suy nghĩ chưa đúng. Thậm chí trước khi lập gia đình, nhiều chị em còn có tâm lý lo sợ, không biết phải đối xử với bố mẹ chồng ra sao. Thế nhưng, trên thực tế, có rất nhiều nàng dâu, sau khi kết...