Cái kết của người vợ ngoan Phần 17
Nàng biết thêm một số chuyện về Henry. Anh ta đã lang thang nhiều nơi trước khi ghé đến VN. Thì ra, mẹ của Henry là một người gốc Việt và bà, bằng cách nào đó, đã gieo mầm cho ý tưởng của con trai mình chuyện phải trở về VN.
Nàng có nhớ một lần, khi nằm kề bên Henry, anh ta có nói bóng gió về câu chuyện của mẹ mình, nhưng nàng đã quên bẵng đi. Nay khi nghe câu chuyện từ lời kể của cô mình, nàng mới nhớ lại. Henry, đứa con trai duy nhất của bố mẹ mình, đã lớn lên mà không hiểu hết về nhân thân lai lịch của mình, và cho đến khi khôn lớn, anh ta mới biết mẹ mình đã khổ tâm như thế nào khi sống với người đàn ông chẳng hề yêu thương vợ con, thậm chí còn ngược đãi Henry khi anh còn là một cậu bé. Bố anh đã bỏ đi từ khi anh còn nhỏ, và suốt đời anh chỉ biết có mẹ.
Bà Phương kể về Henry theo những gì bà biết từ những lời kể của chính Henry, như cách mà anh ta giới thiệu về bản thân trước khi đặt vấn đề cùng hợp tác làm việc với bà. Bà Ngân, mẹ của Thắng, cũng chia sẻ những gì bà cảm nhận về Henry như một đứa con trai rất yêu thương mẹ, hơi có một chút liên tưởng đến Thắng, cũng là một người đàn ông yêu thương mẹ. Câu chuyện vì thế mà mang hơi hướm tình cảm nhiều hơn là công việc.
Rồi nàng được nghe về kế hoạch của cô chồng nàng về cách mà Henry đề nghị hợp tác. Thông qua kế hoạch đó, Henry sẽ giúp bà Ngân và bà Phương định hình lại việc tổ chức, phân phối đầu ra cho các mặt hàng thời trang và mỹ phẩm cao cấp của châu Âu. Kế hoạch đầy triển vọng này sẽ thành hiện thực nếu có những người kinh nghiệm và có nhiều am hiểu thị trường như bà Phương giúp sức. Chính vì thế, Henry đã có ý từ bỏ Kha mà chuyển sang hợp tác với bà Phương để thực hiện ý định của mình. Khi bà Phương và bà Ngân trình bày ý muốn phục hồi lại quyền điều hành quản lý KS, Henry lập tức ủng hộ và cũng nêu ý kiến rằng anh ta sẽ giúp cho hai người về chuyện này. Cách thức giúp cụ thể như thế nào thì nàng nghe qua cũng không hiểu hết, nhưng dường như nàng cảm thấy Henry hoàn toàn có thể làm được và anh ta cũng có vẻ rất am hiểu những sở trường, sở đoản của Kha trong công việc.
Nàng im lặng lắng nghe, không một lời phát biểu. Thỉnh thoảng nàng lén nhìn Thắng xem phản ứng của anh như thế nào. Thắng cũng vẫn ngồi im, có vẻ đang suy nghĩ. Anh cũng thỉnh thoảng nhìn nàng dò xét. Và một lần, tia nhìn của họ chạm nhau khiến nàng bối rối. Nàng cảm thấy nhịp sống lôi cuốn nàng đi quá nhanh; những người xung quanh dường như đã quyết định hết mọi chuyện mà nàng không hề được tham khảo ý kiến. Canh bạc mà bà Phương đang bày ra rõ ràng đã đặt nàng vào vị trí một quân bài chứ không phải như một người chơi. Một chút nhói đau khi nghĩ đến một người thân thương lâu nay lại hành xử với nàng trong công việc mà không có chút tình cảm, xót thương chi hết! Lúc đó, hình ảnh của Sơn, chồng nàng, chập chờn hiện ra trước mắt nàng, như một lời nhắc nhở, như một nguồn lực tinh thần giúp nàng chống đỡ với những áp lực mà cuộc sống này đang đè nặng trên vai nàng…
Mặc cho ai nói gì thì nói, sau đó, nàng cũng lặng lờ theo cô đi về nhà. Mệt mỏi, rã rời, nàng không thể ngủ được. Đêm đến, nàng bảo chị giúp việc để bé con ngủ với mình, rồi sáng sớm, nàng lặng lẽ bế bé con rời khỏi nhà và không ai biết nàng ở đâu sau đó cả…
Vào cái ngày nàng tập bước đi trên những đôi giày cao gót, nàng đã không thể hình dung cuộc sống sau đó đã trở nên chông chênh với nàng như thế nào. Những bước đi chông chênh, lắt lẻo, nhưng đã đưa nàng đi thật xa, thật xa, đến những nơi nàng chưa từng đến, đến với những chốn chẳng ai tưởng tượng được…
Chia tay những đôi giày gót cao, chia tay nơi chốn bình yên ngày nào, chia tay những đau khổ, xót xa, nàng tìm về một nơi nào đó bình yên, để mình trở lại là chính mình…
“Thưa cô.
Video đang HOT
Con ngàn lần tạ lỗi với cô vì nhiều tháng nay con đã làm không biết bao nhiều điều xấu xa, có lỗi với cô và với chồng con. Con đã ngu muội nghĩ rằng những việc ấy sẽ giúp hồi phục chuyện kinh doanh cho gia đình mình. Và con đã đánh mất con người của con khi đã làm những việc mà lẽ ra một người phụ nữ đức hạnh không thể chấp nhận được. Nhưng con thực sự không can đảm gặp cô để kể sự thật và nói lời tạ tội vào lúc này. Con xin cô cho phép con tạm thời đưa bé rời khỏi nhà mình một thời gian, đợi khi con giải quyết xong một số việc và tinh thần được sẵn sàng hơn, con sẽ xin được về để nhận chịu sự phán xử của gia đình.
Trong những ngày này, con mong cô giữ gìn sức khỏe. Con xin hứa sẽ sớm trở về!
Kính thư,
Cháu dâu của cô”
Sáng hôm đó, bà Phương hẳn đã đọc được bức thư mà nàng viết tay và đề lại ở cửa phòng của bà. Với kinh nghiệm từng trải cùng với những sự linh cảm trước đây, chắc hẳn bà sẽ đoán biết những chuyện mà nàng nêu trong thư là việc gì rồi. Có điều là nàng vì quá lo sợ nên đã rời khỏi nhà một cách vội vã, không chuẩn bị gì khi mang theo bé con và cũng không lường trước được những phản ứng của mọi người khi biết chuyện nàng bỏ đi.
Nàng sớm nhận ra sự sai lầm khi rời nhà theo cách như thế. Dẫn theo con nhỏ, nàng đã không thể đi đâu xa mà vẫn phải lẩn quẩn trong cái thành phố sầm uất này. Nàng phải tìm đến một nhà trọ vùng ven để ở tạm. Nàng sớm nhận ra rằng với hai bàn tay trắng, nghề nghiệp không có, chẳng bạn bè thân thích và tiền bạc mang theo không nhiều, rốt cuộc chẳng có nơi nào có thể dung nạp được hai mẹ con nàng. Đến ngày thứ ba sau khi rời nhà, nàng quyết định liên lạc điện thoại với Thắng để nhờ đến sự giúp đỡ của anh.
Nàng bế bé con đến gặp Thắng tại một quán cà phê ở một nơi ít có khả năng bị người quen bắt gặp. Nhìn thấy nàng trong vẻ xanh xao, tiều tụy, Thắng xót xa nói “Hãy về nhà thôi! Bỏ đi như thế này không giải quyết được gì đâu!”
- “Em không có can đảm đối mặt với cô lúc này anh ạ! Em chỉ xin anh giúp cho hai việc này. trước tiên, anh hãy giúp đưa bé con em về nhà, xin cô thương tình chăm giúp cho bé; rồi anh lựa lời… kể sự thật về những việc em làm cho cô em biết. Còn em… có lẽ em phải vắng mặt thêm thời gian nữa, rồi từ từ em xin về nhà chịu tội với cô…”
Thắng trầm tư một chút, rồi hỏi nàng “Em có liên lạc gì với Sơn chưa? Cô em từ ngày em đi, vẫn chưa báo cho Sơn biết chuyện”.
- “Dạ chưa! Nhưng em sẽ tự mình liên lạc với chồng em”.
- “Anh sẽ đưa bé về nhà. Nhưng hãy cho anh biết nơi em đang ở, ngày mai anh sẽ tìm em”. Rồi Thắng đưa cho nàng một điện thoại di động, nạp sẵn tiền vào thẻ, “Em giữ cái này để anh có thể liên lạc nhé!”.
Theo yêu cầu trước đó của nàng, Thắng đã giúp nàng hoàn tất một số biên bản bàn giao công việc ở KS nơi nàng làm việc, tạo mới một thẻ ATM để nàng dùng riêng tạm thời trong giai đoạn này, còn các khoản khác liên quan đến cổ phần của nàng thì nàng đều để lại không mang theo. Kể cả những khoản liên quan đến việc thanh lý hợp đồng làm việc với Kha nàng cũng để lại. Thắng cũng giúp cho nàng sao y và chứng thực một số giấy tờ cần thiết để nàng có thể tùy nghi sử dụng khi cần.
Rồi Thắng chở nàng đi về hướng về nhà bà Phương, để nàng bế bé con ngồi phía sau. Chỉ khi còn khoảng hai ngã tư nữa là đến nhà, Thắng dừng lại, gửi xe, rồi bế bé con về nhà gửi cho cô của nàng. Nàng vội vã hôn con rồi tạm biệt Thắng để trở về chỗ trọ.
Hôm sau, khi Thắng liên lạc điện thoại thì nàng tắt máy. Thắng theo địa chỉ chỗ trọ mà đến tìm thì biết nàng đã rời đi. Không ai biết gì về nàng trong suốt nhiều ngày sau đó. Vài ngày sau, nàng tìm được việc làm như một nhân viên tiếp tân trong một khách sạn tại khu trung tâm của một tỉnh thành kế cận. Thật trớ trêu, đó cũng chính là một trong số những KS mà nàng đã quen biết khi đi cùng với các khách hàng của Kha trước đây. Nàng buộc phải tìm chỗ làm việc kiếm sống trong thời gian tạm lánh xa nhà theo cách như thế, lần này nàng được phân công làm việc ở khu vực nhà hàng bên trong khách sạn…
Theo Afamily
"Con yêu mẹ không?" và câu trả lời khiến mẹ chết lặng
Bố tôi ốm nên tôi phải về quê vài ngày. Vừa quay lại nhà đã thấy cậu con trai đứng ở cửa. Tôi ôm con nựng nịu: "Mẹ nhớ cu Bo quá. Cu Bo có nhớ mẹ không, yêu mẹ không?"-"Không, mẹ có làm được đồng nào để nuôi con đâu". Câu nói thốt ra từ miệng đứa con trai bé bỏng chưa đầy 5 tuổi khiến tôi chết lặng.
ảnh minh họa
Hai mươi bảy tuổi tôi lấy chồng do một người quen mai mối. Lúc lấy chồng tôi đang là nhân viên hợp đồng của một công ty. Vậy nên sau khi có thai và sinh non khi cái thai vừa tròn bảy tháng, thời gian nghỉ dài nên tôi đã bị cho nghỉ việc.
Chồng tôi là dân buôn bán, công việc bận rộn nhưng kiếm ra tiền. Sỡ dĩ anh lấy tôi, một cô gái vừa không xinh đẹp, vừa là dân ở tỉnh, tuổi tác cũng gần chớm ba mươi vì anh đã qua một đời vợ. Theo như anh kể thì anh li hôn vì vợ anh quá hỗn láo với mẹ chồng.
Tôi về làm dâu, mang thai rồi sinh con trai nên ban đầu rất được mẹ anh chiều chuộng. Hồi tôi bị cho nghỉ việc cả chồng và mẹ chồng đều động viên tôi rằng một mình chồng đi làm dư sức nuôi cả nhà, vậy nên thay vì kiếm ba cọc ba đồng thì tôi ở nhà chăm sóc con cho con khỏe mạnh.
Con tôi vì sinh thiếu tháng nên nhỏ bé yếu ớt hơn những đứa trẻ khác, lại nghĩ không phải lo lắng về kinh tế nên tôi cũng yên tâm.
Rồi con tôi lên hai lên ba, mấy lần định kiếm việc làm nhưng đều bị mẹ chồng ngăn cản: "Mẹ giờ già rồi không trông nom được cháu, cũng không còn sức khỏe mà quán xuyến việc nhà, chồng con thì nó đi tối ngày, con mà đi làm nữa thì con cái cửa nhà để cho ai?". Thấy mẹ chồng khuyên nhủ bùi tai vậy là tôi lại ở nhà làm nội trợ.
Mỗi lần tôi về quê ai cũng trầm trồ khen tôi tốt số, "chậm mà chắc", lấy chồng thành phố, không phải đi làm vẫn được ăn sung mặc sướng. Thế nhưng tôi có những nỗi khổ không thể chia sẻ cùng ai. Chồng tôi là người khá thô lỗ. Việc anh ta thì anh ta làm, chớ có hỏi han gì. Anh ta đi đâu làm gì cũng không được hỏi. Mẹ chồng thì lúc ngọt lúc nhạt chẳng biết là tốt hay xấu.
Một lần trong lúc chồng đang tắm thì điện thoại đổ chuông, tôi bắt máy và một giọng con gái ỡm ờ cất lên. Tôi hỏi chồng tôi và anh ta không thèm quanh co lấy một câu: "Bồ của tôi đấy, thì sao? Đừng có lần thứ hai tự tiện nghe điện thoại của tôi".Tôi cay đắng đem chuyện nói với mẹ chồng, bà đáp lại dửng dưng: "ôi giời, tưởng chuyện trời sập đất rung gì to tát". Và tôi nhận ra trong cái nhà này chỉ có tôi một mình một chiến tuyến. Ghen tuông cũng chẳng để làm gì cả. Tôi phải làm một cái gì đó để thay đổi mọi chuyện theo hướng tích cực hơn mà trước hết là thay đổi bản thân mình.
Tôi bắt đầu đi kiếm việc làm, nhưng ở tuổi này kiếm việc cũng rất khó, trừ những việc tay chân. Đúng thời điểm đó thì bố tôi ốm nên tôi về quê vài ngày. Vừa quay lại nhà đã thấy cậu con trai đứng ở cửa. Tôi ôm con nựng nịu: "Mẹ nhớ cu Bo quá. Cu Bo có nhớ mẹ không, yêu mẹ không?" - "Không, mẹ có làm được đồng nào để nuôi con đâu". Câu nói thốt ra từ miệng đứa con trai bé bỏng chưa đầy 5 tuổi khiến tôi chết lặng.
Tôi ngồi xuống tỉ tê với con, hỏi sao con lại nói như vậy. Thằng bé hồn nhiên trả lời tôi: "Bà nội nói thế, nói mẹ là đồ vô tích sự, chỉ có mỗi công đẻ con thôi chứ chẳng kiếm được đồng nào nuôi con cả. Rằng quần áo con mặc, cơm con ăn, sữa con uống đều là tiền của bố. Vậy nên con phải thương bố, phải bảo vệ bố".
Tôi quả thực không còn biết nói gì nữa. Lỗi đúng là do tôi, là do tôi tưởng người ta thật lòng tử tế, hóa ra họ chỉ xem tôi không khác nào kẻ giúp việc không công. Càng nghĩ tôi càng cảm thấy mình thật ngu ngốc. Chồng thì công khai bồ bịch, mẹ chồng thì khinh bạc coi thường, đã thế lại còn đầu độc con trai tôi để nó học đòi coi thường mẹ.
Giờ thì tôi đã hiểu vì sao vợ cũ đã bỏ anh ta ngay khi chưa kịp có con. Trong đầu tôi đã nung nấu ý định ly hôn nhưng không nghề nghiệp, không thu nhập thì ngay cả quyền nuôi con chắc chắn tôi không thể giành được. Chẳng lẽ sau sáu năm hôn nhân tôi lại phải ra đi với hai bàn tay trắng?
Theo Dân Trí
Nhìn thấy thứ đó trên người đứa con trai không cha của người yêu cũ, tôi chỉ biết gục đầu xin cô ấy tha thứ Nó nhìn tôi cười tít mắt rồi bước nhanh theo mẹ. Ánh mắt quá đỗi thân thuộc. Tôi rùng mình. - Chia tay đi, tôi không thể tiếp tục một kẻ dối trá như cô được. Vậy mà bấy lâu nay tôi vẫn cứ nghĩ cô là người con gái thủy chung. Nực cười thật. Mà có khi, cái thai trong bụng cô......