Cái kết có hậu của cô bé Ấn Độ đạp xe 1.200 km chở cha về nhà
Chở cha bị thương về nhà trên chiếc xe đạp cũ qua quãng đường 1.200 km, cô gái 15 tuổi người Ấn Độ bỗng nhiên nổi tiếng và đổi đời trong tích tắc.
Tháng 5, hình ảnh cô gái Jyoti Kumari (15 tuổi, Ấn Độ) đạp xe 1.200 km trong vòng một tuần để đưa người cha bị thương về quê tràn ngập trên phương tiện truyền thông.
Ngược lại thời gian, hồi tháng 1, người cha tên Mohan Kumari, làm lái xe kéo ở Delhi, gặp tai nạn và bị chấn thương, phải điều trị. Jyoti cùng mẹ ra thành phố để chăm sóc ông.
Covid 19 hoành hành, thành phố phong toả, tiền sinh hoạt của 2 bố con không còn nhiều, nơi trọ gây sức ép khiến 2 bố con quyết định rời khỏi Delhi để về quê.
Tuy nhiên, chi phí để về quê tốn kém ngoài mức tưởng tượng. Một lái xe tải đòi 6.000 rupee (khoảng 60 USD) cho quãng đường 1.200 km.
Cuối cùng, Jyoti quyết định mua một chiếc xe đạp với giá 500 rupee (6,6 USD) và cùng bố bắt đầu hành trình về làng Sirhulli, quận Darbhanga, miền Đông Ấn Độ. Vì cha bị thương, nên Jyoti Kumari đã đèo cha trên suốt chặng đường dài.
Jyoti đạp xe chở cha về nhà cách thủ đô Delhi 1.200km.
Mỗi ngày, Jyoti đạp gần 160 km. Đó không phải điều dễ dàng vì bố cô bé khá to lớn và còn đem theo túi hành lý.
Thấy Jyoti đạp xe chở bố, một số người còn chế giễu. “Bố rất buồn khi nghe những lời đó nhưng cháu bảo bố đừng lo, họ không biết bố bị thương”, cô bé nói.
Video đang HOT
Trong chuyến đi, Jyoti cũng liên tục động viên mẹ qua chiếc điện thoại đi mượn: “Mẹ đừng lo, con sẽ đưa bố về nhà an toàn”.
Họ chỉ có 8 USD (khoảng 184.000 đồng) khi rời Delhi. Cô gái thường đạp xe cả ngày lẫn đêm và chỉ nghỉ khoảng 2-3 tiếng tại trạm xăng mỗi tối, cô cùng bố lấy đồ ăn chủ yếu tại các điểm cứu trợ.
Sau khi trở về nhà an toàn, câu chuyện của Jyoti Kumari thu hút sự chú ý của cả truyền thông Ấn Độ và quốc tế.
Nữ sinh nhận nhiều lời ca ngợi về lòng dũng cảm khi đạp xe chở bố về quê.
Câu chuyện của Jyoti còn được Ivanka Trump – con gái Tổng thống Mỹ Donald Trump – ca ngợi là “kỳ tích tuyệt đẹp về sự bền bỉ và tình cha con”.
4 tháng sau, cuộc sống của Jyoti Kumari thay đổi chóng mặt.
Bốn tháng kể từ khi bất ngờ được nhiều người biết đến, cuộc sống của gia đình Jyoti thay đổi đáng kể.
Jyoti đã nhận được khoảng 120.000 rupee (1.625 USD) từ các chính trị gia địa phương. Một cựu bộ trưởng còn hứa hẹn tài trợ tiền học và chi phí tổ chức đám cưới cho cô.
Thiếu nữ 15 tuổi còn được Hiệp hội Đua xe đạp Ấn Độ chào đón và mời tham dự thi đấu chuyên nghiệp.
Ngoài ra, cô gái còn ký 2 hợp đồng đóng phim và được trả trước một khoản thù lao đủ để xây một ngôi nhà đẹp.
Chuẩn bị bận rộn với nhiều kế hoạch trước mắt, Jyoti hiện tranh thủ thời gian rảnh rỗi để học thêm tiếng Anh.
Nhờ số tiền được tặng thưởng, gia đình cô gái 15 tuổi đã xây dựng ngôi nhà mới với bốn phòng sinh hoạt và một nhà vệ sinh. Từ hoàn cảnh nghèo khó, giờ cả nhà đã có cuộc sống no đủ hơn, nhờ vào hành động của con gái.
Phulo Devi, mẹ của Jyoti, thừa nhận cuộc sống của cả gia đình “đã không còn giống như trước”, khoản nợ chữa trị bệnh 100.000 rupee (gần 30 triệu đồng) cho người cha cũng đã được chi trả.
Mohan Kumuri, cha của Jyoti, thừa nhận bản thân cảm thấy hơi buồn khi báo giới không còn kéo đến làng đông như trước.
Về phần cô gái nhỏ, Jyoti trả lời bằng chất giọng khàn khàn, nói như thì thầm vì vẫn thấm mệt: “Cháu rất vui, cháu thực sự muốn đi”.
Nghẹn lòng cảnh cụ già nhặt ve chai kiếm sống dù có đến 9 người con
Những câu chuyện, hình ảnh hay video về các cụ già ở tuổi xế chiều nhưng vẫn phải bươn chải kiếm sống bằng đủ thứ nghề luôn khiến nhiều người nhìn thấy không khỏi xót lòng.
Câu chuyện của bà cụ có đến 9 người con nhưng không một ai quan tâm để tuổi già vẫn phải lượm ve chai để kiếm sống chính là một trong những hoàn cảnh éo le như thế. Và sự việc khi được đăng tải trên mạng xã hội đã thu hút nhiều bình luận từ dư luận.
Đoạn video về cụ già có 9 người con nhưng phải đi nhặt ve chai kiếm sống thu hút mạng xã hội. (Ảnh: FB H.N)
Nhặt ve chai kiếm sống dù có đến tận 9 người con
Mới đây nhất, trên mạng xã hội không khỏi xôn xao trước đoạn video ghi lại cảnh một bà cụ tuổi cao sức yếu đang cố gắng nhặt ve chai ở một bãi phế thải để kiếm sống.
Qua tìm hiểu của người quay video, cụ bà đã kể lại hoàn cảnh "rơi nước mắt" đáng thương của mình. Chồng mất sớm, hiện tại cụ đang sống một mình dù có đến 9 người con gái nhưng đều có gia đình riêng, không một ai lo lắng, quan tâm đến cụ.
Vì chỉ còn một mình lại không được con cái ngó ngàng nên cụ bà tự nhặt ve chai để kiếm sống qua ngày. Trong suốt quãng đường vất vả, trên chiếc xe đạp cũ, đồng hành cùng cụ bà chỉ có chú chó nhỏ được người ta cho.
Cụ bà có đến 9 người con nhưng vẫn nhặt ve chai kiếm sống gây xôn xao dư luận. (Ảnh chụp màn hình)
Trên chiếc xe chất đầy các loại ve chai cùng chú chó nhỏ đồng hành với bà cụ. (Ảnh chụp màn hình)
Cộng đồng mạng bình luận
Ngay khi video này được đăng tải trên mạng xã hội đã thu hút sự quan tâm không nhỏ từ đông đảo dư luận. Đa số cư dân mạng đều thể hiện sự xót xa, nghẹn lòng trước hoàn cảnh đáng thương của bà cụ. Số khác lại bình luận chỉ trích sự vô tâm của đến 9 người con gái, khi để mẹ sống trong cảnh như "không con", vất vả tuổi già.
- " Rơi nước mắt thật sự."
- "Một mẹ nuôi được 9 đứa con, 9 đứa con nuôi lại mẹ lại tính tháng tính ngày."
- "Không hiểu 9 cô con gái ấy có còn lương tâm hay không khi để mẹ mình mưa nắng vất vả như thế."
- "Thật sự không hiểu, có đến 9 đứa con mà sao không ai nuôi nổi một người mẹ già."
- "Có mẹ mà không biết trân trọng, đến khi mất đi mới biết thế nào là đáng quý sao?"
Cộng đồng mạng bình luận nghẹn ngào, xót xa cho hoàn cảnh của bà cụ. (Ảnh chụp màn hình)
Hiện tại, dù chưa rõ thực hư sự việc ra sao nhưng đoạn video về hoàn cảnh của bà cụ nhận về không ít sự quan tâm từ dư luận. Đông đảo cư dân mạng đều thể hiện cảm xúc nghẹn lòng trước tình cảnh ngậm ngùi, "có con như không có" của bà cụ già. Có không ít người còn bình luận chỉ trích sự vô tâm đến đáng lên án của 9 cô con gái.
Thiếu nữ Ấn Độ đổi đời sau khi đạp xe 1.200 km chở cha về nhà Bốn tháng sau khi nổi tiếng nhờ câu chuyện đạp xe 1.200 km để đưa cha bị thương về quê, Jyoti Kamuri (Ấn Độ) được nhiều người giúp đỡ tiền bạc, vật chất. Tháng 5, Jyoti Kumari (15 tuổi, Ấn Độ) đạp xe 1.200 km trong vòng một tuần để đưa người cha bị thương về quê. Kể từ đó, cuộc sống của...