Cái kết buồn của chuyện tảo hôn nơi miền sơn cước
Chuyện về chàng trai trẻ Sồng A Bề tự vận còn kéo theo cả đứa con trai 3 tuổi khiến bà con người Mông ở bản Co Lóng, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La bàng hoàng.
Cơn mưa rừng bất chợt đổ ập xuống khiến bản Co Lóng thêm phần hiu quạnh. Ngôi nhà lợp ngói thâm nâu của gia đình bà Mùa Thị Rỗ (mẹ đẻ của Bề) cũng chìm nghỉm trong sương. Nhà bà Rỗ không làm hàng rào, nên khách đến chơi tự do ra vào.
Hôm chúng tôi đến thăm, chồng bà Rỗ đi chăn trâu. Bà Rỗ và đứa con gái vừa đi làm ở Bắc Giang mới về thì đi hái su su. Hai người phụ nữ vất vả đưa từng gùi su su từ đồi xuống sân nhà. Bà Rỗ – người phụ nữ Mông cả đời lam lũ, giờ lại chìm trong nỗi buồn thương. Bà tưởng khi về già sẽ được nhờ đứa con trai gánh vác cho việc nặng nhọc trong nhà, nào ngờ, cậu Sùng A Bề (SN 1999, con trai út của bà) có lớn, nhưng lại không có khôn. Chỉ vì một giây phút dại dột mà Bề đã tự vận và còn “ép” cả đứa con trai mới bước sang tuổi thứ 3 từ bỏ kiếp người.
Mất đi người thân, cả nhà bà Rỗ chẳng thiết làm gì. Bà Rỗ chỉ ở quanh quẩn trong nhà, chồng bà buồn quá cứ lên núi ở rịt trông đám bò, tối mịt mới về. Nhà bà vốn ít người, nay lại càng vắng vẻ, quanh hiu hơn. Ở đầu hồi nhà, bà Rỗ còn gom lại mấy đôi giày dép của đứa cháu nội cho vào cái túi bóng. Cứ nhìn thấy vật đó, bà như thấy hình ảnh đứa cháu nội đang lẫm chẫm biết đi còn đây. Phía trong nhà, 2 cái ảnh được treo trang trọng ở cột nhà. Ảnh trên là cậu Bề, khuôn mặt sáng láng, tuổi đời còn rất trẻ. Phía dưới là ảnh cậu bé ôm chiếc bánh sinh nhật lần thứ hai của cuộc đời. Vậy mà giờ đây, bố con Bề đã là người thiên cổ, để lại trong lòng bà bao nỗi xót xa và buồn tủi.
Từ hôm bố con Bề ra đi, chị Chang – vợ của Bề cũng chưa hề về gia đình chồng cũ thăm hỏi và động viên gia đình lấy một câu. Nhắc đến con dâu, bà Rỗ như buồn thêm. Bà lặng lẽ lấy khăn lau nước mắt. Bà nói tiếng phổ thông câu được, câu chăng. Mỗi câu, mỗi từ như tắc nghẹn nơi cổ họng. Bà muốn nói nhiều lắm nhưng cứ mở lời là nước mắt lại rơi.
Vợ chồng bà chỉ sinh được 2 người con, 1 gái, 1 trai. Anh Bề là con út. Ở bản Mông, gia đình bà sinh ít con thuộc dạng hiếm. Vợ chồng bà chỉ nghĩ, sinh ít con cho đỡ vất vả. Nhờ vậy mà so với các gia đình khác trong bản, nhà bà cũng có dư dả hơn. Ngôi nhà gỗ lợp ngói được xây dựng chắc chắn. Khu vệ sinh làm phía ngoài kiên cố. Cuộc sống vui êm đềm của gia đình bà cứ vậy mà trôi qua.
Ngôi nhà quạnh hiu của gia đình bà Rỗ
Video đang HOT
Vợ chồng “trẻ con”
Vợ Bề là Giang Y Chang, người ở xã bên. Vợ chồng cậu Bề lấy nhau ở độ tuổi còn rất trẻ. Vợ Bề còn ít hơn Bề 1 tuổi. Chúng lấy nhau chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn. Người Mông ở đây là vậy, đôi trẻ mà ưng nhau là gia đình tổ chức cưới, chứ không cần đợi đến khi đủ tuổi kết hôn. Vợ Bề sinh con được 3 tháng, vợ chồng có phát sinh mâu thuẫn. Do không dàn xếp được, vợ Bề bỏ về cha mẹ đẻ. Vợ Bề bỏ đi khi con đang thời kì bú sữa. Thằng bé vắng mẹ cứ khóc ngằn ngặt. Bề còn trẻ tuổi, chưa có kinh nghiệm chăm sóc trẻ con, nên mọi việc lớn nhỏ đều đổ dồn lên vai vợ chồng bà Rỗ.
Bà Rỗ nuôi bộ đứa cháu nội bằng sữa bò. Ngày này qua tháng khác, qua đôi bàn tay chăm sóc của bà, đứa cháu nội lớn lên khỏe mạnh. “Có tiếng đứa trẻ bi bô trong nhà, vợ chồng tôi cũng đỡ tủi”, bà Rỗ chia sẻ. Chang bỏ đi và tuyệt nhiên không quay lại thăm con đẻ lần nào.
Ở vùng miền núi này, trai gái người Mông khi lấy nhau chưa đủ tuổi kết hôn, đôi trai gái về ở với nhau không hợp là bỏ nhau dễ dàng. Do không ràng buộc về pháp luật, nên cô gái tự do ra đi. Theo lẽ thường, khi vợ chồng bỏ nhau, con nhỏ theo mẹ, nhưng ở vùng sơn cước này, hầu hết các đứa trẻ khi sinh ra thuộc về nhà chồng. Cô gái ra đi là tay trắng.
Cách đây ít hôm, vợ chồng bà Rỗ đi làm nương. Hôm đó, Bề xin nghỉ làm và bế con đi chơi. Nhìn đứa con trai và cháu nội rời khỏi nhà, bà Rỗ không nghĩ rằng, đó là giây phút cuối cùng bà nhìn thấy họ. Vợ chồng bà đang làm nương, nghe được điện thoại do người trong bản báo mà bà không tin nổi: Bề và đứa cháu nội chết ngoài bìa rừng, cách bản tầm một tiếng gọi. Bề tự vận còn kéo theo cả đứa con trai của mình vào cuộc.
Bà Rỗ nhận xác con cháu mà ngất lên, ngất xuống. “Khi tôi tỉnh lại, cả bản đang làm ma cho bố con nó. Tôi chẳng còn nước mắt mà khóc nữa. Có ai ngờ, chỉ trong một ngày tôi mất cả con lẫn cháu”, bà Rỗ buồn rầu chia sẻ.
Ông Giàng A Rùa, Trưởng bản Co Lóng, xã Lóng Luông là người đã gắn bó cả đời với bản Mông, nên ông hiểu được tâm lý người Mông nơi đây. Người Mông mỗi khi có mâu thuẫn tình cảm, hay chuyện buồn gì đó họ thường nghĩ đến việc quyên sinh bằng cách ăn lá ngón hoặc uống thuốc sâu. Tuy nhiên, đó là chuyện của quá những năm tháng xưa. Mấy chục năm gần đây, tình trạng người Mông tự tử ở bản gần như không xảy ra. “Chuyện cháu Bề quả thật là đáng tiếc. Trong gia đình cũng không có mâu thuẫn gì lớn. Tôi còn được biết, Bề vừa có bạn gái mới rất xinh. Thế mà không hiểu sao cháu Bề còn dẫn cả đứa con trai chết theo mình. Đây quả là điều đau xót và đáng tiếc”, ông Rùa cho biết.
Khu nghỉ dưỡng 'độc nhất vô nhị' với những ngôi nhà hình quẩy tấu ở Hà Giang
Những căn bungalow được thiết kế theo hình chiếc quẩy tấu của người Mông tại khu nghỉ dưỡng H'Mong Village khiến nhiều du khách tò mò, thích thú.
Hà Giang - mảnh đất nơi địa đầu tổ quốc là một trong những điểm đến thu hút đông đảo du khách nhất khu vực miền núi phía Bắc. Nơi đây được thiên nhiên ưu ái ban tặng những cảnh sắc tự nhiên đẹp đến nao lòng với cảnh núi rừng hùng vĩ, cánh đồng tam giác mạch trải dài bất tận cùng dòng sông Nho Quế đầy thơ mộng.
Đến Hà Giang mùa nào cũng đẹp. Nhiều người thường đến đây vào mùa xuân hoa mân, hoa đào nở rộ, mùa thu lúa chín vàng khắp các thửa ruộng bậc thang, mùa hoa tam giác mạch nở rộ cuối năm.
Tọa lạc trên sườn núi cao ôm trọn rừng đá, cách trung tâm thành phố Hà Giang hơn 50km về phía Đông Bắc, khu nghỉ dưỡng H'Mong Village thu hút được đông đảo du khách bởi sự độc đáo trong kiến trúc, phong cách thiết kế mang đậm bản sắc văn hóa của vùng đất Hà Giang.
Khu nghỉ dưỡng H'Mong Village thuộc khu Tráng Kìm - xã Đông Hà - huyện Quản Bạ - tỉnh Hà Giang. H'Mong Village được xây dựng với tổng diện tích là 20ha, được chia làm 3 khu vực chính: Khu nhà nghỉ cộng đồng có sức chứa 50 người; Khu bungalow hình quẩy tấu; Khu cao cấp gồm 20 nhà trình tường lợp ngói âm dương theo đúng bản sắc kiến trúc văn hóa của dân tộc H'Mong bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn".
Khu bungalow hình quẩy tấu.
Khu nghỉ dưỡng này nhận được nhiều sự chú ý bởi 15 căn bungalow độc đáo hình quẩy tấu hay còn được gọi là gùi, địu. Đây là vật dụng được ví như là một đồ trang sức, gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của người phụ nữ H'Mong, giúp họ mang, vác, gùi đồ, địu con khi lên nương hay xuống chợ.
Những "ngôi nhà" hình quẩy tấu này được làm bằng bê tông cốt thép hai tầng, đan bên ngoài bằng những sợi nhựa tổng hợp, giả mây tre đan, bên trong được ốp bằng trúc nên nhìn như được đan bằng tre thật.
Mỗi căn bungalow hình quẩy tấu gồm 2 tầng, có chiều cao 5,15m, diện tích sàn 12m2. Bên trên mỗi mái nhà đều được trồng nhiều loại hoa đủ màu sặc sỡ. Từ xa nhìn lại, những căn bungalow này trông như chiếc quẩy tấu "khổng lồ" đựng hoa nhìn rất thú vị.
Những căn bungalow trông như chiếc quẩy tấu "khổng lồ" đựng hoa.
Với những bungalow hình quẩy tấu được thiết kế độc đáo, vào đầu tháng 5/2021, H'Mông Village đã được Tổ chức kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục "Khu nghỉ dưỡng với các ngôi nhà hình quẩy tấu được xây dựng đầu tiên tại Việt Nam".
Tất cả các phòng nghỉ tại khu nghỉ dưỡng này đều được làm bằng vật liệu thân thiện với môi trường như đất, gỗ, đá xanh...
Các phòng được thiết kế đơn giản, mang đậm văn hóa địa phương nhưng vẫn hiện đại, đầy đủ và tiện nghi. Đặc biệt, sắc văn hóa Mông còn được H'Mong Village thể hiện qua cách sắp xếp của dãy bungalow, được bố trí theo hình váy xòe rẻ quạt của các thiếu nữ người H'Mong.
Phòng nghỉ được thiết kế đơn giản, đầy đủ tiện nghi.
Còn một điểm đặc biệt ở H'Mông Village được du khách yêu thích đó là khu bể bơi vô cực, tưởng như mực nước chạm đến chân trời. Vừa đắm mình trong làn nước mát lành của bể bơi, vừa chiêm ngưỡng núi rừng xanh bát ngát và dòng sông Miên hiền hòa trước mặt là một trải nghiệm thú vị nên thử khi đến đây.
Bể bơi vô cực.
Choáng ngợp trước vẻ đẹp của Thác Kèm - 'Dải lụa trắng' giữa đại ngàn Nếu như bãi biển Cửa Lò là vẻ đẹp thiên nhiên ban tặng cho vùng biển xứ Nghệ thì thác Kèm lại chính là kiệt tác nơi miền sơn cước. Vẻ đẹp kỳ vĩ như một dải lụa trắng khổng lồ của thác Kèm đã để lại bao ấn tượng, hút hồn những người đã từng tới nơi này. Thác Kèm nằm trong...