Cái giá Trump có thể phải trả để mở cửa kinh tế
Trump sốt sắng mở cửa đất nước trở lại, nhưng giới chuyên gia cảnh báo hàng chục nghìn người Mỹ có thể trả giá bằng sinh mạng vì điều đó.
Hơn nửa số bang của Mỹ đã bắt đầu nới phong tỏa như một tín hiệu lạc quan về việc mở cửa nền kinh tế, điều vô cùng quan trọng đối với hy vọng tái tranh cử của Tổng thống Donald Trump và hơn 30 triệu người mất việc vì Covid-19. Tuy nhiên, những dự báo mới nhất về số người chết và nhiễm nCoV được công bố như một gáo nước lạnh dội vào những tín hiệu lạc quan đó.
Trong cuộc phỏng vấn với kênh Fox News hôm 3/5, Tổng thống Mỹ thừa nhận số người chết vì Covid-19 sẽ vượt qua những dự báo trước đây của Nhà Trắng. “Chúng ta sẽ mất 80.000-100.000 người. Đó là điều rất tồi tệ”, Trump nói.
Tổng thống Donald Trump trong cuộc phỏng vấn với Fox News tại thủ đô Washington, hôm 3/5. Ảnh: AFP.
Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe (IHME) thuộc Đại học Washington hôm 4/5 thay đổi mô hình dự báo, cho rằng 134.000 người Mỹ có thể chết vì nCoV cho tới tháng 8 năm nay, gấp đôi dự đoán của cơ quan này đưa ra hồi tháng trước. Các chuyên gia của IHME cho biết một trong những lý do khiến họ tăng mức dự báo ca tử vong là sự gia tăng đi lại khi cách biệt cộng đồng được nới lỏng quá sớm ở các bang.
Trong khi đó, một báo cáo nội bộ của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết nước này có thể tăng 200.000 ca nhiễm nCoV mới một ngày vào tháng 6, trong khi số ca tử vong cũng có thể tăng gấp đôi, lên khoảng 3.000 người/ngày.
Những dự báo mới cùng với số liệu thực tế về tình hình dịch bệnh ở nhiều bang cho thấy Mỹ không cơ sở khoa học nào để mở cửa các hoạt động kinh doanh, nhà hàng, quán bar.
Anthony Fauci, cố vấn hàng đầu trong nhóm ứng phó với Covid-19 của Nhà Trắng, nói ông không biết về các giả định được đưa ra trong các mô hình dự báo mới, nhưng cho rằng chúng không sai khi cho rằng nới phong tỏa sẽ khiến gia tăng số ca nhiễm.
“Tìm kiếm lựa chọn cân bằng cho một vấn đề luôn rất khó khăn”, Fauci nói trên chương trình “Cuomo Prime Time” của CNN ngày 4/5. “Bạn sẵn sàng chấp nhận bao nhiêu mạng người và khổ đau để được quay trở về điều bạn hằng mong muốn, một cuộc sống bình thường, sớm hơn?”
Video đang HOT
Mỹ đã ghi nhận hơn 70.000 người chết và hơn 1,2 triệu người nhiễm nCoV. Nhưng đó không phải là những nạn nhân duy nhất trong cuộc khủng hoảng y tế công cộng được cho là tồi tệ nhất trong 100 năm qua. Hơn 30 triệu người Mỹ đã mất việc làm vì phong tỏa và số phận của họ cho thấy trong đại dịch này, việc đóng cửa các cơ sở kinh doanh là điều đúng đắn về mặt khoa học, nhưng lại không hợp lý về mặt kinh tế.
Bệnh nhân Covid-19 được chuyển tới bệnh viện ở Brooklyn, New York, hôm 2/5. Ảnh: NYTimes.
Rõ ràng rằng Tổng thống Trump, các thống đốc bang và lãnh đạo địa phương đang đứng trước một lựa chọn đáng sợ, sau nhiều tuần Mỹ phong tỏa và thiệt hại nặng về kinh tế. Tuy nhiên, Trump tới nay chưa thực hiện bất cứ cuộc thảo luận quốc gia nào về những lựa chọn đầy khó khăn đó.
Biên tập viên Stephen Collinson của CNN cho rằng những dự báo về số người nhiễm và tử vong mới phát đi một thông điệp rằng khi chưa phát triển được vaccine ngừa nCoV, Mỹ sẽ phải đối mặt với một lựa chọn giữa nỗi đau dịch bệnh và thiệt hại kinh tế.
“Dĩ nhiên mọi người đều muốn cứu được tất cả mạng sống mà họ có thể. Nhưng câu hỏi đặt ra cuối cùng nó sẽ đi về đâu?”, Chris Christie, cựu thống đốc bang New Jersey, nêu vấn đề. “Chúng ta phải để một số người quay trở lại làm việc, bởi nếu không, chúng ta sẽ phá hủy lối sống của nhiều gia đình Mỹ, và chúng ta sẽ phải mất rất nhiều năm mới có thể hồi phục”.
Nhưng Trump dường như tìm cách né tránh vấn đề này. Thay vào đó, ông thúc đẩy “khẩu chiến” với Trung Quốc bằng cáo buộc che giấu cuộc khủng hoảng mà ông từng dự đoán không gây ra vấn đề gì cho nước Mỹ. Ông cũng cho rằng các cơ quan tình báo và cấp dưới của mình không báo cáo về nCoV cho tới cuối tháng 1. Tuy nhiên, Collinson cho rằng ngay cả khi điều Trump nói là đúng, vẫn có rất nhiều nguồn tin về Covid-19 mà Tổng thống Mỹ có thể nắm bắt được qua nhiều kênh khác nhau.
Trong cuộc phỏng vấn với Fox News ngày 3/5, Trump, người luôn nói rằng “đã thấy ánh sáng cuối đường hầm”, chỉ trích một số bang chậm chạp trong việc mở cửa trở lại và vẽ ra một bức tranh phản ánh không đúng thực trạng Covid-19 ở Mỹ, theo Collinson.
“Tôi biết không nhiều bang ghi nhận tình hình dịch bệnh phức tạp. Hầu hết mọi người đều đi đúng hướng”, Trump nói và thêm rằng “tôi thích những bang đang mở cửa. Họ sẽ mở cửa một cách an toàn và nhanh chóng”.
Cuối tuần trước, Jared Kushner, con rể và là cố vấn cấp cao của Trump, khẳng định “những dữ liệu của chúng tôi và Tổng thống Trump đã tạo ra một con đường an toàn để mở cửa đất nước”.
Nhưng những dự đoán được IHME công bố ngày 4/5 cho thấy cái giá phải trả cho việc nới phong tỏa và mở cửa kinh tế sẽ rất đắt.
Ali Mokdad, giáo sư về khoa học đo lường sức khỏe thuộc IHME , cho rằng dự báo số ca tử vong tăng gấp đôi được đưa ra dựa trên thực tế nhiều bang đã nới phong tỏa quá sớm và hệ quả là các ổ dịch mới bùng phát ở vùng Trung Tây.
Nhiều bang như Minnesota và Illinois chứng kiến sự gia tăng mạnh của đường cong dịch, trong khi vài bang vẫn chưa đáp ứng yêu cầu 14 ngày ca nhiễm giảm liên tục trong hướng dẫn mở cửa trở lại của Nhà Trắng. Tuy nhiên, Trump đã không lên tiếng để đảm bảo những hướng dẫn này được tuân thủ.
Một gia đình Mỹ đi dạo trên con đường gần bãi biển Rockaway ở Queens, New York, chiều 2/5. Ảnh: NYTimes.
Andy Slavitt, chuyên gia y tế hàng đầu của chính quyền cựu tổng thống Obama, cảnh báo nếu trừ những nơi đã đạt đỉnh dịch như New York, New Jersey và Connecticut, số ca nhiễm nCoV ở Mỹ đang tăng với tỷ lệ 20%.
“Khi thực hiện lệnh ở trong nhà, chúng ta giúp làm chậm tốc độ lây lan của dịch. Nhưng điều chúng ta chưa làm được là xóa sổ virus này. nCoV vẫn sẽ tồn tại đâu đó”, Slavitt nói.
Sắc lệnh của Trump ngăn hàng chục nghìn người đến Mỹ
Sắc lệnh đình chỉ một phần hoạt động nhập cư vào Mỹ được gấp rút hoàn thiện, có thể ảnh hưởng tới hơn 52.000 người đang xin cấp thẻ xanh.
Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh đình chỉ một phần hoạt động nhập cư vào Mỹ hôm 22/4, chưa đầy 48 giờ sau khi bất ngờ công bố quyết định trên Twitter. Dù không cấm hoàn toàn hoạt động nhập cư hợp pháp theo mong muốn của Trump, sắc lệnh này vẫn ảnh hưởng tới hàng nghìn người đang tìm cách đến Mỹ.
Các quan chức chính quyền Mỹ đã phải gấp rút hoàn thiện nội dung sắc lệnh trong những ngày qua, do nó được ông chủ Nhà Trắng tiết lộ khi vẫn đang được soạn thảo. Chiến dịch tranh cử và đồng minh của Trump đã ủng hộ biện pháp này từ trước khi ông tiết lộ những nội dung chi tiết, cho thấy hàm ý chính trị của sắc lệnh.
Trump họp báo tại Nhà Trắng hôm 22/4. Ảnh: AP.
Ông chủ Nhà Trắng khẳng định sắc lệnh sẽ bảo vệ việc làm cho dân Mỹ. "Biện pháp này đảm bảo người Mỹ thất nghiệp ở mọi tầng lớp sẽ là những người đầu tiên nhận được việc làm khi nền kinh tế mở cửa trở lại", ông nói trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng.
"Điều quan trọng là chúng ta cũng gìn giữ nguồn lực trong hệ thống chăm sóc y tế cho bệnh nhân Mỹ. Chúng ta phải chăm sóc bệnh nhân của mình, phải chăm sóc những người lao động Mỹ tuyệt vời. Đó là điều chúng tôi đang làm", Trump nói thêm.
Sắc lệnh sẽ đình chỉ hoạt động nhập cư vào Mỹ trong 60 ngày, áp dụng với những người đang nộp đơn xin tư cách thường trú nhân, hay còn gọi là thẻ xanh. Người làm việc thời vụ, như lao động nhập cư quan trọng tại các nông trại Mỹ, vẫn được phép đến nước này.
Viện Chính sách Nhập cư, tổ chức nghiên cứu độc lập tại Mỹ, ước tính sắc lệnh sẽ ngăn khoảng 52.000 người vào Mỹ trong hai tháng có hiệu lực. Con số này có thể khác thực tế, do Covid-19 đã làm giảm đáng kể số người nhập cư vào Mỹ khi các nước áp lệnh hạn chế di chuyển, ngừng cấp thị thực và hoãn xem xét đơn xin tị nạn.
Sắc lệnh miễn trừ một số diện xin thẻ xanh, bao gồm người làm việc trong ngành chăm sóc sức khỏe, những người đến Mỹ vì lý do liên quan đến lực lượng hành pháp hoặc an ninh quốc gia. Nó cũng không áp dụng cho vợ chồng và con của công dân Mỹ, binh sĩ lực lượng vũ trang Mỹ và gia đình họ.
Công dân nước ngoài có thị thực đầu tư (E2) vào Mỹ, cũng như công dân Iraq và Afghanistan làm việc cho chính phủ Mỹ và có thị thực nhập cư đặc biệt cũng được miễn trừ khỏi sắc lệnh của Trump.
Chính sách nhập cư vào Mỹ đã được chính quyền Trump chỉnh sửa đáng kể nhằm đối phó đại dịch Covid-19. Hàng loạt thay đổi đã được thực thi như hoãn phỏng vấn nhập cư, tạm dừng các chuyến bay trục xuất đến một số nước và ngừng tiếp nhận người tị nạn. Chúng diễn ra một cách tuần tự nhưng với tốc độ rất nhanh chóng.
Washington cũng thúc đẩy hàng loạt chính sách siết chặt nhập cư, bao gồm đóng cửa gần như toàn bộ biên giới phía nam và đẩy nhanh quá trình trục xuất người di cư trái phép.
Sắc lệnh của Trump vẫn để ngỏ khả năng kéo dài biện pháp cấm nhập cư sau 60 ngày. "Bộ An ninh Nội địa có thể tham vấn Bộ Ngoại giao và Bộ Lao động để khuyến cáo tôi gia hạn hoặc chỉnh sửa quyết định này trong vòng 50 ngày kể từ khi có hiệu lực", sắc lệnh có đoạn viết.
Vũ Anh
Ông Trump nói COVID-19 khó bùng phát trở lại, Mỹ tự tin kiểm soát dịch bệnh Tổng thống Donald Trump cho rằng sẽ kiểm soát được dịch bệnh nếu COVID-19 tấn công nước Mỹ thêm lần nữa. Trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 22/4, Tổng thống Donald Trump tự tin hạ thấp khả năng đợt bùng phát dịch COVID-19 thứ 2 vào mùa thu. "COVID-19 có thể không bùng phát trở lại. Nếu có trở lại, nó...