Cái giá phải trả để đến thành công của một MC nổi tiếng
MC Mạnh Tùng từng trải qua những ngày tháng khủng hoảng cùng cực, thậm chí phải mời cả bác sĩ tâm lý đến để điều trị.
20 tuổi và cú sốc mạnh về lý tưởng sống của chàng trai cung Bảo Bình
Sinh năm 1985, MC Vũ Mạnh Tùng là con trai út trong gia đình có 5 anh em. Từ bé, anh được bao bọc trong nhung lụa, muốn gì đều được chiều. Anh cũng chưa bao giờ phải lo lắng miếng cơm, manh áo.
MC Mạnh Tùng đã phải trải qua cú sốc về lý tưởng sống năm 20 tuổi
MC Mạnh Tùng vốn là dân chuyên Anh Trường THPT Hà Nội Amsterdam. Và như đa phần dân chuyên Anh khác, mục đích cuối cùng của họ khi tốt nghiệp cấp 3 là đi du học.
Tuy nhiên, thời điểm đó, nhiều SV Việt Nam du học chương trình này trốn ở lại Mỹ, không quay trở lại Việt Nam. Do đó, thời kỳ này có luật bất thành văn là không tiếp nhận SV Việt Nam đi du học.
18 tuổi, Mạnh Tùng buồn vì dự định đầu đời đã thất bại.
Tuy rất đam mê làm ngoại giao và dự định thi vào Đại học Ngoại giao nhưng anh chọn một phương án B – an toàn hơn – là đăng ký dự thi vào Khoa Quốc tế học, ĐH Ngoại ngữ Hà Nội (bây giờ là ĐH Hà Nội) và trở thành thủ khoa, năm 2003.
Vào đại học, chương trình học kém hấp dẫn cộng với những hoạt động ngoại khoá thú vị khiến Mạnh Tùng sao nhãng việc học hành. Anh dự định học đại học xong hãy tìm đường đi du học.
Năm đầu ở trường đại học, anh học cũng bình thường như bao bạn bè khác, nhưng tham gia rất nhiệt tình trong các hoạt động phong trào đoàn, hội. Nhưng dần dần, ngọn lửa nhiệt tình trong anh cũng vơi dần, anh thậm chí trở nên chán ghét và dị ứng với những thứ ầm ĩ, màu mè, hình thức…
“Tôi sinh vào cung Bảo Bình, có lẽ là mẫu người cầu toàn và thích sự hoàn hảo, luôn tự tuyệt đối hóa vấn đề. Tôi đặt cho mình một mục tiêu là sẽ phấn đấu học thật giỏi, trở thành một con người tài năng, giàu có để sau này sẽ giúp được thật nhiều những con người nghèo khổ, bất hạnh”, anh lý giải.
20 tuổi, với suy nghĩ của một cậu trai bồng bột, anh tưởng rằng cứ quyết tâm là đạt được những ước mơ, những mục tiêu đầy tham vọng của mình.
Anh đề ra lịch học kín mít cả ngày, thêm vào đó là dành toàn bộ thời gian để đọc sách, nghiền ngẫm sách.
Tuy nhiên, anh đọc quá nhiều mà không sử dụng những kỹ năng tổng hợp, gồm cả trao đổi, tranh luận, và viết, rồi bị rơi vào tình trạng hỗn độn giữa mớ chủ nghĩa, học thuyết. Không chia sẻ được suy nghĩ của mình với ai, trong mắt mọi người thời điểm đó, anh như một kẻ lập dị, một kẻ điên giữa đời thường. Anh như bị tẩu hỏa nhập ma, rơi vào trạng thái căng thẳng.
Bạn bè thì khuyên đừng làm việc khác người, dằn vặt suy nghĩ, đặt câu hỏi để làm gì, hãy cứ học theo cách đối phó cũng có sao đâu. Đến bố mẹ anh đã phải nhờ bác sĩ tâm lý đến trò chuyện với anh.
Bất chợt, lúc bế tắc nhất, trong đầu anh loé lên một tia hy vọng, một quyết định có thể giúp bản thân vượt qua được cơn khủng hoảng này.
Tỉnh ngộ
Video đang HOT
Vượt qua hơn 3.000 thí sinh, Vũ Mạnh Tùng giành tấm vé trở thành MC của Đài truyền hình.
Vào một ngày mùa đông lạnh buốt năm 2005, Mạnh Tùng đã bỏ nhà ra đi. Tài sản duy nhất là chiếc điện thoại di động, bán được 500.000 đồng. Một mình rong ruổi từ Bắc vào Nam, số tiền mang theo cũng cạn dần, có những hôm anh phải nhịn đói cả ngày.
Những ngày lang thang ở đất Sài thành, anh nếm trải cảm giác của kẻ thấp cổ bé họng bị vùi dưới đáy xã hội. Lang thang như kẻ ăn xin, ăn mày, ngủ đêm ngoài đường, nhịn ăn, bẩn thỉu, rách rưới, túi không có một đồng xu lẻ. Vào Sài Gòn 1-2 hôm, anh gần như kiệt sức, anh nhớ gia đình da diết, thèm khát không khí ấm cúng của gia đình biết nhường nào.
Hình ảnh bà cụ cõng đứa trẻ đến xin tiền anh nhưng anh bất lực không thể giúp đỡ, và anh đã tỉnh ngộ.
Quay trở lại Hà Nội, anh bảo lưu 1 năm học và lao vào kiếm tiền, trải nghiệm cuộc sống. Anh không nề hà bất cứ việc gì từ bồi bàn, lễ tân đến hướng dẫn viên… Anh đã biết sống thực tế hơn.
Thế rồi, một vận may đã đến với anh là khi VTV thông báo tuyển MC. Anh có thế mạnh nói trước đám đông và hoạt động phong trào nên đã đỗ qua kỳ thi tuyển.
Và đường đến ước mơ
MC Mạnh Tùng khi bắt đầu làm cho VTV, dù ốm nhưng anh vẫn lên hình
Hành trình quay trở lại cuộc sống bình thường, điều khó nhất có lẽ là phải nghe những gì mình không muốn nghe và làm những gì mình không thích thú. Việc học dẫu có nhàm chán nhưng vẫn phải vượt qua.
Sau tất cả những gì trải qua, anh phát hiện ra để hòa nhập vào dòng chảy cuộc sống, điều quan trọng nhất là không được tuyệt đối hoá bất cứ vấn đề gì, không nên ảo tưởng, không nên hão huyền, phải luôn sống với thực tế và hành động một cách thực tế.
Anh tự nhủ rằng đừng sống thờ ơ, nhưng cũng đừng quá khích, hãy luôn ở trạng thái cân bằng. Khi gặp một vấn đề gì, không nên vội vàng quy kết là đúng hay sai, nhưng cũng không thờ ơ quay lưng đi rồi nhủ đúng hay sai mặc kệ. Hãy khiêm tốn, thả lỏng cơ thể và tận dụng khả năng vốn có để suy nghĩ, phân tích và tìm hiểu vấn đề.
Anh dự định sẽ trở thành một phóng viên giỏi, làm một doanh nhân thành đạt. Ngoài ra, có một lĩnh vực mà anh rất quan tâm và thích thú tham gia đó là giúp đỡ cộng đồng. Tôi tham gia các diễn đàn tình nguyện.
Anh nhận ra không ai giàu đến mức không thể nhận thêm, không ai nghèo đến nỗi không thể cho đi. Đôi lúc, sự chán chường, mệt mỏi hoặc stress ập đến, anh lại tìm đến gia đình và bạn bè để có được những giây phút thoải mái.
Anh chia sẻ: “Đối với công việc và học tập, có lẽ bài học lớn nhất mà tôi sẽ không bao giờ quên – áp dụng với mọi thời điểm tôi khủng hoảng, trong quá khứ, hiện tại hay sau này – đó là “không bao giờ bỏ cuộc, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào”.
Đến nay, sau một quá trình dài đấu tranh và vượt qua cú sốc, Vũ Mạnh Tùng đã trở thành một MC bản lĩnh của VTV. Các chương trình mà anh tham gia dẫn dắt đều được khán giả và giới chuyên môn ghi nhận.
Mạnh Tùng tại APEC – Peru (2008).
Tùng kể rằng, để thành công với nghề dẫn chương trình, năng khiếu chỉ chiếm 1 phần nhỏ, chủ yếu là do sự cố gắng, trau dồi, nỗ lực từ bản thân, và may mắn. Nghề nghiệp này đã giúp Tùng có những kĩ năng trong việc thuyết trình và giao tiếp, cũng như phỏng vấn những viên chức cao cấp họp bàn về chương trình của APEC.
Bên cạnh đó, Mạnh Tùng cũng dành nhiều thời gian để nghiên cứu học hỏi những MC nổi tiếng trên thế giới bằng cách xem chương trình của họ, phân tích và đúc rút kinh nghiệm cho mình, đồng thời một việc quan trọng nữa là nỗ lực rèn luyện thêm tiếng Anh.
Anh và bạn bè đồng nghiệp trong quán cà-phê do mình làm chủ.
Bên cạnh công việc MC, Mạnh Tùng còn là chủ của 1 nhà hàng sushi và đồ uống trên phố với doanh thu hàng năm xấp xỉ hàng tỷ đồng. Tùng thích mở cửa hàng sushi cà-phê và một mình anh lên ý tưởng trang trí, thiết kế nhà hàng cho đến lên thực đơn, chọn món ăn, nhập hàng ăn. Đồ uống của quán có một số món đặc biệt như trà quế, hồng trà táo, và đương nhiên món sushi vẫn là đặc trưng của quán.
Đến nay, có vẻ như 2 dự định tuổi 20 của anh là trở thành phóng viên giỏi và làm doanh nhân đều đã thực hiện được.
Họ và tên: Vũ Mạnh Tùng
Sinh năm: 1985
Đậu thủ khoa đầu vào Khoa Quốc tế học, Đại học Hà Nội.
Tham dự Diễn đàn sinh viên châu Á – Thái Bình Dương tại Penang, Malaysia; Đại hội giới trẻ thế giới tại Sydney, Australia.
Một trong ba sinh viên Việt Nam được mời tham dự Diễn đàn “Tiếng nói tương lại” lần thứ 16 dành cho sinh viên ưu tú trên toàn thế giới tại Hoa Kỳ.
MC của nhiều chương trình: Gia đình trẻ, Đèn đom đóm, Công dân toàn cầu, Bản tin kinh tế, Món ăn ngon…
Quan sát viên của Hội nghị APEC tại thủ đô Lima của Peru.
Theo K.N/Báo Gia đình&Xã hội
Trung tâm Anh ngữ tại Hà Nội có trường quay trong lớp học
Tại trường quay này, học viên có thể sáng tạo những sản phẩm truyền thông độc đáo như clip quảng cáo, bản tin thời sự... bằng tiếng Anh.
Đây là trường quay thu nhỏ tại trung tâm Anh ngữ Apax English (Hà Nội). Sau 3 buổi học, học viên cùng nhau thực hiện các clip ngắn bằng tiếng Anh như một cách luyện tập hữu ích.
Trung tâm còn có các phòng học mang tên những trường đại học nổi tiếng trên thế giới như Yale, Princeton, Columbia...
Phòng hội thảo Havard lấy cảm hứng từ phòng họp Quốc hội Mỹ là nơi tổ chức các buổi hội thảo chia sẻ với phụ huynh về kinh nghiệm học tiếng Anh cùng con và những buổi học ngoài giờ thú vị.
Thư viện sở hữu hơn 500 đầu sách và hệ thống máy tính kết nối Internet, cài đặt phần mềm E-learning cho phép học viên luyện tập online trước giờ học và làm bài tập về nhà.
Trung tâm có hệ thống tivi cảm ứng tích hợp toàn bộ giáo trình điện tử, giao diện thân thiện, dễ sử dụng và tạo hứng thú trong việc học tập.
Giáo trình của trung tâm Anh ngữ Apax English do đội ngũ chuyên gia người Mỹ của tập đoàn Chungdahm thiết kế riêng cho học sinh châu Á. Nội dung được xây dựng từ 120 chủ đề trong cuộc sống đời thường và kiến thức tổng hợp của 6 môn học: Lịch sử, Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội, Toán gọc, Nghệ thuật và Giáo dục thể chất.
Để tham gia giảng dạy, giáo viên phải trải qua quy trình tuyển chọn, đạo tạo nghiêm ngặt và đạt chứng chỉ giảng dạy được chính phủ Hàn Quốc công nhận.
Sau giờ lên lớp, học viên và giáo viên tham gia hoạt động ngoài giờ do trung tâm tổ chức.
Trong ảnh là một buổi trải nghiệm đóng vai nghệ nhân tò he nhí với chương trình "Cánh diều tuổi thơ".
Apax English thuộc tập đoàn tiếng Anh uy tín châu Á CDI, đạt doanh thu hàng năm 130 triệu USD và có mặt tại Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan... Từ tháng 6, trung tâm này đến Việt Nam thông qua hợp tác với Công ty Egame và đặt mục tiêu mở 50 chi nhánh nhượng quyền trong năm 2016.
Theo Zing
Toàn cảnh Devilian - Game hành động phong cách Diablo đợt thử nghiệm Đoạn video gameplay chi tiết của Devilian với đủ các phần từ tạo nhân vật tới vào chơi, cũng như các màn chiến đấu hành động ấn tượng. Tựa game online hành động ấn tượng mang phong cách Diablo đến từ Hàn Quốc là Devilian đã bước vào giai đoạn alpha test phiên bản tiếng Anh. Tuy nhiên do đợt thử nghiệm này...