Cái chết từ từ đi qua đường… miệng!
Theo đánh giá của Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường – Bộ Công an, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ người mắc và tử vong do bệnh ung thư cao hàng đầu thế giới. Các nghiên cứu mới đây cho thấy, 70% nguyên nhân các ca mắc ung thư ở nước ta là do chế độ ăn uống không đảm bảo.
Mực bốc mùi thối được nhập lậu từ Trung Quốc
Gia tăng bệnh nan y
Từng có hàng chục năm kinh nghiệm tham gia chỉ đạo, trực tiếp điều tra, xử lý hàng nghìn vụ việc, tội phạm và vi phạm pháp luật về ATVSTP, Đại tá Trần Trọng Bình – Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (PCTP) về môi trường, Bộ Công an đánh giá, các vi phạm pháp luật về ATVSTP chưa lúc nào diễn biến phức tạp, nghiêm trọng và uy hiếp trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của nhân dân như hiện nay.
Dẫn chứng số liệu được công bố tại một Hội nghị khoa học về phòng chống ung thư do Bộ Y tế tổ chức, Đại tá Trần Trọng Bình thông tin: cả nước hiện có từ 240.000-250.000 người mắc bệnh ung thư, và mỗi năm có thêm khoảng 100.000 ca mắc mới. Đáng chú ý, tỷ lệ tử vong do căn bệnh nan y này gây ra/ca mắc tại Việt Nam lên đến 73,5% (khoảng 82.000 trường hợp) – là một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong cao hàng đầu thế giới. Cùng với đó, số ca ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể đang xảy ra ngày một thường xuyên. Thống kê của Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế cho thấy: số vụ, số người mắc, người nhập viện và trường hợp tử vong do “ăn” phải thực phẩm độc gia tăng theo từng năm.
Lãnh đạo Cục Cảnh sát PCTP về môi trường dẫn chứng: các nhà khoa học nghiên cứu độc lập cho rằng: 70% nguyên nhân các ca mắc ung thư là do chế độ ăn uống không đảm bảo, chủ yếu do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm và nguồn thực phẩm có chứa chất bảo quản độc hại; 20-25% do môi trường sinh hoạt và điều kiện sống kém; 5-10% do di truyền (yếu tố di truyền cũng chứa đựng ảnh hưởng bởi quá trình mắc ung thư do thực phẩm, chế độ ăn uống nên sẽ lặp đi lặp lại nhiều thế hệ).
Ồ ạt nhập về
Video đang HOT
Bên cạnh thủ đoạn tẩm ướp hóa chất công nghiệp độc hại vào thực phẩm để bảo quản, tăng màu sắc, mùi vị, hạ giá thành sản phẩm như: Tẩm chất gây ung thư Rhodamine B vào hạt dưa, ớt bột để tạo màu đỏ; sử dụng đường hóa học Cyclamate để sản xuất nước ngọt, rượu vang, bim bim, sữa đậu nành… Cảnh sát PCTP về môi trường mới đây đã phanh phui hàng loạt chiêu trò đầu độc người tiêu dùng được tổ chức bài bản, số lượng lớn, có sự liên kết của nhiều đối tượng.
Đại diện cơ quan công an cho hay: khoảng 1 năm trở lại đây, lợi dụng chính sách tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh là nội tạng, sản phẩm gia súc, gia cầm vào Việt Nam để chuyển sang Trung Quốc tái chế, nhiều đối tượng đã tự ý tháo kẹp chì niêm phong container được “gửi” tại Việt Nam, tìm cách tuồn hàng ôi thiu vào nội địa tiêu thụ.
Mới đây, Cục Cảnh sát PCTP về môi trường phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu Chi Mai (Lạng Sơn) kiểm tra 10 container của Công ty TNHH Hùng Thắng Phát, có làm thủ tục tạm nhập tái xuất sang Trung Quốc, mở tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan khu vực III Hải Phòng, khai báo là thịt gà đông lạnh. Tuy nhiên kiểm tra thực tế, lực lượng chức năng phát hiện gần 22.000 hộp với tổng số 263.000 kg phụ phẩm và phủ tạng gia cầm đông lạnh.
Theo Đại tá Trần Quang Vinh – Trưởng Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường CATP Hải Phòng: Có thời điểm cảng Hải Phòng bị ách tắc tới 1.800 container hàng thực phẩm đông lạnh xuất xứ từ các nước châu Mỹ, chờ xuất sang Trung Quốc. Trong đó, có container “chôn chân” tại cảng hơn 2 tháng, hàng hóa đã phân hủy bốc mùi hôi thối, tiềm ẩn nguy cơ thẩm lậu vào trong nước.
Theo Đại tá Trần Quang Vinh, trong số 25 doanh nghiệp chuyên thực hiện các hoạt động xuất, nhập khẩu thực phẩm qua cảng Hải Phòng, một số doanh nghiệp vì lợi nhuận đã cấu kết, móc nối với đối tác “ảo” ở nước ngoài, tổ chức các đường dây hoạt động xuất, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất thực phẩm kém chất lượng, hàng hóa quá hạn sử dụng, thực phẩm không được phép sử dụng đưa vào Việt Nam. Trong trường hợp bị phát hiện, những doanh nghiệp này thường đổ lỗi cho phía đối tác nước ngoài, trong khi việc xác minh các đơn vị xuất khẩu gần như không thực hiện được.
Thực phẩm kém chất lượng, ôi thiu (chân gà, phủ tạng gia súc, gia cầm) sau khi được “rút ruột” trong các container sẽ được phân phối tới các thành phố lớn. Đến tay chủ các nhà hàng, quán ăn, thực phẩm “bẩn” sẽ được tẩy rửa qua oxy già công nghiệp để “đánh bay” mùi hôi thối, sau đó ướp hóa chất công nghiệp tạo màu, mùi để át đi vị khó ngửi của các loại thực phẩm này. Đến tay người tiêu dùng, không ai hay biết thực phẩm đã bẩn từ gốc, ướp hóa chất độc hại.
Theo Thu Hạnh
An ninh Thủ đô
18 tuổi bị hãm hiếp ngoài xó chợ và thảm kịch 30 năm "quăng thân vào gió bụi"
Mai năm nay 43 tuổi, gầy giơ xương, mắt trũng sâu nanh nọc, mặt mũi hốc hác vô hồn. Ăn, ngủ, tắm giặt, mọi sinh hoạt ở đầu đường, xó chợ, gầm cầu, bãi sông...
Cuộc sống vô gia cư, lang bạt, tối đâu là nhà, ngã đâu là giường. (Ảnh minh họa)
Hai "vợ chồng" nằm vỉa hè, không có tình dục vì cả hai đều bị bệnh xã hội
Người ta kể về cuộc đời ly kỳ nhiều hơn tiểu thuyết của chị, lúc đầu chúng tôi không tin. Rồi những đêm khuya nghiêng mình về sáng, rồi những ngày mưa gió bịt bùng nước ngập tứ phía, chúng tôi ngồi tâm sự với chị ở những góc vắng cô liêu của Hà Nội. Chị kể về việc mình bị "bọn chúng nó" bắt ăn một gói xôi rồi dí dao hãm hiếp ở xó chợ Đồng Xuân, bị đổ bệnh lậu, bị giang mai. Năm đó chị mới 18 tuổi, đang đi rửa bát thuê. Bệnh ấy đã mạn tính, đã ăn vào máu hầu như phải " sống với nó đến bao giờ mình không còn sống nữa thì thôi". Chị thú nhận cả lối sống trâng tráo bấy lâu nay: " Đời lang bạt dạy mình phải dám tắm truồng ở bãi xe Long Biên, dám nằm ngủ cởi truồng với tờ báo úp trên ngực ở vỉa hè phố Cầu Đông ngày nóng nực, mặc ông đi qua bà đi lại, như thế mới tồn tại được. Đố đứa nào dám bắt nhé".
Bệnh tật đầy mình, thi thoảng say thuốc lậu, giang mai, chị nằm bẹp rên hừ hừ. Giọng nói khàn như vịt đực vì bệnh giang mai biến chứng sùi lên cả họng. Anh Tiêu (thường gọi là "Bờm"), ông "chồng" hờ của chị (người ta bảo anh người Mê Linh, Hà Nội) cũng ngủ vỉa hè, đi nhặt rác cùng cảnh ngộ. Lúc anh đòi "chăn gối" không được cũng đá rác vỉa hè, đập cột điện góc đường tỏ ý bực dọc. Tương lai tăm tối, đường về quê bịt kín, đến cái việc "cưỡng chế" đem vào trung tâm bảo trợ xã hội bây giờ người ta cũng chán thèm "bắt cóc bỏ đĩa" những người như anh chị nữa. Chị Mai cứ vật vờ góc chợ Đồng Xuân, ra bãi sông Hồng, ngược chợ Cầu Đông, sang chợ Long Biên. Lúc nóng thì chị xin nước rửa bát, xách nước sông lên cọ cái bệ bê tông khai mù toàn phân và nước giải của những kẻ mắc bệnh "đái đường" ngoài gầm cầu để ngủ. Lúc rét thì chị vào góc chợ Cầu Đông, ngủ với anh chồng hờ Lê Văn Tiêu, chung một chăn chiên, mỗi đứa ngoảnh một đầu, cứ thế mà ngủ không có "đầu ấp tay kề" gì cả, bởi cả hai đều bị bệnh rất nặng ở bộ phận sinh dục...
Quê gốc ở dưới Ý Yên, tỉnh Nam Định, cô bé Mai bỏ nhà lang bạt lên Hà Nội là đủ thứ nghề nhọc nhằn kiếm sống từ năm 14 tuổi. Một thời gian sau, bà mẹ cũng bỏ quê lên đất Hà Nội cùng con. Bấy giờ chợ Đồng Xuân được coi là "cái ổ" với bao nhiêu điều mà chỉ có những người lấy vỉa hè, xó chợ làm nhà như mẹ con cô bé Mai mới may ra hiểu hết. Một thời, người Hà Nội có câu cửa miệng "kẻ cắp chợ Đồng Xuân" là thế. Chị Mai kể rằng: Bấy giờ ông bố đẻ chị bạc ác, theo gái, nhà nội có ý cướp đất, đuổi mẹ con chị ra... đường. Ông bà ngoại có 3 người con, người cậu ở quê chẳng có gì gọi là dư dả, dì út làm tạp vụ quét dọn ở một tòa báo trên Hà Nội suốt bao năm, nhưng không giúp mẹ con chị được cái gì. Bà ấy cũng chết cách đây vài năm.
Hồi năm 1984, xã hội còn khó khăn đủ bề, cô bé Mai 14 tuổi được người làng bên nhận về để trông em bé cho người ta. Bỗng dưng thấy người ta la làng kêu cứu, Mai bế đứa bé chạy đến ngó. Thì hóa ra vụ dây điện cao thế giật cháy đen hai người lớn. Đứa bé bắn ra vườn, Mai bị hút vào đó, thập tử nhất sinh. Mẹ chị dồn cả gia sản để chữa bỏng cho con đi - về từ bệnh viện. Gia đình đã nghèo, vì thế lại càng nghèo. Tâm lý tuổi mới lớn, đang ăn ngon mặc đẹp ở nhà chủ làng bên, nay người ta không nhận nữa, nhà lại thêm nghèo rớt mồng tơi. 14 tuổi, Mai bỏ nhà một mình bắt xe khách lên Hà Nội làm nghề rửa bát thuê.
Đời chị tàn tạ từ cái buổi bị hãm hiếp ở xó chợ
Ngoài những lúc rửa bát thuê ra, một mình Mai cứ lang thang khắp các xó chợ Đồng Xuân, Bắc Qua, Cầu Đông ngủ tạm. Mai quên mất mình đã bước sang tuổi thiếu nữ, đứa quen với nhà chủ đã bắt đầu để ý. Một đêm hiu hắt, cái thằng quen biết với chủ nhà ấy tìm đến "nhà trọ" của Mai, ai ngờ đó là xó chợ với tấm chăn bông cáu bẩn cuốn như tổ sâu. Cô chui vào đó như con rùa non chui xuống đám cỏ rối và cứ nghĩ đã an toàn.
Chuyện thế nào thì chỉ có giời mới biết, nhưng Mai hồi ức lại với tôi như sau: " Nó mang theo một gói xôi và một con dao nhọn. Lúc bấy giờ chị đang bị sốt, nằm rên hừ hừ, giữa lúc ngày hè mà cuốn mấy lần chăn bông vẫn lạnh. Nó bảo chị ăn xôi, coi như trả "tiền" cho cái việc hãm hiếp chị. Em bảo 18 tuổi thì đã biết gì cuộc đời đâu. Chị sợ lắm, sợ con dao thì ít mà sợ nó thì nhiều. Nó còn lật chăn ra để xem mặt chị, xem xong thì mới... hiếp. Hôm đó chị kêu khóc. Ngay bên cạnh chị có hai đứa "vô gia cư" như chị, chúng nó lớn tuổi hơn, nó quắp nhau như vợ chồng. Nó trông thấy thế cũng mặc kệ, không đoái hoài một câu nào, ý như thể "cho mày chết". Không ai cứu, cũng không biết kêu ai. Đời chị trượt dài từ ngày bị hãm hiếp . Hôm đó đang "thấy tháng", rất bẩn thỉu, mà nó cũng không tha. Sau vụ đó, chị bị đổ bệnh lậu, bệnh giang mai rất nặng.
Gần đây chị đi khám, bác sĩ bảo, nếu chữa từ hồi đó, nó "thay máu" đi thì sẽ sớm khỏi hẳn. Bây giờ hầu như không chữa được nữa. Càng khó chữa khi mà chữa gần khỏi thì lại quan hệ tình dục với người không an toàn. Thiên hạ bây giờ chất chứa lắm bệnh nhiều tật lắm. Bây giờ bệnh biến chứng đủ kiểu, ho rát cổ cả đêm cả ngày, viêm họng hạt rồi răng bị rụng dần, đau nhức. Bệnh lan vào đến phổi, sinh ra lao nặng. Các vết sùi ở chỗ kín phải đi viện đốt, đốt xong nó loét sâu phải uống kháng sinh liên tục. Không uống kháng sinh thì bệnh hoành hành, uống vào thì say thuốc, suốt ngày nằm một góc, nôn nao muốn lộn mửa cái dạ dày ra. "Cảm giác như người say xe ấy, không biết trời đất sao nữa, từ sáng tới tối mới ngớt say. Bệnh này, cực kỳ khó chịu, chị phải uống 6 triệu đơn vị kháng sinh mỗi đợt mới ngớt bệnh cơ".
Không làm gì thì chết đói. Không chỉn chu thu xếp thì bên trật tự phường người ta đi dọn dẹp cảnh quan, người ta lại thu đủ thứ xong nồi, quần áo, chăn màn của chị đem đi... đốt. " Tiếc quá, vừa bị thu mất mấy cái nồi, chị mua những 95 nghìn, nhịn ăn bao nhiêu bữa, đi nhặt rác bán cho người ta cả đêm mới mua được đấy. Chị toàn nấu cơm ở bãi chợ Long Biên, phía qua chợ rau, gần hàng cá ấy", có lần chị khoe với tôi.
Hôm sau chúng tôi mang tặng ít thuốc và cái nồi, chị Mai lại tiếp tục cằn nhằn vì cái bệnh lậu, giang mai: " Cái thằng mặt quỷ nhà chị (anh Tiêu, chồng hờ hiện nay) nó ghê lắm, nó cặp với cả bà 60 tuổi suốt mười năm trời, cả con bé chưa đầy 20 tuổi đang nuôi con mọn đi ăn xin, rồi theo cả đứa em gái con bé kia đi thuê nhà gần hai tháng trời, con bé kia phục thuốc chữa bệnh cho để "làm lại cuộc đời". Nó cứ ngang nhiên cặp với hết người này người khác ngay trước mặt chị, thế mà đời nó vẫn bật lại vỉa hè sống chồng vợ với chị đấy. Nó mang đủ thứ bệnh, đến vài tháng gần đây (tháng 8 năm 2013), chị mới cấm nó "gần gũi" chị đấy chứ. Nó cũng bị giang mai, bị lậu đến mức vô sinh. Vì thế chị với nó có phải dùng biện pháp tránh thai gì đâu, cứ vỉa hè, cứ "chung chăn" suốt mười mấy năm qua".
(Còn nữa)
Theo Xahoi
Hot girl quên lời, hot boy bật khóc ở The Voice Kids Cô nhóc Chi Mai gần như "đứng hình" trên sân khấu vì không nhớ ca từ của ca khúc "Giọt sương và chiếc lá" trong khi hot boy mặt buồn Tôn Chí Long không thể kiềm chế cảm xúc sau phần trình diễn "Papa". Mở màn đêm Liveshow 2 của The Voice Kids 2013 là màn trình diễn một sáng tác của nhạc...