Cái chết đau đớn của những người nhiễm Ebola
“Máu và phân vương vãi khắp nơi. Một người đàn ông chết khi bò tới cửa, những người khác rơi khỏi giường và cơ thể uốn về phía sau”, một y tá trong trung tâm điều trị Ebola kể.
Các nhân viên y tế chiến đấu với dịch Ebola tại bệnh viện ở Kenema, Sierra Leone. Ảnh: AP
Là những người đem lại chút hy vọng nhỏ nhoi cho các nạn nhân khi mà tỉ lệ tử vong lên tới 90%, các bác sĩ ở Tây Phi đang phải làm việc suốt 14 giờ/ngày, 7 ngày/tuần để giúp các bệnh nhân chống chọi virus Ebola. Trong những khu cách ly nóng nực mà người ta dựng lên bằng bùn và đất, họ luôn phải mặc quần áo bảo hộ cồng kềnh, kín mít từ đầu đến chân và chứng kiến cái chết đau đớn của các bệnh nhân hằng ngày.
Monia Sayah, một y tá làm việc tại tâm dịch, cho biết, nhiệt độ tăng trong mỗi lều tạm dành cho bệnh nhân Ebola cao tới mức các bác sĩ không thể làm việc liên tục trong suốt một giờ. Vì thế họ phải tiến hành mọi thứ thật nhanh và chính xác. Mỗi người đảm nhiệm một nhiệm vụ riêng. Nếu một người đang xét nghiệm máu cho bệnh nhân, những người khác sẽ mang thực phẩm và đồ uống cho họ.
Nhưng không phải tất cả mọi người đều ủng hộ nỗ lực của các nhân viên y tế. Nhiều tin đồn tràn lan cho rằng, chính các nhân viên cứu trợ phương Tây mang Ebola tới nơi đây, đánh cắp các thi thể và lây nhiễm virus cho người khác. Bởi vậy, các bác sĩ còn đối mặt với một khó khăn khác là giành sự tin tưởng từ người dân.
“Chúng tôi muốn chia sẻ với họ rất nhiều bởi họ đang phải chịu đựng những đau đớn tột cùng do căn bệnh quái ác hành hạ. Nhưng đôi mắt và trang phục bảo hộ là những thứ họ thấy khi tiếp xúc với chúng tôi”, Sayah nói.
Dịch bệnh bùng phát ở 3 quốc gia nghèo nhất thế giới. Cơ sở hạ tầng y tế thiếu thốn, thiếu nhân lực và thiết bị y tế trầm trọng. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tại Liberia, một bác sĩ phải đảm bảo sức khỏe cho khoảng 100.000 người. Ở Sierra Leone, con số đó là 2 và WHO chưa biết con số cụ thể dành cho Guinea. Trong khi đó, nếu ở Mỹ, khoảng 245 bác sĩ sẽ chăm sóc sức khỏe cho số lượng người như vậy.
Video đang HOT
Những bệnh nhân chờ đợi trong vô vọng ở trung tâm điều trị bệnh Ebola. Ảnh: Getty Images
“Hầu hết các bệnh nhân đều tuyệt vọng, kiệt sức và mất nước trầm trọng. Trong hoàn cảnh như thế, các bác sĩ phải làm việc từ sớm và về nhà lúc khuya”, Robert Fowler, một bác sĩ đang hoạt động tại Guinea và Sierra Leone, kể.
Fowler đến từ bệnh viện Sunnybrook ở Toronto, Canada. Ông từng gặp một bé gái khoảng 6 tuổi nhiễm Ebola ở giai đoạn cuối. Em chống chọi với hiện tượng xuất huyết ở ruột, mất nước nghiêm trọng và hôn mê. Toàn bộ người thân trong gia đình em đã thiệt mạng bởi bệnh. Vì vậy, em tỏ ra khá e dè và chỉ muốn tránh xa mọi người. Fowler đã mất vài ngày để động viên, an ủi cô bé. Cuối cùng, em cũng hiểu rằng những người mặc bộ đồ kín mít đang cố gắng giúp đỡ em khỏi bệnh”.
Một hôm, ông mang mang cho bé món ăn yêu thích là dưa chuột và chanh. Đứa trẻ ăn ngon lành. Đó là dấu hiệu bệnh nhân hồi phục. Theo Fowler, đây là một trường hợp may mắn bởi tỷ lệ tử vong của dịch bệnh vẫn rất cao.
Kent Brantly, bác sĩ người Mỹ đầu tiên nhiễm virus Ebola tại Liberia hồi tháng 7, kể: “Tôi nắm tay của các bệnh nhân khi căn bệnh kinh khủng cướp mạng sống của họ. Tôi luôn phải chứng kiến cảnh tượng khủng khiếp đó và nhớ rất rõ khuôn mặt, tên của từng người”.
Brantly hiện đang điều trị tại một bệnh viện ở Atlanta và sức khỏe của anh đã cải thiện dần.
Nhân viên y tế làm việc trong một trung tâm điều trị sốt xuất huyết Ebola tại thủ đô Monrovia của Liberia hôm 18/8. Ảnh: AP
Mỗi khi một bệnh nhân không qua khỏi, cảm xúc của tất cả mọi người đều trở nên nặng nề bởi các bác sĩ là hy vọng cuối cùng của họ.
“Một bệnh nhân sức khỏe đang tiến triển khá tốt nhưng đột nhiên tình hình trở nên tồi tệ. 40 phút sau anh ấy tử vong. Mỗi lần như thế, không chỉ các bác sĩ mà những công nhân vệ sinh, người giặt là, y tá đều cảm thấy đau lòng. Một ngày, tôi bước vào một căn phòng. 4 thi thể bệnh nhân Ebola trong đó nằm với các tư thế khác nhau. Máu và phân vương vãi khắp nơi. Một người đàn ông chết khi bò tới cửa, những người khác rơi khỏi giường và cơ thể uốn cong về phía sau”, y tá Sayah kể.
Van der Velde, một nhân viên y tế từ Anh, cho biết, nếu không chiến đấu với dịch bệnh Ebola, cô sẽ dành cả ngày ở Yorkshire, Anh, để chăm sóc những đứa cháu và khu vườn của cô. Hiện nay, nhu cầu chăm sóc y tế tại tâm dịch rất cao. Số bệnh nhân nhiễm bệnh và tử vong ngày càng nhiều. Điều đó khiến nhiều bác sĩ địa phương sợ hãi, đình công hoặc thôi việc.
Theo Zing
Hàng nghìn dân thường khốn đốn vì chiến sự ở miền đông Ukraine
Liên Hợp Quốc đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình hiện tại ở miền đông Ukraine và số lượng người tị nạn, khi có khoảng 118.000 người đã mất nhà cửa và tổng cộng 740.000 người phải di cư sang Nga để tránh chiến tranh.
"Điều chúng tôi sợ là cách chiến dịch quân sự đang được tiến hành. Điều gì sẽ xảy ra nếu giao tranh ác liệt xảy ra trong một thành phố đông dân ở Lugansk và Donetsk?", Uỷ viên hội đồng cấp cao phụ trách vấn đề tị nạn Liên Hợp Quốc, Vincent Cochetel phát biểu vào hôm 5/8.
Có tổng cộng 740.000 người Ukraine đang phải xin tị nạn ở Nga
Lãnh đạo Văn phòng Hợp tác Nhân đạo, John Ging, cho biết gần 4 triệu người sống trong vùng Donbass đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi bạo lực và phải đối mặt đe doạ an ninh từ những cuộc đụng độ, điều sẽ làm cơ sở hạ tầng bị phá huỷ và ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước sạch, điện.
Donetsk và Lugansk là quê hương của 1,5 triệu người, hiện tại nước sạch ở trong khu vực này cũng chỉ có sẵn trong vài giờ đồng hồ mỗi ngày và nguồn cung y tế cũng đang ở mức thấp nguy hiểm, khi 70% bác sĩ và y tá đã rời khỏi vùng chiến.
Theo số liệu từ Liên Hợp Quốc, hiện tại, 118.000 người đã bị mất nhà cửa, và trung bình mỗi ngày có khoảng 1.000 người rời khỏi vùng chiến sự. Tổng cộng 740.000 người đã xin được tị nạn ở Nga từ đầu năm đến nay.
Liên Hợp Quốc đang lập kế hoạch viện trợ nhân đạo để đối phó với mùa đông đang đến gần
Ít nhất 1.367 người, bao gồm cả dân thường và binh sĩ, đã thiệt mạng, cùng 4.087 người khác bị thương kể từ khi chiến dịch quân sự diễn ra từ giữa tháng 4.
Ông Ging cũng hướng sự chú ý đến vấn đề sơ tán người bị nạn khỏi vùng bị ảnh hưởng bởi chiến tranh: "Hành lang nhân đạo được mở vài giờ một ngày nhưng thường xuyên bị gián đoạn bởi những trận công kích".
Liên Hợp Quốc cũng yêu cầu Kiev ngừng ngay hành động trích phí từ những gói việc trợ nhân đạo đến Ukraine và đơn giản hoá quá trình ra vào vùng chiến sự cho các nhân viên Liên Hợp Quốc.
Ngoài ra, Liên Hợp Quốc cũng nhấn mạnh vào việc chuẩn bị viện trợ nhân đạo cho miền đông Ukraine khi mùa đông đang đến gần, điều khiến tình hình càng trở nên khắc nghiệt với những người vô gia cư.
Theo An Ninh Thủ Đô
Y tá dán băng keo vào miệng trẻ sơ sinh Một cặp vợ chồng tại Cebu, Philippines đã không khỏi bàng hoàng sau khi phát hiện một y tá dùng băng keo dán miệng cậu con trai mới sinh của mình, Skynews đưa tin. Bức ảnh về cậu bé bị dán băng keo vào miệng được đăng trên Facebook của Noval. (Ảnh: Rye Kido) Ryan Noval cho biết, vợ anh Jasmine Badocdoc đã...