Cái chết dần dần của đàn linh dương đầu bò di cư ở châu Phi
Trong nhiều thập kỷ, tiếng bước chân chạy rầm rầm làm rung chuyển mặt đất của hàng triệu linh dương đầu bò đã vang vọng khắp thảo nguyên Đông Phi, theo nhịp điệu của các mùa, một cảnh tượng ngoạn mục được gọi là “Cuộc di cư vĩ đại”.
Tuy nhiên, cuộc hành hương hằng năm này, được coi là một trong những kỳ quan vĩ đại nhất của thiên nhiên, đang phải đối mặt với mối đe dọa chưa từng có: Sự phát triển của con người.
Những tuyến đường cao tốc và hàng rào được dựng lên do quá trình phát triển đã cắt đứt những con đường cổ xưa và phá vỡ sự cân bằng mong manh của các hệ sinh thái.
Video đang HOT
Khi dân số Kenya tăng lên và các thành phố được mở rộng, vùng hoang dã bị thu hẹp lại. Vùng Maasai Mara, từng là nơi trú ẩn của động vật hoang dã, hiện bị hàng rào và bê tông bao bọc. Những con đường cao tốc cắt ngang những tuyến đường di cư cổ xưa, làm gián đoạn “dòng chảy của cuộc sống”. Những đồng cỏ từng rất rộng lớn và không bị chia cắt giờ phải nhường chỗ cho những cánh đồng trồng trọt và các khu định cư. Kết quả là sự di cư của động vật hoang dã tại Kenya giờ gần như không còn tồn tại.
Tiến sĩ Joseph Ogutu, nhà thống kê và nghiên cứu cao cấp tại Đại học Hohenheim ở Đức, lưu ý Kenya từng có nhiều cuộc di cư của động vật hoang dã như ngựa vằn và linh dương Thompson. Chúng di cư giữa Hồ Nakuru và Elementaita đến Baringo và Solai. Ông nhắc lại lịch sử: “Cuộc di cư này từng tạo ra cảnh tượng ngoạn mục nhất ở châu Phi, nhưng do bị canh tác trong nhiều năm nên nó đã chấm dứt vào năm 1920″.
Tiến sĩ Ogutu đã nghiên cứu về động vật hoang dã gần 40 năm. Ông là thành viên của nhóm nghiên cứu về sự suy giảm di cư của động vật hoang dã ở châu Phi và những tác động đối với hệ sinh thái. Theo ông, đối với Kenya, hậu quả thật thảm khốc. Động vật bị mắc kẹt phải vật lộn để tìm đủ thức ăn, dẫn đến suy dinh dưỡng và suy giảm số lượng. Ngoài ra, việc tách đàn làm gián đoạn mô hình sinh sản, gây nguy hiểm hơn nữa cho các thế hệ tương lai.
Tiến sĩ Ogutu nói: “Khi sự di cư sụp đổ, nó sẽ gây ra nhiều hậu quả cho các loài động vật hoang dã khác. Những cuộc di cư này hỗ trợ một số loài, bao gồm cả động vật ăn thịt và bọ hung. Ngoài ra, những loài di cư còn vận chuyển và phân phối nhiều chất dinh dưỡng trên tuyến đường di chuyển. Và khi chúng biến mất, rất nhiều loài cũng biến mất cùng chúng”.
Tiến sĩ Ogutu tiết lộ rằng cuộc di cư sụp đổ gần đây nhất là vào năm 2015, khi các trang trại lúa mì mọc lên ở Loita, thuộc huyện Narok, cắt đứt khu vực này khỏi Maasai Mara. Điều này dẫn tới số lượng linh dương đầu bò giảm 76% từ mức 150.000 con linh dương đầu bò vào những năm 1970 xuống còn khoảng 36.500 con vào năm 2022.
Theo ông, cuộc di cư duy nhất còn lại của động vật hoang dã ở Kenya là cuộc di cư từ Mara đến Serengeti. Và nếu Mara hoàn toàn tách khỏi Serengeti, thì sẽ không có cuộc di cư nào nữa.
Hơn 380.000 người di cư đến Nam Sudan do xung đột ở Sudan
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 22/11, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho biết kể từ khi xung đột bắt đầu bùng phát ở Sudan vào ngày 15/4 đến nay, đã có tổng cộng 386.973 người ở nước này vượt biên sang Nam Sudan, trong đó 83% là công dân Nam Sudan.
Người dân Sudan rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn tại Koufroun, CH Chad. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong báo cáo mới nhất được công bố tại thủ đô Juba của Nam Sudan, OCHA cho biết thêm một nửa trong số những người di cư trên là phụ nữ và trẻ em dưới 18 tuổi, và người tị nạn Sudan chỉ chiếm 16%. Theo cơ quan này, các nhóm giám sát biên giới đã ghi nhận số người Sudan xin tị nạn giảm 16% trong hai tuần qua, từ hơn 3.056 người trong khoảng thời gian từ ngày 2 đến 8/11 xuống còn 2.557 người trong thời gian từ ngày 9 đến 15/11.
OCHA đánh giá việc giảm số lượng người tị nạn Sudan và người xin tị nạn đến khu vực biên giới Wunthow/Joda trong những tuần gần đây một phần là do việc đăng ký sinh trắc học.
Theo báo cáo trên, hầu hết những người di cư tới Nam Sudan đang nhập cảnh qua 22 điểm được giám sát. Các tổ chức nhân đạo tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển những người này, theo đó mỗi tuần có từ 7.000 đến 10.000 người di cư từ Wuthnow/Joda đến thị trấn Renk bằng xe buýt, 3.100 người từ Renk đến thành phố Malakal bằng thuyền và 2.000 người bằng đường hàng không từ Malakal đến nhiều địa điểm khác nhau ở nước này.
Cũng theo OCHA, cuộc xung đột đang diễn ra ở Sudan và những thách thức hiện tại như lũ lụt, xung đột cộng đồng và nạn tội phạm ở Nam Sudan đã làm gián đoạn nguồn cung, dẫn đến giá cả tăng đều và giảm khả năng tiếp cận các mặt hàng cơ bản cho người hồi hương và cộng đồng sở tại.
IMF quan ngại về các khoản nợ gia tăng của châu Phi Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, trong bối cảnh nhiều quốc gia châu Phi đang ngập trong nợ nần từ các tổ chức cho vay đa phương, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), bà Kristalina Georgieva kêu gọi các chiến lược thiết thực để giải quyết tình trạng này. Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina...