Cái chết của văn hóa ‘996′ tại các công ty công nghệ Trung Quốc
Văn hóa làm việc “996″ đã trở nên phổ biến tại các công ty công nghệ Trung Quốc. Tuy nhiên, nó mang đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tinh thần của người lao động.
Đầu tháng 1, một nam kỹ sư họ Đàm được phát hiện đã nhảy lầu tự tử tại nhà riêng ở tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) trước sự bàng hoàng của người thân. Anh năm nay mới 23 tuổi và chưa kết hôn.
Đàm bắt đầu làm việc tại Pinduoduo, một gã khổng lồ trong ngành thương mại điện tử Trung Quốc từ tháng 7/2020 với mức lương khởi điểm 180.000 NDT/năm, theo Sina.
Cuối năm ngoái, South China Morning Post đưa tin một nữ nhân viên tại Pinduoduo bị phát hiện tử vong trên đường đi làm về.
“Ngày 29/12, một người bạn tốt của tôi, nữ nhân viên tại Pinduoduo, đột ngột qua đời trên đường đi làm về lúc 1h30. Cô ấy mới 22 tuổi. Công ty thậm chí còn không giải thích lấy một lời”, một người dùng viết trên Maimai, mạng xã hội việc làm tại Trung Quốc, vào ngày 3/1.
Tin tức về cái chết của nữ nhân viên nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội nước này. Nhiều người cho rằng sự ra đi của cô gái có liên quan đến “văn hóa 996″, cụm từ miêu tả cảnh người lao động làm việc từ 9h đến 21h, 6 ngày/tuần thường thấy ở các công ty công nghệ Trung Quốc.
Văn hóa “996″ đã trở nên phổ biến tại các công ty công nghệ Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg.
“Không được đối xử như con người”
Hai nhân viên trẻ tuổi ra đi đột ngột cách nhau chỉ vài ngày. Tuy vậy, họ chỉ là 2 trong số rất nhiều nạn nhân của “văn hóa 996″ – trào lưu làm việc phổ biến tại các công ty công nghệ Trung Quốc trong nhiều năm gần đây.
Tháng 4/2014, dư luận Trung Quốc xôn xao trước thông tin một thai phụ tử vong trong khi tăng ca đêm ở Alibaba. Theo tìm hiểu, người này bị xuất huyết tử cung và được phát hiện tử vong lúc 4 giờ sáng hôm sau, theo South China Morning Post .
Video đang HOT
Sau cái chết của nữ nhân viên họ Trương, một cựu nhân viên Pinduoduo giấu tên chia sẻ trên Sixth Tone rằng làm việc quá giờ là một thực tế phổ biến. Các nhân viên được yêu cầu làm việc ít nhất 300 giờ/tháng, tức gần 12 giờ/ngày, 6 ngày/tuần. Ở một số chi nhánh lớn, nhân viên thậm chí còn phải tăng ca tới 380 giờ/tháng.
Xiaojin, một cựu nhân viên khác của Pinduoduo, cũng nói điều tương tự. Theo cô, tăng ca không chỉ là tiêu chuẩn ở Pinduoduo mà còn là yêu cầu bắt buộc.
“Công ty chỉ quan tâm tới việc chúng tôi làm bao nhiêu tiếng mỗi ngày. Nó đã trở thành văn hóa, đến mức độ ngay cả khi làm việc xong, nhiều nhân viên vẫn ở lại văn phòng”, Xiaojin kể lại.
Cả 2 cựu nhân viên Pinduoduo đều cho rằng các công ty lớn dường như không quan tâm đến sức khỏe của nhân viên. “Tôi cảm giác chúng tôi không được đối xử như con người. Có những hôm tôi đến và gục khóc ở bàn làm việc”, Xiaojin than thở.
Áp lực từ phía đồng nghiệp và ban lãnh đạo luôn khiến người lao động Trung Quốc phải căng mình làm việc. Ảnh: Today Online.
Ngày 8/1, một cư dân mạng họ Vương tự xưng là nhân viên cũ của Pinduoduo cho biết anh đã bị công ty đuổi việc vì tiết lộ thông tin đồng nghiệp bị ngất do làm việc quá sức.
“Chỉ 30 phút sau khi đăng ảnh đồng nghiệp bị đưa lên xe cấp cứu, tôi đã nhận thông báo sa thải từ công ty”, anh Vương nói. “Nếu muốn nghỉ phép, bạn sẽ phải làm thêm để bù vào số giờ làm việc còn thiếu”, người này tiết lộ thêm.
Trước đó vào đầu năm 2019, một nam kỹ sư họ Tề của tập đoàn viễn thông lớn nhất Trung Quốc Huawei Technologies, đã qua đời vì áp lực công việc khi đang công tác ở Kenya. Một số nguồn tin cho biết anh bị ép làm việc liên tục trong 22 tháng để kịp tiến độ mà không có ngày nghỉ.
Việc kiểm soát giờ giấc làm việc của nhân viên không phải là chuyện hiếm tại các công ty Trung Quốc. Năm ngoái, ban lãnh đạo của công ty phát trực tiếp Kuaishou đã bị kiện với cáo buộc đặt thiết bị hẹn giờ trong phòng vệ sinh của nhân viên và theo dõi giờ nghỉ trưa của họ, theo South China Morning Post.
“Bán mạng” cho các tập đoàn lớn
Dù vậy, danh tiếng của các đế chế công nghệ vẫn khiến giới trẻ Trung Quốc khao khát chinh phục. Một số tên tuổi hàng đầu như Huawei, Tencent, Alibaba đều có các chương trình tuyển dụng riêng cho sinh viên mới tốt nghiệp. Tiêu chí tuyển chọn tất nhiên không hề dễ, đều yêu cầu bằng cấp và khả năng chịu áp lực cao. Đổi lại, họ được hưởng một mức lương đáng mơ ước so với nhiều cử nhân cùng trang lứa.
Trong khi đó, giới tỷ phú, doanh nhân Trung Quốc luôn ca ngợi văn hóa “996″ là giá trị cần phát huy. Tỷ phú Jack Ma – nhà sáng lập gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba – từng gọi văn hóa làm việc 12 tiếng/ngày là “một phước lành”.
Tuy nhiên, nhiều người trẻ tại đất nước tỷ dân cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức vì phải làm việc quá nhiều.
Theo cuộc khảo sát của chính phủ năm 2018 về sức khỏe tâm thần của 403 nhân viên công nghệ, 50% số người tham gia cho biết họ cảm thấy mệt mỏi. Những người khác nói rằng họ có các vấn đề về thị lực, trí nhớ kém, rối loạn cột sống…
Giới trẻ Trung Quốc chấp nhận “bán mạng” cho các công ty, bất chấp nguy hiểm về sức khỏe. Ảnh: China Daily.
Trên mạng xã hội Weibo , không khó để thấy những bài thảo luận về văn hóa làm việc “bán mạng” của giới trẻ Trung Quốc. Nhiều người cho rằng lứa tuổi 9x, 10x phải chịu nhiều áp lực hơn so với các thế hệ trước. Điều này hoàn toàn đúng trong bối cảnh thị trường việc làm Trung Quốc đang trải qua thời kỳ ảm đạm do tác động của dịch Covid-19.
“Chúng tôi không có nhiều lựa chọn. Xã hội bây giờ đã khác, nếu không cố gắng thì sẽ chẳng có gì khi bước sang tuổi 30, 40″, tài khoản Xiaozhi bình luận.
Theo một báo cáo do Hiệp hội Thanh thiếu niên Trung Quốc công bố năm 2019, có tới 47% thanh niên Trung Quốc chọn “Phấn đấu” làm từ khóa của thời đại. Tính tới nửa đầu năm 2019, có khoảng 45,8% công ty với quy mô hơn 10.000 người tại nước này đã trải qua chế độ làm việc “996″.
Tại Trung Quốc, việc nghỉ phép dường như là điều không thể. Áp lực từ phía đồng nghiệp và ban lãnh đạo luôn khiến người lao động phải căng mình làm việc, ngay cả khi ốm đau, trở bệnh. Chuyện tăng ca và làm thêm giờ trở thành một điều hiển nhiên ở mọi công ty.
Một bài đăng trên New York Times và The Washington Post chỉ ra rằng các nhân viên của Huawei Technologies thường sử dụng thuật ngữ “văn hóa sói” để mô tả cách thức làm việc của công ty họ. Tại đây, mỗi nhân viên đều phải tuân thủ theo quy tắc “đưa lợi ích doanh nghiệp lên trên hết”.
Giới doanh nhân Trung Quốc không còn nói tới tỷ phú Jack Ma
Tỷ phú Jack Ma từng là một tượng đài trong giới doanh nhân Trung Quốc, nhưng giờ doanh nhân đại lục coi ông như một hồi chuông cảnh tỉnh đối với họ.
Sau khi tỷ phú Jack Ma chỉ trích cơ quan quản lý tài chính của Trung Quốc hồi tháng 10 năm ngoái, đế chế tài chính Ant Group của ông buộc phải hoãn đợt phát hành cổ phiếu lần đầu.
Vài tuần sau đó, chính quyền khởi động cuộc điều tra chống độc quyền nhắm vào Alibaba. Tỷ phú Jack Ma cũng im hơi lặng tiếng dẫn đến tin đồn ông bị bắt. Sự lo ngại chỉ giảm sau khi ông xuất hiện hồi tháng 1. Tuy nhiên, mọi người vẫn e dè khi nói về Jack Ma.
Wall Street Journal và Bloomberg đưa tin, một số quan chức chính phủ Trung Quốc nhiều lần bày tỏ sự không hài lòng về đế chế truyền thông của Alibaba trong các cuộc họp hồi năm ngoái. Bắc Kinh lo ngại về ảnh hưởng của Alibaba trên các trang mạng xã hội.
Nguồn tin của WSJ tiết lộ chính quyền Trung Quốc đã yêu cầu Alibaba thoái vốn khỏi một số tài sản truyền thông. Ngoài mảng kinh doanh cốt lõi, Alibaba sở hữu nhiều tài sản truyền thông gồm báo in, báo điện tử, truyền hình, mạng xã hội và công ty quảng cáo.
Một nhà sáng lập công ty công nghệ ở Chiết Giang kể rằng, trước đây nhóm doanh nhân địa phương thường tôn vinh tỷ phú Jack Ma và gọi ông là "thầy Ma". Nhưng giờ, họ không còn nói về nhà sáng lập Alibaba trong nhóm WeChat nữa.
Rút kinh nghiệm từ bài học của Jack Ma, ông yêu cầu nhân viên không gọi công ty là "lớn nhất" hoặc "tốt nhất", tránh thu hút sự chú ý không cần thiết.
"Chính phủ nói rằng các doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc và họ sẽ hỗ trợ hết sức. Nhưng thực tế là Bắc Kinh không tin tưởng các doanh nghiệp tư nhân", nhà sáng lập ở tỉnh Chiết Giang than thở với Bloomberg.
Một doanh nhân điều hành công ty khởi nghiệp phần mềm khác tiết lộ ông đang tìm cách hợp tác với chính phủ. Ông phải mời chào các quỹ đầu tư thuộc sở hữu nhà nước mua cổ phần, thậm chí với tỷ lệ lớn.
Theo một nhà đầu tư mạo hiểm, các biện pháp trừng phạt nhắm vào Alibaba có thể tác động tích cực đến các startup công nghệ trong ngắn hạn. Bởi các công ty sẽ không lo nguy cơ những đối thủ khổng lồ như Alibaba hoặc Tencent đè bẹp hoặc nuốt chửng họ. Tuy nhiên, về dài hạn, sự can thiệp sâu rộng của Bắc Kinh có thể làm tổn hại tăng trưởng và đổi mới.
Mới đây, một tờ báo của chính phủ Trung Quốc đã ca ngợi tỷ phú Mã Hóa Đằng của Tencent, Nhậm Chính Phi của Huawei Technologies, Lôi Quân của Xiaomi và các nhà sáng lập tỷ phú khác "mang luồng sinh khí mới cho cải cách kinh tế Trung Quốc". Tuy nhiên, Jack Ma - doanh nhân tỷ phú nổi tiếng nhất Trung Quốc - không được đề cập đến.
"Sự cố của Jack Ma cho thấy không một ai có thể an toàn mãi", vị doanh nhân đang lên kế hoạch mở rộng sang nước ngoài bình luận.
Những doanh nhân Trung Quốc hứng giận dữ ở Myanmar Xiang Jun dành hơn hai năm và gần 1,2 triệu USD để mở các nhà máy may mặc tại Myanmar, nhưng giờ đây tha thiết muốn hồi hương. "Ngày nào tiếng súng cũng không ngớt", Xiang Jun, người đàn ông 36 tuổi đến từ tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, cho biết. Hơn một tháng sau cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar, việc...