Cái chết của ngôn ngữ trong kỷ nguyên số
Chưa tới 5% ngôn ngữ thế giới hiện nay được dùng trên mạng, theo một nghiên cứu công bố cuối năm 2013 của nhà ngôn ngữ nổi tiếng người Hungary Andras Kornai. 95% ngôn ngữ còn lại có thể bị Internet tống tiễn xuống mồ!
Đây là kết luận rút ra từ một nghiên cứu công bố trên tạp chí Plos One nhan đề “Cái chết số của ngôn ngữ”. Cuộc nghiên cứu nhằm tìm trả lời cho câu hỏi: Có bao nhiêu ngôn ngữ được sử dụng trên không gian kỹ thuật số, và ngược lại có bao nhiêu ngôn ngữ bị “diệt chủng” trên Internet?
Kornai cung cấp con số: Hiện trên thế giới có 7.776 ngôn ngữ được sử dụng “offline”. Để tính được bao nhiêu ngôn ngữ được dùng trên Internet, Kornai thiết kế một chương trình lọc ra những miền web hàng đầu và lập danh mục số từ của mỗi ngôn ngữ trên Internet.
Ông cũng phân tích các trang Wikipedia, được ông cho là chỉ dấu then chốt cho độ lan tỏa của mỗi thứ tiếng, cũng như chọn lựa ngôn ngữ của các hệ điều hành và các bộ kiểm tra chính tả trên Internet. Kết quả: chưa tới 5% ngôn ngữ thế giới hiện hữu trên mạng.
Còn theo Liên minh vì sự đa dạng ngôn ngữ (ALD), hơn 40% ngôn ngữ trên thế giới đang bị đe dọa. Ngay cả những ngôn ngữ mà về kỹ thuật không bị đe dọa biến mất đi nữa có thể cũng chỉ có vài nghìn người sử dụng. Đó là các ngôn ngữ ở vùng châu Phi hạ Sahara, Đông Nam Á và Nam Mỹ, nơi sự thâm nhập của Internet vào đời sống còn thấp.
Nhà nghiên cứu Andras Kornai
Video đang HOT
Một ngôn ngữ sống về mặt kỹ thuật là ngôn ngữ mà ít nhất vẫn còn một người nói. Cần nhiều năm từ khi một ngôn ngữ bắt đầu suy tàn cho đến khi người cuối cùng sử dụng nó qua đời, trong khi giới trẻ chưa kịp làm quen và đưa vào ứng dụng trong cuộc sống, chẳng hạn trên Internet.
Kornai đưa ra một thí dụ ở Na Uy. Chính phủ nước này công nhận hai phiên bản của tiếng Na Uy: tiếng Bokmal và tiếng Nynorsk. Trong khi Bokmal được coi là phổ biến hơn Nynorsk, với 10-15% người dân, tương đương 500.000-750.000, nói tiếng Nynorsk. Và như thế đủ để ALD không xếp Nynorsk vào nhóm các thứ tiếng “đang gặp nguy cơ”.
Tuy nhiên, phân tích của Kornai chỉ ra rằng chỉ một cộng đồng nhỏ những người nói tiếng Nynorsk sử dụng nó trên mạng, trong khi đa số người Na Uy sử dụng tiếng Bokmal cho quảng cáo, nhạc pop, thời trang, giải trí và thế giới công nghệ… Như vậy, theo cách nói của Kornai, “mặc cho chính sách nhà nước hỗ trợ tiếng Nynorsk, người Na Uy đã chỉ chọn tiếng Bokmal đi theo họ vào kỷ nguyên số”.
Liệu có thể ngăn chặn cái chết của Nynorsk và những ngôn ngữ tương tự? Rất nhiều tổ chức, kể cả Wikipedia và ALD, đầu tư nguồn lực vào công việc này. ALD đã có một bách khoa toàn thư lớn về những ngôn ngữ bị diệt chủng, với những đoạn mẩu văn bản các thứ tiếng đó, như tiếng Nganasan (có 500 người nói, ở Nga) và Maxakali (802 người nói, ở Brazil). Wikipedia có một lô dự án ngôn ngữ mới (hay rất cũ).
Kornai cho rằng để một ngôn ngữ sống sót, rất cần một nhóm những người yêu thích nó, giống như những người đang cầm trịch Wikipedia hay những nhà phát triển các ứng dụng giáo dục trên không gian số. Chẳng hạn người Cherokee (người Mỹ bản địa, trước sống ở các bang Georgia, Bắc và Nam Carolina, Đông Tennessee) đã soạn ra một bộ Cherokee Wiki để người dùng có thể sử dụng tiếng bản xứ Cherokee.
Tuy nhiên ngay cả thế cũng không đủ để giữ một ngôn ngữ lụi tàn có thể sống sót trong dài hạn, nhất là khi có một ngôn ngữ thống trị khác dễ hơn cho người ta sử dụng trên mạng.
Và điều chắc chắn là kho ngôn ngữ tương lai sẽ không giàu có như hiện nay.
Theo TTCT
Chức CEO Microsoft 'rẻ như bèo'
Đã hơn 4 tháng kể từ ngày CEO Steve Ballmer tuyên bố kế hoạch từ chức nhưng cho đến nay, Microsoft vẫn chưa tìm được người kế nhiệm. Phía công ty thì khẳng định nhiệm vụ này sẽ được hoàn thành trước mùa hè năm nay nhưng hội đồng quản trị lại nới rộng deadline đến tháng 11 hoặc 12. Thế nhưng điều đáng nói là hiện nay, người tài lại không mấy mặn mà cái chức tân CEO Microsoft.
Sự ế ẩm này có thể đến từ hai nhà lãnh đạo quyền lực, một là Bill Gates và hai là Steve Ballmer.
"Một số người trong giới điều hành lo ngại về những đe dọa tiềm ẩn mà tân lãnh đạo phải đối mặt nếu như hai người đàn ông này tiếp tục nằm trong hội đồng quản trị", theo báo cáo của Wall Street Journal.
Ballmer: Người đàn ông đanh đá
Không ít ứng viên cho vị trí tân lãnh đạo Microsoft tỏ ra lo lắng trước Ballmer, người gần đây đã đưa ra những quyết định làm thay đổi chiến lược công ty và tạo ra làn sóng tranh cãi gay gắt giữa các nhà điều hành và giới đầu tư.
Cụ thể, ngay trước khi công bố kế hoạch từ chức, ông Ballmer đã tiến hành tái tổ chức công ty. Điều này đã khiến rất nhiều kỹ sư tài năng rời bỏ Microsoft bởi hoặc là họ đã mất đi sân chơi để tìm cơ hội thăng tiến sự nghiệp hoặc là họ nhận thấy bản thân còn đảm nhiệm những vai trò mới mẻ và đáng tham vọng.
Tân CEO hoặc sẽ bị mắc kẹt với mô hình tổ chức mới của Ballmer hoặc phải dũng cảm thay đổi nó. Nếu cố làm điều thứ hai, họ cần một giai đoạn khắc nghiệt để chuyển đổi Microsoft và đương nhiên khó khăn với họ sẽ chẳng thể nguôi ngoai nếu Ballmer vẫn nằm trong hội đồng quản trị.
Sau khi tuyên bố từ chức, Ballmer đã chi 7,2 tỷ USD để mua lại Nokia, cái tên đang bị hấp hối trên thị trường điện thoại. Đây là một dự án hoàn toàn mới mẻ của Microsoft mà tân lãnh đạo phải tiếp quản.
Giới chuyên gia dự báo, Ballmer vẫn sẽ nằm trong hội đồng quản trị của tập đoàn. Hơn nữa ông không phải là một người trầm tính để có thể ngồi im nếu tân CEO cố gắng xé nát những kế hoạch mà mình đã theo đuổi bấy lâu.
Bill Gates: Bận giải cứu thế giới
Về phía Bill Gates, nhà sáng lập Microsoft, tỷ phú giàu nhất thế giới và là người được tôn sùng nhất tại tập đoàn. Ông cũng là người có những quan điểm cứng rắn về đường đi nước bước của Microsoft.
Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ, Gates giờ không còn phù hợp với những gì đang diễn ra trong thế giới công nghệ như trước kia. Bởi giờ đây ông đang mải mê giải cứu thế giới. Thời gian Gates dành để gặp lãnh đạo các quốc gia, để tìm cách để khắc phục đói nghèo và bệnh tật cho nhân loại. Công năng của bộ não tỷ phú giờ không dành 100% cho iPad, máy chủ hay phần mềm. Trong khi đó, nếu muốn cạnh tranh với Larry Page, Jeff Bezos hay Tim Cook- những người dành từng giây phút để nghĩ về công nghệ thì hẳn với đà này Bill Gates sẽ yếu thế.
Dẫu vậy, bất cứ ai làm CEO cũng sẽ không thể lờ đi Gates và những quan điểm của nhà sáng lập này.
Ngoài Gates và Ballmer, Microsoft vẫn còn thành viên hội đồng quản trị có máu mặt là ValueAct, đơn vị thế lực nắm giữ cổ phần của Microsoft. Dù ValueAct có thể giúp đỡ tích cực cho tân CEO nhưng có một sự thật không bao giờ thay đổi là họ luôn muốn Microsoft thay đổi theo cách của mình.
Đứng giữa vô vàn những ràng buộc, hẳn tân CEO tương lai của Microsoft sẽ không thể tránh những giây phút nản lòng trước vô vàn chông gai. Những ai yếu bóng vía, chắc chắn sẽ không đủ dũng khí đảm nhiệm chức vụ có một không hai trên thế giới này. Còn Microsoft sẽ phải tìm một người phù hợp bất chấp họ phải mất nhiều thời gian hơn dự kiến.
Theo VEF
CES 2014 có gì đáng mong đợi? Triển lãm hàng công nghệ tiêu dùng quốc tế (CES 2014) sẽ diễn ra từ ngày 7-10/1/2014. CES được xem là sự kiện mở đầu cho thế giới công nghệ trong một năm mới, và sẽ mở đầu cho các xu hướng công nghệ sẽ diễn ra trong năm. Dự đoán, CES 2014 sẽ có nhiều bất ngờ với sự nở rộ của...