Cái chết bi thảm của nhà toán học nữ hàng đầu thời Trung Cổ
Hypatia được tôn vinh như là “người bảo vệ khoa học chống lại tôn giáo”, nhiều người cho rằng cái chết của bà đã đánh dấu chấm dứt thời kỳ văn hóa cổ Hy Lạp.
Hypatia của thành Alexandria (370 – 415 CE) là nhà toán học nữ, nhà thiên văn học, nhà phát minh người Hy Lạp, đồng thời là một nữ triết gia nổi tiếng của La Mã. Bà bị sát hại bởi một nhóm tín đồ Cơ Đốc giáo hội Ai Cập (Coptic Christian) khi họ cho rằng bà đã gây ra sự xáo trộn tôn giáo. Hypatia được tôn vinh như là “người bảo vệ khoa học chống lại tôn giáo”, nhiều người cho rằng cái chết của bà đã đánh dấu chấm dứt thời kỳ văn hóa cổ Hy Lạp.
Hypatia là con gái của nhà toán học Theon, giáo sư của Đại học Alexandria, người đã tự dạy bà về toán học, thiên văn học, và triết học. Ông từ chối áp đặt cho con gái mình vai trò truyền thống được giao cho phụ nữ thời đó và chăm sóc, nuôi dạy bà lớn lên như nuôi một người con trai theo truyền thống Hy Lạp. Nhà sử học Slatkin từng viết: “Phụ nữ Hy Lạp thuộc mọi tầng lớp đều bị cai quản và chủ yếu phải chăm lo đến các công việc trong gia đình như nội trợ, chăm sóc trẻ nhỏ… Nhưng Hypatia lại sống cuộc đời của một học giả được kính trọng tại đại học Alexandria ở một vị trí chỉ có nam giới mới được hưởng vào thời kỳ này”. Bà chưa bao giờ lập gia đình và sống độc thân suốt cuộc đời mình, cống hiến cho việc học và giảng dạy. Các nhà văn cổ đại đồng ý rằng bà là một người phụ nữ có trí thức sâu rộng, là điển hình của một phụ nữ mạnh mẽ, thông minh và kiên cường cho dù bà sống ở bất kỳ thời đại nào.
Mối quan tâm rộng lớn, ấn tượng nhất của Hypatia thuộc về toán học và thiên văn học. Bà đã viết và thuyết giảng về thiên văn học bao gồm các khía cạnh quan sát và về toán học như hình học và đại số, đồng thời thực hiện một tiến bộ trong kỹ thuật tính toán. Các bài viết của bà được đánh giá cao trong các lĩnh vực kỹ thuật của toán học. Sau khi cha bà qua đời, Hypatia đã tiếp tục chương trình do cha bà khởi xướng, đó là nỗ lực để bảo vệ và mở rộng các tác phẩm toán học vĩ đại trong di sản của đại học Alexandria. Thư viện lớn của Alexandria có tới 500.000 cuốn sách, là giáo sư tại trường đại học, Hypatia thỏa sức nghiên cứu các tài nguyên đồ sộ này và bà đã tận dụng hết khả năng của nó.
Nhưng trong thời điểm xã hội tăm tối, tôn giáo đang được đề cao, những gì quá nổi trội và quá khác lạ đều có nguy cơ bị quy là dị giáo. Hypatia không những thuộc phe thân cận với chính quyền ngoại đạo Orestes và bị Cyril, Tổng giám mục của thành Alexandria coi là một “chướng ngại” đối với giáo hội, mà những khái niệm toán học và triết học của bà lại khá mâu thuẫn với giáo lý của nhà thờ. Đại học Alexandria là trung tâm của văn hoá và khoa học, nơi này cũng không hề ủng hộ các học thuyết của tôn giáo. Chính vì điều này Alexandria đã bị phá hủy và Hypatia đã trở thành biểu tượng của bi kịch, đến mức cái chết của bà đã trở thành hiện thân cho tất cả những gì đã mất của nền văn minh bị nhấn chìm trong sự hỗn loạn bởi mẫu thuẫn giữa khoa học và tôn giáo.
Video đang HOT
Vào năm 415, khi đang trên đường về nhà sau khóa giảng bài hàng ngày ở trường đại học, Hypatia bị tấn công bởi đám đông các giáo sĩ Cơ đốc, họ kéo xe của bà vào nhà thờ, và tại đây, bà đã bị sỉ nhục và bị đánh đến chết. Sau cái chết của Hypatia, Đại học Alexandria cũng bị thiêu cháy theo lệnh của Cyril, và những ngôi đền của những người ngoại giáo cũng bị phá hủy. Đã có một cuộc di cư tập thể của các nhà trí thức và các nghệ sĩ từ thành phố Alexandria di tản đến các nơi khác hòng cứu lấy tính mạng. Cyril sau đó được tôn thành một vị thánh vì những nỗ lực của ông ta trong việc trấn áp nền ngoại giáo và chiến đấu vì đức tin chân chính. Cái chết của Hypatia từ lâu đã được công nhận như là một dấu hiệu đầu nguồn trong lịch sử mô tả thời đại cổ điển của chủ nghĩa ngoại giáo từ thời Kitô giáo.
Cái chết của Hypatia trở thành một trong những vụ giết người có tính toán và tàn ác nhất trong lịch sử. Mặc dù bà mất đi nhưng tên tuổi của bà trường tồn trong lịch sử khoa học. Cuộc khủng hoảng chính trị và tôn giáo của thời đại ấy đã dẫn đến cái chết của bà những cũng đã khiến bà trở nên bất tử.
Theo Danviet
Tuổi thơ khác thường của nữ thiên tài thông minh nhất hành tinh
Ruth Lawrence là 1 trong những người lấy bằng tiến sĩ trẻ nhất thế giới. Với chỉ số IQ là 175, cô thuộc top 30 người thông minh nhất hành tinh. Tuy nhiên, đằng sau những thành tích vượt trội ấy là một câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết.
Thành tích đáng nể
Ruth Lawrence (tên đầy đủ là Ruth Elke Lawrence-Naimark ) sinh ngày 2/8/1971 tại Brighton, Anh nổi tiếng thế giới là 1 đứa trẻ thần đồng nhí về toán học.
Năm 9 tuổi, Ruth lập kỷ lục với Chứng chỉ Giáo dục tổng quát (GCSE) về Toán học và đạt điểm tối đa trong chương trình tú tài Toán học thuần tuý.
2 năm sau, Ruth Lawrence trở thành người trẻ nhất vượt qua kỳ thi đầu vào của Đại học Oxford danh giá, với kết quả đứng đầu trong tổng số 530 ứng cử viên. Cô lấy bằng cử nhân toán tại Oxford năm 13 tuổi và tiếp tục học thêm ngành Vật lý.
Năm 17 tuổi, Lawrence nhận bằng tiến sĩ. Nhờ đó, cô trở thành một trong những người có bằng tiến sĩ trẻ nhất thế giới. Năm 1990, cô gái người Anh đến ĐH Harvard làm việc. Sau đó, cô được phong giáo sư tại ĐH Harvard và ĐH Michigan.
Tính đến nay, cô vẫn xếp 4/10 người lấy bằng tiến sĩ trẻ nhất thế giới, thần đồng toán học này đã xuất bản gần 20 cuốn sách, công bố nhiều kết quả nghiên cứu nổi tiếng về Toán học và Vật lý lượng tử. Nổi bật trong đó là Thuyết Nút thắt (Knot Theory) - hiện được giảng dạy tại nhiều trường đại học trên thế giới.
Ruth Lawrence là một trong 30 người thông minh nhất hành tinh
Tuổi thơ không bình thường
Để có được kết quả đó, ít ai biết rằng bên cạnh tài năng thiên bẩm, Lawrence đã phải hy sinh rất nhiều điều thú vị mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng từng trải qua.
Cha mẹ của Lawrence - ông Harry Lawrence và bà Sylvia Greybourne đều là chuyên gia máy tính. Khi Ruth 5 tuổi, nhận thấy con gái mình bộc lộ trí thông minh hơn người, ông Harry quyết định bỏ việc để tập trung giáo dục cô tại nhà.
Thay vì đến trường, Lawrence học theo giáo trình của cha - người cho rằng cô cần được bảo vệ khỏi "những cuộc trò chuyện tầm thường và vui chơi vô bổ". Do đó, suốt những năm tháng tuổi thơ, cô chỉ làm bạn với các công thức và con số.
Sau này, dù khẳng định Toán học là niềm đam mê của mình song Lawrence vẫn thừa nhận: "Tôi không chê trách cha mẹ, thậm chí tôi đánh giá cao nỗ lực của cha vì những gì ông ấy đã dành cho con gái. Nhưng có lẽ tôi thích một tuổi thơ khác".
Năm 1998, Ruth Lawrence kết hôn với Ariyeh Naimark - nhà toán học cũng dạy tại ĐH Hebrew ở Jerusalem (Israel). Ariyeh từng có một đời vợ và chỉ kém cha của Ruth 6 tuổi. Cuộc hôn nhân lệch tuổi của họ từng gây xôn xao dư luận thời bấy giờ. Hiện họ đã có 2 đứa con, cùng nhau sinh sống tại Jerusalem (Israel) để thuận tiện cho công việc của cả hai. Nói về tương lai, thần đồng toán học cho biết, cô vẫn sẽ đi tiếp con đường này. Các con của cô cũng sớm bộc lộ khả năng toán học, song cô không muốn chúng sống như một thần đồng, mà được phát triển theo cách tự nhiên.
Mặc dù có kết quả học tập tốt và rất thành công nhưng cô lại cảm thấy hối tiếc về những gì đã làm và không muốn sau này giáo dục con mình theo cách này. "Tôi biết ơn mọi thứ cha mẹ đã làm cho tôi. Tuy vậy, tôi không thích con tôi phải đối mặt với những áp lực, khó khăn và sự quan tâm quá mức của truyền thông như tôi đã từng", Lawrence chia sẻ.
Theo Danviet
Những người mặc quần nhung, xỏ khuyên lang bạt khắp châu Âu học việc Theo truyền thống từ thời Trung Cổ ở châu Âu, những người thợ sau khi học nghề sẽ lang bạt làm thuê khắp nơi để tích lũy kinh nghiệm. Mặc quần nhung ống loe, sơ-mi trắng và áo khoác jacket, những người thợ học việc ở châu Âu, đeo trên lưng túi đựng tư trang gọn nhẹ, đi lang bạt khắp nơi kiếm...