Cải cách thể chế – Nhu cầu bức thiết
“Động lực phát triển mới từ cải cách thể chế” là chủ đề được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chọn cho Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân sẽ diễn ra vào ngày 28 và 29-4 tới đây tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh. Một trong những nội dung sẽ được tập trung thảo luận là giải pháp để tháo gỡ những nút thắt thể chế đang cản trở sự vận động của các quy luật khách quan và phổ quát trong nền kinh tế thị trường. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc cho rằng, đây là thời điểm thích hợp nhất để thúc đẩy mạnh mẽ quá trình cải cách thể chế tại Việt Nam. Và những kiến nghị từ diễn đàn sẽ là các hành động cụ thể góp phần gỡ các nút thắt thể chế.
Cải cách thể chế là động lực để thúc đẩy nền kinh tế phát triển
Hiến pháp sửa đổi được Quốc hội thông qua vào cuối năm 2013 có hiệu lực từ 1-1-2014 đã đặt nền tảng và yêu cầu rất mạnh mẽ về cải cách thể chế đồng bộ cả chính trị và kinh tế. Trong thông điệp đầu năm 2014, Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ rõ, những năm gần đây, tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm lại, xã hội có không ít vấn đề bức xúc có nguyên nhân là đông lưc ma nhưng cai cach trươc đây tao ra đã không còn đủ mạnh để thúc đẩy phát triển. Thủ tướng cũng nhấn mạnh, đây la luc Việt Nam cân co thêm đông lưc đê lấy lại đà tăng trưởng nhanh và phat triên bên vững. Nguôn đông lưc đo phải đến từ đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân.
Động lực mới từ cải cách thể chế là nhận thức chung hiện nay, và cũng là lý do để Ủy ban Kinh tế lựa chọn làm chủ đề cho diễn đàn lần này. Hiện nay cách hiểu về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn khác nhau. Ngay cả quan niệm về thể chế, cải cách thể chế là cải cách cái gì cũng còn chưa hoàn toàn thống nhất. Còn có sự lẫn lộn giữa thị trường và thể chế kinh tế thị trường. Nếu không thống nhất về cách hiểu cho dù ở mức tương đối thì khó xác định được phạm vi và đối tượng cải cách. Bởi vậy, tại diễn đàn sẽ thảo luận và làm rõ yêu cầu đổi mới tư duy, nhận thức, cách tiếp cận mới về kinh tế thị trường và thể chế kinh tế thị trường. Từ đó xây dựng nguyên tắc và nội dung cơ bản về cải cách, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường tại Việt Nam.
Quan điểm của Ủy ban Kinh tế Quốc hội là tôn trọng các ý kiến nhiều chiều tại diễn đàn, bởi các nhà khoa học, các chuyên gia đến với diễn đàn đều có ý thức xây dựng trách nhiệm cao với sự phát triển của đất nước. Không nghi ngờ gì về cảm nhận một giai đoạn phát triển mới của đất nước mà nếu không cải cách thể chế kinh tế thì rất nguy hiểm. Mới đây, một chuyên gia người Nhật đã cảnh báo là Việt Nam đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Thời điểm này thì cải cách không chỉ là ý muốn của nhân dân mà đã thực sự là yêu cầu rất cấp thiết đối với Đảng, Nhà nước.
Bạn hỏi về niềm tin thì đó là câu hỏi quá lớn. Điều không thể né tránh là niềm tin trong cử tri và kể cả bản thân tôi đều “có vấn đề”. Chúng ta đều mong muốn, đều nỗ lực còn tin vào sự thành công đến mức nào thì phải có thực tiễn. Những năm gần đây chúng ta chứng minh mãi là nền kinh tế có vấn đề về cơ cấu, về mô hình nhưng ba năm qua chưa làm được nhiều và làm một cách mạnh mẽ để tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Rõ ràng khoảng cách giữa chủ trương và hành động đã làm giảm niềm tin của cử tri.
Gốc của thể chế là Hiến pháp. Và, như đã nói ở trên, Hiến pháp có nhiều điểm mới làm nền tảng để cải cách thể chế kinh tế. Và chúng ta hy vọng qua Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân này, những quan điểm mới về cải cách thể chế kinh tế sẽ được các cơ quan có thẩm quyền lắng nghe, và biến thành hành động cụ thể.
Theo ANTD
Video đang HOT
Vinashin sang trang mới và trách nhiệm Quốc hội
Thêm một lần tái cơ cấu cũng có nghĩa là mở ra hy vọng về trang mới của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
Tuy nhiên, sự thành công của chủ trương này, theo ý kiến một số nhà kinh tế thì không hẳn chỉ phụ thuộc vào quá trình xử lý món nợ khổng lồ trong điều kiện ngân sách đang vô cùng khó khăn hiện nay.
Mà gốc của vấn đề là cải cách thể chế để có một hành lang pháp lý minh bạch cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa 12 Hà Văn Hiền cho đến tận hôm nay vẫn day dứt một câu hỏi, rằng tại sao Luật Đầu tư công (bao gồm cả quy định về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh) vẫn chưa thể ra đời, trong khi được chuẩn bị từ Quốc hội khóa 11.
"Đầu Quốc hội khóa 12, tôi vừa chân ướt chân ráo về làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đã chủ trì ngay cuộc họp thẩm tra dự án luật đó", ông Hiền nhớ lại.
Sự khó hiểu này, đáng buồn không phải chỉ là của riêng ông Hiền.
Trở lại cuộc giám sát tối cao của Quốc hội với việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vào cuối năm 2009, chung nhận định là đang thiếu một hành lang pháp lý minh bạch cho khối doanh nghiệp này, hầu hết các ý kiến tại đây đều thống nhất cần có luật để quản vốn nhà nước đầu tư vào kinh doanh (khi đó khoảng 30 tỷ USD).
Để rồi cuối kỳ họp đó, trong một nghị quyết hiếm hoi được 100% phiếu thuận về việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ "trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung các luật liên quan và sớm trình để ban hành Luật Sử dụng vốn và tài sản nhà nước đầu tư vào kinh doanh".
Tròn 4 năm trôi qua, sau nhiều lần kiên nhẫn đề nghị đi đề nghị lại của không ít vị đại biểu, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh cũng có tên trong danh sách các dự án luật được cho ý kiến lần đầu. Tức là, sớm nhất cũng phải đến kỳ họp cuối năm 2013 mới được trình Quốc hội và giữa năm 2014 mới được xem xét thông qua, đầu 2015 mới có thể có hiệu lực.
Thế nhưng, tại phiên họp thứ 21 đang diễn ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội lại thêm một lần nhận được đề nghị lùi dự án luật nói trên, từ Chính phủ. Lý do được đưa ra là cần tiếp tục nghiên cứu, xác định cụ thể tên gọi, phạm vi điều chỉnh và nội dung của dự án luật, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, không chồng lấn với các luật chuyên ngành khác.
Như vậy, kỳ họp thứ bảy vào giữa năm 2014 dự án luật này mới có thể được cho ý kiến lần đầu tại Quốc hội. Còn có được thông qua hay không và thông qua vào thời gian nào là điều chưa thể chắc chắn.
Mà đây, nói như Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc, cũng chỉ là một trong nhiều dự án luật mà nếu Quốc hội không tập trung thảo luận thì "đừng có bàn đến tái cơ cấu nền kinh tế".
Bên cạnh Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, thì hàng loạt các dự án luật khác cần phải làm mới hoặc sửa đổi như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu, Luật Phá sản, Luật Đầu tư công... cũng đã nằm trong sự sốt ruột cao độ của các phiên thảo luận về chương trình xây dựng luật hàng năm và toàn khóa của Quốc hội.
Nhưng, cũng phải đến tận kỳ họp cuối năm 2013, Luật Đầu tư công mới được trình lần đầu và Luật Phá sản (sửa đổi) cũng mới được xem xét cho ý kiến.
Vậy, có lẽ cũng không cần mất nhiều thời gian hơn để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi, vì sao quá trình tái cơ cấu nền kinh tế lại ì ạch như vậy.
Và, cũng không có gì ngạc nhiên khi câu chuyện thời sự về tiếp tục tái cơ cấu Vinashin lại khiến một số chuyên gia đã và đang là cộng tác viên thân thiết của Ủy ban Kinh tế Quốc hội nhớ đến quan điểm của hai vị Lê Đăng Doanh và Võ Đại Lược về cải cách thể chế ở Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân vào tháng 4/2013.
Tại đây, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính trị thế giới, cựu thành viên ban nghiên cứu của Thủ tướng, chuyên gia Võ Đại Lược đã nhìn nhận, căn nguyên cơ bản nhất của sự ì ạch trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế chính là "tồn kho thể chế", khi có quá nhiều thể chế lạc hậu không được sửa.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cũng chỉ ra rằng, do không có luật về đầu tư công và cải cách doanh nghiệp nhà nước nên hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước rất thấp, cổ phần hóa rất chậm và có rất nhiều tiêu cực, những vụ việc được phát hiện như Vinashin, Vinalines... đã gây ra những tổn thất rất to lớn.
Tại kỳ họp Quốc hội thứ 5 vừa qua, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, đại biểu Lê Như Tiến thêm một lần chất vấn Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về Vinashin.
Ông Tiến nói rằng, Vinashin, Vinalines vẫn là gam mầu tối, để lại dư âm trầm buồn và hình ảnh méo mó về hiệu quả hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Các doanh nghiệp này đã bàn giao lại cho nền kinh tế đất nước món nợ xấu khổng lồ lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng, hàng trăm triệu đô la.
Và trước khi hỏi về kết quả, đại biểu Tiến cũng không quên nhắc đến việc tại phiên chất vấn của các kỳ họp trước, Chính phủ đã bày tỏ quyết tâm cao trong việc tái cơ cấu Vinashin, Vinalines nói riêng và các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước nói chung.
Thế nhưng, không ít ý kiến cho rằng, đâu chỉ có Chính phủ mới có trách nhiệm trong gam màu tối của doanh nghiệp nhà nước, rộng hơn là trong đầu tư công.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh từng nói thẳng, không chỉ Chính phủ mà Quốc hội cũng có trách nhiệm trước tình trạng đầu tư công đã bị lạm dụng, gây lãng phí, tham nhũng nghiêm trọng, kéo dài, trở thành công cụ cho tư duy nhiệm kỳ bất chính kéo dài lâu như vậy.
Và quan điểm cần tiến hành mạnh mẽ việc cải cách thể chế, trước hết để phục vụ tái cơ cấu nền kinh tế cũng không còn là của riêng các nhà khoa học, kinh tế Việt Nam mà bao gồm cả các chuyên gia nước ngoài.
Nhưng cải cách thể chế, đương nhiên không chỉ nằm ở ý chí và quyết tâm của 498 vị đại biểu ở cơ quan lập pháp.
Đó, lại là một lý do để dấu hỏi chấm xuất hiện sau thông điệp Vinashin sang trang mới?
Theo VNN
Tiền khủng mà lòng tin thì... thủng Một chương trình, nhiều bộ sách, đổi mới phương pháp dạy học... đều là những vấn đề "cũ" của các cuộc cải cách, đổi mới trước đây. Ở nước ta tính từ thời đổi mới đến nay không có một ngành nghề nào như sự nghiệp trồng người lại phải "chạm mặt" nhiều đến thế với các chương trình cải cách. Con số...