Cải cách hành chính: Phải làm mạnh hơn
Muốn xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, công khai, minh bạch thì cán bộ hành chính phải là những người “tinh hoa và tinh nhuệ nhất”, được tuyển chọn bài bản.
Sáng 27-11, Bộ Nội vụ tổ chức hội thảo khoa học “Cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2011-2020 và định hướng giai đoạn 2021-2030″.
Cải cách hành chính không chỉ bằng quyết tâm chính trị
Tại hội thảo, nguyên Thứ trưởng Nội vụ Văn Tất Thu nhắc lại thời điểm 1980-1995, Đại hội VI đã nhấn mạnh tinh thần: “Không cải cách thì chúng ta sẽ chết”. Ông Thu cho rằng công cuộc CCHC thời gian qua đã đạt một số thành tích “cực kỳ to lớn”. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là chúng ta tiếp tục CCHC như thế nào.
“Dứt khoát công cuộc CCHC của đất nước không thể dừng lại, mà càng cải cách mạnh hơn” – ông Thu nói.
Ông Thang Văn Phúc, nguyên thứ trưởng Nội vụ, phát biểu tại hội nghị. Ảnh: THU NGUYỆT
Ông Thu sau đó nêu hàng loạt thách thức đặt ra đối với công cuộc CCHC. Thách thức đầu tiên, theo ông, “các nhà CCHC cô đơn quá”, “tiến hành CCHC nhưng đơn thương độc mã”. Nguyên thứ trưởng Nội vụ cho rằng công cuộc CCHC bao giờ cũng gồm cải cách lập pháp, hành pháp, tư pháp và cuối cùng là đổi mới hệ thống chính trị. Trong đó, yếu tố sau cùng chính là cải cách lớn nhất và chi phối các cuộc cải cách.
Video đang HOT
“Đầu tiên phải tiến hành cải cách đồng bộ những việc này. Chừng nào chúng ta chưa làm được thì không kỳ vọng gì!” – vẫn lời ông Thu.
Một thách thức khác, theo ông Thu, là “tư tưởng bao cấp, cào bằng, bình quân chủ nghĩa” vẫn còn trong tiềm thức của chúng ta. “Phải loại bỏ ngay những điều này thì mới tiến hành cải cách được” – ông Thu nói.
Ngoài ra, ông Thu cũng đánh giá năng lực quản trị hiện nay còn yếu, đặc biệt là năng lực thực thi. “Các chương trình, mục tiêu, nhiệm vụ không ai có thể bổ sung thêm được đâu. Vấn đề là làm quyết liệt… CCHC chỉ có thể thực hiện trên cơ sở khoa học chứ không thể chủ quan duy ý chí được, bằng quyết tâm chính trị thôi thì không làm được đâu” – ông Thu cảnh báo.
Xóa tình trạng bộ “ôm, nắm” doanh nghiệp
Trong khi đó, nguyên Thứ trưởng Nội vụ Thang Văn Phúc lưu ý vấn đề cần tách quản lý nhà nước ra khỏi sản xuất, kinh doanh. Chúng ta đang làm việc này nhưng đây vẫn là “thách thức rất lớn”, theo lời ông Phúc. Ông dẫn chứng những năm qua chúng ta mới cổ phần hóa được 30 doanh nghiệp (DN), vẫn còn hơn 1.000 DN đang chờ cổ phần hóa.
Cạnh đó là việc tách quản lý nhà nước ra khỏi các tổ chức sự nghiệp. Ông Phúc dẫn chứng, hiện công chức từ cấp huyện trở lên chưa đến 300.000 người nhưng số hoạt động trong khu vực đơn vị sự nghiệp khoảng 2,5 triệu người. Theo ông, cần phải chuyển bộ phận này sang một cơ chế mới, tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhưng việc này đang diễn ra cực kỳ chậm.
“Tư tưởng bao cấp và thậm chí bộ, ngành còn muốn “nắm” tới từng đơn vị. Bộ của các DN, bộ của các đơn vị sự nghiệp thì làm gì có bộ để lo sự phát triển toàn diện của đất nước này. Nếu không làm được cái này, xin lỗi, mọi công cuộc cải cách của chúng ta trở thành tốn kém, không tác dụng” – ông Phúc nhận xét.
Từ những phân tích trên, nguyên Thứ trưởng Thang Văn Phúc cho rằng tư tưởng chủ đạo lớn nhất trong cải cách là chuyển đổi chức năng, Nhà nước nên làm đúng việc của mình, còn lại của DN, của xã hội.
“Làm như vậy không phải chúng ta từ bỏ lãnh đạo, chúng ta quản lý bằng thể chế của nhà nước pháp quyền” – ông Phúc nhấn mạnh.
Theo ông Phúc, CCHC giai đoạn 2021-2030 cần chọn vấn đề then chốt để làm xoay chuyển theo xu hướng mới. Theo đó, một nền hành chính hay một nền quản trị hiện đại, hiệu lực, hiệu quả ngày càng công khai, minh bạch, thể hiện pháp chế dân chủ. Một nền hành chính phục vụ, kiến tạo phát triển hay còn gọi là một nền hành chính “bà đỡ” của sự phát triển.
Cũng tại hội thảo, có ý kiến cho rằng vấn đề quan trọng nhất đặt ra với CCHC là “cải cách cán bộ” mà trọng tâm là trọng dụng nhân tài. Dẫn kinh nghiệm từ Singapore, vị này cho rằng cán bộ hành chính của đất nước này là “tinh hoa và tinh nhuệ nhất”, được tuyển chọn bài bản.
“Cần nâng cao vị thế và hình ảnh của cán bộ, công chức Việt Nam” – ý kiến này cho rằng sau khi có sàng lọc, tuyển chọn thì cần phải tạo điều kiện, môi trường thực sự cho người tài phát huy được. Với môi trường của ta hiện nay, người tài chưa phát huy được năng lực của mình.
Cử tri quận 2 đề xuất nhiều tên cho thành phố mới
Ngoài 20% cử tri không đồng tình tên gọi thành phố Thủ Đức, một số người dân quận 2 đề xuất tên khác như thành phố phía Đông, Gia Định, Thủ Thiêm.
Thông tin được đại diện UBND quận 2 cho biết chiều 5/9 khi đề cập đến kết quả lấy ý kiến cử tri về phương án sáp nhập các quận 2, 9 và Thủ Đức, đặt tên cho đơn vị hành chính mới được tổ chức hai hôm trước.
Cụ thể, hơn 14.500 người trong tổng số 72.500 cử tri quận 2 không đồng tình với tên gọi thành phố Thủ Đức. Con số này chiếm tỷ lệ 20%, cao nhất trong 3 quận (quận 9: 3,19%, quận Thủ Đức: 1,15%) được tổ chức lấy ý kiến.
Ngoài ra, hơn 1.100 cử tri góp ý tên gọi khác cho thành phố Thủ Đức. Một số tên được đề xuất là thành phố phía Đông, thành phố Sài Gòn, thành phố Thủ Đức mới, thành phố Gia Định, hay thành phố Thủ Thiêm... Theo đại diện UBND quận 2, những đề xuất này chỉ là thiểu số, không tập trung tại một đơn vị.
Quận 2 sẽ là một phần của thành phố mới sau sáp nhập, tháng 9/2019. Ảnh: Quỳnh Trần.
Tên gọi Thủ Đức bắt nguồn từ tên hiệu "Thủ Đức" của ông Tạ Dương Minh - người có công lao với vùng đất này trong giai đoạn 1679-1725. Trải qua nhiều lần tách nhập, sau 1975 huyện Thủ Đức bao gồm cả quận 2 và 9, đến năm 1997 mới thành 3 quận như bây giờ, theo Nghị quyết 03 của Chính phủ.
Tại hội nghị Thành ủy lần 43 hôm 25/7, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết tên gọi thành phố mới sẽ được thống nhất sau khi đề án được Quốc hội thông qua. Trong thời gian chờ đợi, thành phố tạm lấy tên là thành phố Thủ Đức.
Theo phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã đã được Bộ Nội vụ thống nhất, ba quận 2, 9 và Thủ Đức sẽ sáp nhập, hình thành nên thành phố trực thuộc TP HCM, dù 3 quận này không thuộc diện sắp xếp theo Nghị quyết 1211 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Thành phố Thủ Đức sau khi sáp nhập rộng gần 212 km2, hơn một triệu người, kỳ vọng trở thành khu vực dẫn dắt kinh tế tri thức, trung tâm đổi mới sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển TP HCM và Đông Nam Bộ.
Kế hoạch của UBND thành phố, nếu có trên 50% tổng số cử tri ở phường tán thành, HĐND các cấp liên quan thảo luận, biểu quyết tán thành hoặc không tán thành chủ trương sắp xếp. HĐND TP HCM họp cho ý kiến vào ngày 12/10. UBND TP HCM trình đề án lên Bộ Nội vụ trước 25/10.
Người dân 19 phường đồng tình phương án sáp nhập Người dân 19 phường thuộc quận 2, 3, 4, 5, 10 và Phú Nhuận đồng tình phương án nhập phường với tỷ lệ phiếu 85-99%, tên gọi phường mới là 74-99%. Theo báo cáo của UBND quận 2 ngày 5/10, gần 85% cử tri 4 phường An Khánh, Thủ Thiêm, Bình An và Bình Khánh đồng tình phương sáp nhập phường. Hơn 74%...