Cách xử trí với mỗi loại mụn trứng cá
Mụn trứng cá nhẹ có thể điều trị tại nhà bằng cách dùng một loại thuốc bôi không kê toa chứa benzoyl peroxide hay salicylic acid. Mụn trứng cá trung bình và nặng cần có sự theo dõi của bác sĩ trong thời gian nhất định.
Mụn trứng cá là bệnh da phổ biến của thanh thiếu niên, chiếm đến 85% ở nhóm tuổi này và rất thường gặp tại các phòng khám chuyên khoa da. Bệnh không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng làm người bệnh mặc cảm, mất tự tin và tác động xấu đến chất lượng cuộc sống.
Theo các bác sĩ bệnh viện Da liễu TP HCM, hằng năm có khoảng 80-90 nghìn lượt người đến khám mụn trứng cá tại bệnh viện, chiếm tỷ lệ cao thứ 2 chỉ sau nhóm bệnh chàm.
Tùy vào mức độ nặng nhẹ của mụn rứng cá mà có hướng điều trị thích hợp. Ảnh: idiva
Có 4 yếu tố quan trọng hình thành nên mụn là sự tăng sản xuất chất bã nhờn, tăng sừng hóa nang lông, hoạt động của vi khuẩn, quá trình viêm. Mụn trứng cá xuất hiện ở những vùng cơ thể chứa nhiều tuyến bã như mặt, cổ, ngực, lưng trên, vai, cánh tay và mông.
Thương tổn mụn trứng cá có thể chia thành 2 nhóm chính là mụn không viêm (mụn đầu trắng, mụn đầu đen) và mụn viêm (sẩn, mụn mủ, nang, nốt):
- Mụn đầu đen hình thành khi chất bã nhờn và tế bào chết làm tắc lỗ nang lông nhưng bề mặt da hở nên nhân mụn bị không khí oxy hóa tạo màu đen. Nhìn vào nang lông thấy màu đen nên gọi là mụn đầu đen hay “nhân mở”.
- Mụn đầu trắng hình thành khi có quá nhiều chất dầu và tế bào chết gây bít tắc lỗ nang lông và không hở ra da, nên còn gọi là “nhân đóng”.
- Vi khuẩn gây mụn thường trú trên da khi gặp điều kiện thuận lợi có chất bã nhờn sẽ “sinh sôi nảy nở”. Vi khuẩn nhân lên trong nang lông bị bít tắc làm cho nang lông viêm nhiều với biểu hiện là mụn trở nên nóng, đỏ, sưng. Khi mụn viêm sâu đi xuống da sẽ hình thành nên các mụn nang, nốt. Đây là những mụn nặng nhất, gây đau đớn và khi lành để lại sẹo xấu.
Dựa vào những thương tổn này, người ta phân loại mụn trứng cá thành 3 mức độ nhẹ, nặng và trung bình. Mụn trứng cá nhẹ thương tổn là một vài mụn đầu trắng, mụn đầu đen. Mụn trứng cá trung bình, thương tổn gồm nhiều mụn đầu trắng, mụn đầu đen đồng thời có thêm sẩn, mụn mủ. Mụn trứng cá nặng thương tổn gồm nhiều mụn mủ, nang, nốt, sẹo.
Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà có hướng điều trị thích hợp:
Mụn trứng cá nhẹ có thể điều trị tại nhà bằng cách:
- Rửa nhẹ nhàng vùng mụn bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ 2 lần mỗi ngày để loại bỏ tế bào chết và chất bã nhờn.
Video đang HOT
- Dùng một loại thuốc bôi điều trị mụn không kê toa chứa benzoyl peroxide hay salicylic acid.
- Điều trị mụn tại nhà cần 4-8 tuần mới thấy có kết quả giảm mụn. Ngay khi đã sạch mụn vẫn cần tiếp tục điều trị để phòng ngừa mụn mới xuất hiện. Nếu mụn vẫn không đáp ứng điều trị cần đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để có biện pháp phù hợp hơn. Ở những trường hợp này có thể phải điều trị kết hợp hai hay nhiều loại thuốc ví dụ giữa kháng sinh và retinoid tại chỗ…
Mụn trứng cá trung bình cần điều trị kết hợp 2 hay nhiều phương pháp là phương pháp vật lý, điều trị bằng ánh sáng và phương pháp thuốc kê toa như retinoids bôi, kháng sinh bôi hoặc uống, thuốc ngừa thai uống… theo sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ.
Bác sĩ thường khuyên điều trị sớm mụn trứng cá trung bình vì nếu không sẽ hình thành sẹo.
Mụn trứng cá nặng cần phải được chỉ định điều trị tích cực và được theo dõi bởi các bác sĩ chuyên khoa da liễu. Các phương pháp điều trị dành cho thể mụn này gồm có
- Tiểu phẫu và dẫn lưu những nang mụn to, sâu dưới da.
- Tiêm corticoid vào trong thương tổn khi các nang mụn trở nên viêm nhiều.
- Isotretinoin sử dụng trong trường hợp mụn nang và không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.
- Kháng sinh uống.
- Thuốc ngừa thai dạng viên uống.
Đa số các trường hợp mụn trứng cá đáp ứng chậm với điều trị, thường cần khoảng 6-8 tuần mới bắt đầu thấy hiệu quả và tổng thời gian điều trị có thể kéo dài nhiều tháng. Sau thời gian điều trị tấn công làm cho mụn hết, cần phải chuyển sang điều trị duy trì để tránh tái phát. Do vậy, người bệnh cần kiên nhẫn và tuân thủ điều trị.
Các bác sĩ khuyến cáo, không nên tự mua thuốc điều trị hoặc nghe người khác mách bảo về một phương pháp hiệu quả nào đó vì một cách điều trị có thể tốt cho người này nhưng không tốt cho người khác. Không vì nóng lòng muốn khỏi bệnh nhanh mà nghe lời dùng những cách điều trị không đúng.
Theo Thegioisacdep.vn
Đẹp da, mượt tóc nhờ... vỏ cam
Vỏ cam có những tác dụng chăm sóc và làm đẹp da không kém gì quả cam. Chính vì vậy, khi dùng cam xong chị em nhớ giữ lại vỏ nhé.
Ảnh minh họa: Internet
Là loại hoa quả giàu vitamin C, cam không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn là một trong những sản phẩm tự nhiên chăm sóc da rất tuyệt vời. Do thành phần chứa nhiều vitamin nên cam có thể giúp bạn dưỡng ẩm và làm sáng da, đồng thời phục hồi colagen.
Colagen rất hữu ích trong việc tái tạo và phòng chống lão hóa da. Axit citric giúp giảm nếp nhăn và tạo độ ẩm, làm mềm, đem lại cho bạn một làn da tươi sáng, trẻ trung hơn. Nước cốt cam còn có thể loại bỏ tế bào chết và làm sạch các lỗ chân lông.
Ngoài ra cam còn chứ vitamin A - loại vitamin giúp da tránh khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời và các bệnh ung thư liên quan đến da.
Tẩy tế bào chết
Bạn cần chuẩn bị 30gr vỏ cam, 10ml dầu oliu, 15gr muối biền, 15gr đường nâu. Cách làm cũng rất đơn giản, bạn thái thật nhỏ vỏ cam, sau đó đổ đường nâu, muối biển và dầu oliu vào đảo đều. Bạn làm ướt da, thoa hỗn hợp trên và massage trong 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
Đường và muối biển sẽ giúp tẩy tế bào chết, dầu olive duy trì độ ẩm cho da. Bên cạnh đó, vỏ cam với hàm lượng vitamin C dồi dào sẽ cải thiện màu da, tái tạo collagen khiến da luôn săn chắc và tràn đầy sức sống. Các bạn có thể thay thế dầu olive bằng dầu dừa.
Làm sáng da
Vỏ cam rất hữu ích để làm sáng khuôn mặt có nhiều khuyết điểm. Bạn hãy chuẩn bị vài chiếc vỏ cam rồi sau đó lấy tăm chích lên vỏ cam.
Chuẩn bị một bát nước ấm và ngâm vỏ cam qua đêm. Rửa mặt bằng nước cam này và để chúng tự khô. Vỏ cam có thể giúp loại bỏ các chất bẩn trên da và loại bỏ các tế bào da chết.
Chăm sóc da mặt bằng mặt nạ vỏ cam
Rửa sạch vỏ cam bằng muối để loại bỏ hết mầm bệnh. Sau đó cho vỏ cam vào máy xay để làm nhuyễn. Thêm một thìa sữa chua, vài giọt nước chanh và một thìa mật ong và trộn đều.
Rửa mặt thật sạch bằng nước ấm và đắp mặt nạ bằng hỗn hợp vỏ cam. Sau một giờ, bạn rửa sạch mặt bằng nước lạnh. Mặt nạ vỏ cam sẽ loại bỏ tất cả bụi bẩn và tế bào chết, giúp làn da tươi trẻ.
Trị mụn trứng cá.
Các hạt trên vỏ cam khô còn có khả năng loại bỏ các tế bào chết và mụn đầu đen một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, phòng chống mụn mủ, trị mụn bọc, mang lại cho da vẻ tươi sáng rạng ngời. Ngoài ra, vỏ cam cũng giúp làm mờ các vết thâm mụn trên da.
Trong trường hợp này tất cả những việc các bạn phải làm là vò nát vỏ cam, sau đó nghiền nhỏ và trộn với một ít nước để tạo thành một hỗn hợp có thể đắp lên trên mặt.
Sau đó áp dụng nó lên những vùng da bị nổi mụn trên mặt bạn và để nó ít nhất khoảng 10-15 phút. Kết quả sẽ thật huyền diệu và nếu cần bạn có thể lặp lại nhiều lần hằng tuần để trị dứt điểm mụn trứng cá trên da của bạn.
Căng da mặt
Chuẩn bị: 1 quả cam tươi, 1 thìa cà phê mật ong, 1 thìa cà phê bột nghệ, 3 thìa cà phê sữa tươi.
Bạn bóc lấy vỏ của 1 quả cam tươi, dùng máy xay hoặc dao băm nhuyễn. Trộn thêm 3 thìa sữa tươi không đường, 1 thìa cà phê bột nghệ, 1 thìa cà phê mật ong để tăng tính sát khuẩn, làm sạch da.
Dùng thìa trộn thật đều. Mặt nạ vỏ cam không chỉ se khít lỗ chân lông mà còn tẩy tế bào chết và làm sáng da. Thử trước trên tay để tránh dị ứng đối với những làn da mẫn cảm.
Bạn rửa mặt sạch, đắp hỗn hợp lên mặt chừng 20 phút rồi rửa lại với nước ấm, thực hiện 1 lần/ tuần. Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Dưỡng tóc
Vỏ cam có thể giúp da đầu giảm gàu và lượng dầu đáng kể. Bạn có thể xay nhuyễn vỏ cam và dùng để ủ tóc khi gội đầu. Sau 15 phút, bạn gội đầu sạch bằng nước lạnh. Ủ tóc bằng vỏ cam giúp tóc chắc khỏe và làm sạch da đầu.
Mách bạn một mẹo nhỏ nữa là lấy mặt trong của vỏ cam chà nhẹ lên da để giúp làm se khít lỗ chân lông.
Theo BĐT Tiền Phong
Tư vấn điều trị mụn và chăm sóc da Công ty Rohto-Mentholatum (Việt Nam) vừa tổ chức chương trình 'Tư vấn trực tuyến - Giải pháp điều trị mụn và chăm sóc da tuổi trưởng thành'. Tiến sĩ - bác sĩ Trần Ngọc Ánh - Chuyên khoa da liễu và Dược sĩ Phạm Thị Hạnh - Đại diện Công ty Rohto-Mentholatum (Việt Nam) đã giải đáp hơn 40 câu hỏi của các...