Cách xử trí nôn trớ ở trẻ
Nôn trớ là hiện tượng thường gặp ở trẻ. Muốn xử trí tốt hiện tượng này trước hết phải tìm rõ nguyên nhân của nó.
Nôn: hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đưa hết ra ngoài do sự co bóp của dạ dày phối hợp với co bóp của cơ hoành và thành bụng.
Trớ: hiện tượng một lượng thức ăn bị trào ra khỏi miệng ngay sau bữa ăn hoặc trong bữa ăn. Đây là hiện tượng sinh lý trong vòng 6 tháng đầu không cần phải điều trị.
Các nguyên nhân
Nôn là triệu chứng của một số bệnh:
Ngoài triệu chứng nôn trẻ còn có các triệu chứng khác đặc trưng của từng bệnh, đây là những trường hợp nôn đột xuất không phải thường xuyên.
Nôn, trớ là hiện tượng sinh lý trong vòng 6 tháng đầu không cần phải điều trị.
- Nôn trong một số bệnh nhiễm khuẩn cấp tính: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, ngoài triệu chứng nôn trẻ thường kèm theo: sốt, ho, khó thở.
- Nôn trong ỉa chảy cấp: ngoài nôn trẻ kèm theo tiêu chảy, mất nước.
Video đang HOT
- Nôn trong các bệnh não màng não, viêm màng não mủ, u não, áp xe não: ngoài nôn trẻ kèm theo các triệu chứng: co giật, sốt, hôn mê, thóp phồng (trẻ dưới 12 tháng).
- Nôn trong ngộ độc thức ăn: trẻ kèm theo đi ỉa, đau bụng, dấu hiệu nhiễm khuẩn, nhiễm độc.
- Nôn trong các bệnh ngoại khoa: tắc ruột, lồng ruột: ngoài dấu hiệu nôn trẻ kèm theo cơn khóc thét do đau bụng, bụng chướng, bí trung, đại tiện, hoặc đi ngoài ra máu trong lồng ruột.
- Nôn do hẹp ruột bẩm sinh, phì đại môn vị hẹp thực quản: Nôn xuất hiện sớm trong vòng 1 tuần đầu sau khi sinh, hầu như bữa nào cũng nôn, nôn ngay sau khi ăn hoặc 1 vài giờ, cần được phát hiện sớm để điều trị bằng phẫu thuật.
Nôn thường xuyên
Ngoài triệu chứng nôn trẻ không có các triệu chứng khác kèm theo thường do các nguyên nhân sau:
Sai lầm về ăn uống: Ăn quá nhiều, quá no do trẻ nuốt quá nhiều không khí khi ngậm vú giả hoặc bú bình không nghiêng cho sữa ngập cổ bì ăn xong đặt trẻ nằm ngay do quấn tã bụng quá chặt do rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn co bóp dạ dày.
Xử trí khi trẻ bị nôn
Nếu trẻ nôn đột xuất và kèm theo các triệu chứng khác của từng bệnh thì phải đưa ngay trẻ đi bệnh viện.
Nôn do sai lầm ăn uống:
- Không ép trẻ ăn quá no.
- Khi bú chai: cầm nghiêng chai sữa 450 cho sữa ngập hết cổ chai sữa.
- Không cho trẻ ngậm đầu vú giả.
Nôn do rối loạn thần kinh thực vật:
- Sau khi ăn bế vác trẻ đứng thẳng 10 – 15 phút.
- Không quấn rốn quá chặt.
Dùng thuốc ức chế co thắt dạ dày:
- Cồn Benando: 1 – 3 giọt/ngày.
- Atropin dung dịch 1/1000: 2 giọt trước khi ăn.
- Gacdenan: 0,01g x 4 lần/ngày.
Cần theo dõi trọng lượng của trẻ nếu không tăng cân hoặc sụt cân cần đưa khám bác sĩ để kiểm tra lại chẩn đoán.
Theo SK&ĐS
Nguy cơ u não khi chụp x-quang răng
Chụp X-quang răng nhiều hơn 1 lần/năm có thể làm tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3 nguy cơ phát triển một chứng u não phổ biến, theo một nghiên cứu tại Mỹ.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy những người thường xuyên chụp x-quang răng hơn sẽ có thể bị 1 bệnh ung thư không lây có tên meningioma. Những khối u này phát triển ở lớp lót, ngay dưới sọ não. Hầu hết đều phát triển rất chậm nhưng chúng có thể gây ra vấn đề nếu chèn ép não và có thể gây chết người.
Viện nghiên cứu của trường Y ĐH Yale (New Haven, Connecticut) và bệnh viện Phụ nữ (Boston) đã tập trung nghiên cứu 2 loại tia x thường sử dụng là "bitewing" (chụp chân răng cả hàm trên và hàm dưới) và Panorex (chụp x-quang toàn hàm).
Trong nghiên cứu với hơn 3.000 người lớn tham gia, khoảng 1 nửa có chẩn đoán là mắc bệnh u não, các nhà khoa học nhận thấy thường xuyên tiếp xúc với tia x liên quan với hầu hết các trường hợp ung thư.
Đặc biệt, những người chụp Panorex 1 lần/năm hoặc nhiều hơn sẽ tăng nguy cơ mắc u não meningioma 2,7 - 3 lần, phụ thuộc vào tuổi, hơn những người không chụp. Những người nhớ đã từng chụp x-quang bitewing ít nhất 1 lần/năm cũng tăng 40-90% nguy cơ.
Tác giả nghiên cứu, TS Elizabeth Claus, cho biết cô hy vọng rằng nghiên cứu này sẽ phục vụ việc nâng cao nhận thức trong việc sử dụng x-quang trong nha khoa.
Còn theo TS Paul Pharoah, một nhà tìm hiêu về dịch tễ học ung thư tại ĐH Cambridge: "Nghiên cứu cho thấy chụp x-quang răng liên quan với nguy cơ mắc bệnh là 50% hay 1,5 lần. Đây là một phát hiện có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, bệnh này là hiếm gặp và sự gia tăng nguy cơ tuyệt đối là nhỏ, tức là nguy cơ sẽ tăng từ 15 - 22 người trong mỗi 10.000 người".
"Những người đã chụp x-quang răng không cần phải lo lắng về những rủi ro sức khỏe do sử dụng phương pháp này. Tuy nhiên, chụp x-quang răng chỉ nên được sử dụng khi có nhu cầu lâm sàng rõ ràng để hạn chế việc tiếp xúc với các bức xạ i-on hóa không cần thiết", TS Pharoah nói thêm.
Nhân Hà
Theo Dân trí
TT-Huế: Lần đầu tiên phẫu thuật thành công u não lỗ nhỏ Ngày 3/3, tin từ BV Trường Đại học Y Dược Huế cho biết, Trung tâm phẫu thuật thần kinh của BV vừa mổ thành công u não loại nhỏ cho bệnh nhân Nguyễn Thị Thỉ (20 tuổi, trú Quảng Ninh, Quảng Bình). Bệnh nhân Thỉ và vết sẹo ở chân mày sau ca mổ não áp dụng kỹ thuật mới Trước đó, bệnh...