Cách xử trí khi bị ngộ độc nấm
Dấu hiệu ngộ độc thường xuất hiện sau khi ăn nấm 20-30 phút. Với bệnh nhân bị ngộ độc nấm, bạn có thể sơ cứu bằng cách gây nôn, cho uống than hoạt và nhanh chóng đưa đến các cơ sở y tế.
Biểu hiện ngộ độc chính
Loại biểu hiện ngộ độc sớm:
Thường biểu hiện sau ăn 30 phút đến 2 giờ, tối đa là 6 giờ. Biểu hiện tuỳ thuộc vào loại nấm:
- Nấm đỏ (nấm mặt trời, tên khoa học: Amanita muscaria), nấm mụn trắng (nấm tán da báo, tên khoa học: Amanita pantheria): buồn ngủ, chóng mặt, khó chịu, ảo giác, sảng, giật cơ, co giật.
- Nấm mực (tên khoa học: Coprinus atramentarius): do khi ăn bệnh nhân có uống rượu, bia, biểu hiện đỏ mặt, cổ, ngực, cảm giác bốc hoả, vã mồ hôi, trống ngực, nhịp tim nhanh, đau ngực, thở nhanh, khó thở, buồn nôn, nôn, đau đầu, hạ huyết áp.
- Nấm phiến đốm chuông (tên khoa học: Paneolus campanulatus): điều hoà các động tác vận động kém, tăng vận động, ảo giác, hoang tưởng. Có thể có đồng tử (con ngươi mắt) giãn, kích thích vật vã, co giật.
Loại biểu hiện ngộ độc muộn:
- Xuất hiện sau khi ăn 6 – 40 giờ (trung bình 12 giờ).
- Hầu hết các trường hợp do nấm lục (nấm độc xanh đen, tên khoa học: Amanita phalloides).
- 6 – 40 giờ sau ăn, bệnh nhân mới biểu hiện nôn, đau bụng, ỉa chảy dữ rội và nhiều. Vào thời điểm này hầu hết chất độc đã vào máu
Video đang HOT
- Sau 1 – 2 ngày: Các biểu hiện tiêu hoá trên đỡ, người bệnh (thậm chí có thể cả cán bộ y tế) nghĩ là bệnh đã khỏi. Trên thực tế tình trạng ngộ độc vẫn tiếp diễn âm thầm ở các cơ quan khác.
- Sau 3 – 4 ngày: Vàng mắt, vàng da, mệt mỏi, ăn kém, đái ít dần, phù, chảy máu nhiều nơi, hôn mê và tử vong.
Cách sơ cứu khi bị ngộ độc
- Gây nôn: Lấy ngón tay sạch hoặc lông gà rửa sạch để ngoáy họng cho buồn nôn, nôn cho đến khi ra nước trong mới thôi. Nếu không nôn được thì phải rửa dạ dày,
- Uống than hoạt tính: Uống 20 g than hoạt tính (trộn với ít đường trắng cho dễ uống), sau đó chiêu một chén nước sôi để nguội. Than hoạt sẽ hấp phụ chất độc, chuyển vào phân để tống ra ngoài. Nếu không có than hoạt thì mua viên Carbogast hoặc Carbophos 400 mg/viên để uống. Nếu nạn nhân mê man bất tỉnh, cần đưa đi cấp cứu ngay.
-.Cho uống đủ nước, tốt nhất là dùng oresol.
- Nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
- Nếu người bệnh hôn mê, co giật thì phải cho nằm nghiêng.
- Nếu người bệnh thở yếu, ngừng thở thì hà hơi thổi ngạt hoặc hô hấp nhân tạo bằng các phương tiện cấp cứu tại chỗ.
- Không tự về nhà trong 1-2 ngày đầu kể cả khi các biểu hiện ngộ độc ban đầu đã hết.
- Ngộ độc nấm loại biểu hiện muộn cần được điều trị tại các cơ sở y tế có phương tiện hồi sức tích cực tốt (thường tuyến tỉnh trở lên).
Một số bài thuốc giải độc
Tuy phần lớn chất độc đã được đưa ra khỏi cơ thể do gây nôn (hoặc rửa dạ dày) và uống chất hút độc, song phần còn dính trong đường tiêu hóa vẫn nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy nạn nhân cần nhanh chóng áp dụng các phương pháp giải độc. Tùy điều kiện, hoàn cảnh và thể trạng bệnh nhân, có thể dùng một trong những bài thuốc sau:
Bài 1: Nước ép tỏi, giá đỗ
Tỏi ta đã bóc vỏ 30 g, giá đậu xanh rửa sạch 300 g, 2 thứ giã hoặc xay nát rồi vắt lấy nước cốt uống ngay (nửa số nước vắt). Cho thêm 100 ml nước sôi để nguội và 2-3 g muối ăn vào bã, bóp kỹ rồi vắt kiệt nước, trộn chung với chỗ nước còn lại, 2 giờ sau uống tiếp. Ngày thứ 2 chưa khỏi thì uống tiếp bài 2 hoặc 3,4.
Bài 2: Nước sắc đậu xanh, cam thảo
Đậu xanh (cả vỏ, xay nát) 30 g, cam thảo bắc (để sống, đập giập, cắt nhỏ) 30 g, cho 500 ml nước, sắc nhỏ lửa trong 25 phút, gạn ra uống ngay một nửa số nước thuốc; sau đó tiếp tục sắc lần 2, lần 3 để uống trong ngày. Uống liên tục cho đến khi khỏi (nhẹ thì 3 ngày, nặng thì 10 ngày).
Bài này còn được dùng để chữa viêm gan do ngộ độc các loại thuốc (uống từ 12 ngày đến vài tháng tùy mức độ bệnh).
Bài 3: Nước tỏi, diếp cá, mã đề
Tỏi ta bóc vỏ, diếp cá, mã đề tươi mỗi thứ 30 g (nếu mã đề khô thì 10 g), đậu xanh cả vỏ, xay nát 50 g. Đổ 500 ml nước, đun sôi nhẹ 20 phút, gạn ra uống ngay một nửa, tiếp tục sắc lần 2 và 3 để uống trong ngày. Uống từ 3 đến 10 ngày tùy mức ngộ độc.
Bài 4: Đậu xanh, khương trúc nhự, cam thảo, khương bán hạ, trần bì, hoắc hương
Đậu xanh (cả vỏ, xay nát) 30 g, khương trúc nhự (cật tre đã cạo sạch vỏ xanh, phơi khô, bào mỏng, tẩm nước gừng tươi, sao khô) 12 g, cam thảo bắc (sống, đập giập, cắt nhỏ) 9 g, khương bán hạ 9 g, trần bì, hoắc hương mỗi thứ 6 g. Cách sắc uống như các bài trên, uống liên tục trong 7-10 ngày là khỏi
Lưu ý: Phụ nữ có thai và người tăng huyết áp không nên dùng bài 2 và 4 vì lượng cam thảo bắc nhiều.
Khuyến cáo của Cục ATTP – Bộ Y tế về dự phòng ngộ độc nấm – Người dân tuyệt đối không được ăn nấm lạ, không ăn thử nấm; không hái nấm non chưa xòe mũ vì chưa bộc lộ hết đặc điểm của nấm độc. – Nấm tươi mới hái nên nấu ăn ngay, nếu để ôi, nát có thể thành nấm độc. – Nấm có sâu bọ ăn hoặc cho gà, chó ăn không chết nhưng vẫn có thể gây ngộ độc với người.
Theo PNO
4 người cùng gia đình nguy kịch vì ngộ độc nấm
Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận thêm 4 bệnh nhân ở Tuyên Quang bị ngộ độc nặng. Như vậy, chỉ trong vòng hơn một tuần, đã có tất cả 14 người nhập viện vì ăn nấm độc, 2 ca tử vong.
Một bệnh nhân bị ngộ độc nấm điều trị tại Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh:N.Phương.
Tiến sĩ Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho biết, 4 bệnh nhân ở Tuyên Quang là người trong cùng một gia đình, được chuyển đến viện ngày hôm qua (16/3). Tất cả đều ăn loại nấm tán trắng. Do sau 58 giờ họ mới được đưa đến viện nên tình trạng rất nặng, suy gan; khả năng sống rất ít.
14 bệnh nhân bị ngộ độc nấm chia thành 3 nhóm. Nhóm đầu tiên gồm 5 người tại huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) nhập viện hôm 9/3. Trong số này, hai người đã tử vong gồm một bé trai (13 tuổi) và một phụ nữ (60 tuổi). Nhóm thứ hai nhập viện hôm 12/3 sau 24 giờ ăn nấm, gồm 5 người ở Thái Nguyên. Nhóm thứ ba là 4 người ở Tuyên Quang. Các nạn nhân đều ăn loại nấm độc tán trắng, thịt mềm, mùi thơm dịu, gần giống nấm thường, độc tính cao, tác dụng chậm.
Loại nấm độc tán trắng các nạn nhân ăn. Ảnh: Trung tâm chống độc.
"Ngoại trừ một người đã qua cơn nguy kịch; số còn lại nguy cơ tử vong rất cao. Trong số này có một người làm ở trạm y tế xã thuộc huyện Võ Nhai, Thái Nguyên. Bệnh nhân này dù đã được tập huấn về ngộ độc nấm nhưng sau khi nghe già làng tuyên bố 'ăn được' thì cũng ăn", tiến sĩ Duệ cho biết.
Theo tiến sĩ Duệ, Trung tâm đã huy động mọi nguồn lực, đưa ra những phác đồ điều trị tích cực nhất, chi phí điều trị lên tới 1,6 tỷ đồng nhưng khả năng tử vong vẫn rất lớn. Các nạn nhân đều ăn quá nhiều nấm, nhập viện muộn, xử trí tại chỗ chưa nhanh, chưa chính xác.
Ông khuyến cáo, hiện bắt đầu vào mùa nấm phát triểu nhiều, người dân tuyệt đối không nên lên rừng hái nấm hoang dại ăn. Khi có biểu hiện ngộ độc nếu chưa nôn thì cần móc họng hoặc uống nhiều nước rồi móc họng gây nôn. Phương pháp này chỉ áp dụng cho bệnh nhân còn tỉnh táo, sau đó khẩn trương đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất. Nếu có than hoạt thì nên uống ngay với liều 2 gam/15kg cân nặng.
Nam Phương
Theo VNE
Ngộ độc nấm và cách chữa trị bằng thực phẩm dễ kiếm Không phải lúc nào cũng dễ dàng phân biệt nấm độc và nấm lành, vì thế nếu không cẩn thận bạn có thể ăn phải nấm độc và bị ngộ độc. Khi ăn nấm (tươi hoặc khô, tự hái hoặc mua ngoài chợ), bạn có thể ăn nhầm phải nấm độc. Thường thì nấm độc có đặc điểm dễ nhận thấy, chẳng hạn...