Cách xử lý sự cố xăng, nhớt bị nhiễm nước
Xăng bị nhiễm nước, dầu bị vô nước nếu không tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của động cơ ô tô.
Dấu hiệu nhận biết đơn giản nhất khi xăng nhiễm nước là sự suy yếu, thậm chí ngừng hoạt động của động cơ hoặc xe không khởi động được. Khi hỗn hợp nước với xăng được chuyển tới buồng đốt sẽ gây ra hiện tượng thủy kích, piston không được bôi trơn nên khó di chuyển trong xi-lanh. Từ đó, bốn quá trình nạp, nén, nổ, xả không được thực hiện, xe khó khởi động hoặc chết máy. Khi động cơ bị hỏng do xăng nhiễm nước, người sử dụng phải đại tu tại các gara với chi phí không hề nhỏ để xe trở lại hoạt động bình thường.
Ô tô khi tăng tốc đòi hỏi lượng nhiên liệu đủ để đáp ứng công suất lớn của động cơ. Vì thế, nếu lái xe nhận thấy khả năng tăng tốc của xe suy giảm thì cần kiểm tra nhiên liệu xem xăng có nhiễm nước hay không.
Dấu hiệu nhận biết đơn giản nhất khi xăng nhiễm nước là sự suy yếu, thậm chí ngừng hoạt động của động cơ hoặc xe không khởi động được
Video đang HOT
Tình trạng xăng nhiễm nước ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng vận hành của xe. Vì vậy, người lái cần có cách xử lý kịp thời tránh hư hỏng đến các chi tiết khác.
Để xử lý tình trạng này, trước hết, người dùng cần nhanh chóng xả bỏ toàn bộ xăng lẫn nước trong bình chứa và thay thế bằng nhiên liệu mới đảm bảo chất lượng. Nên lựa chọn xăng không chứa ethanol bởi đặc tính của loại nhiên liệu này là không hấp thụ nước.
Ngoài ra, khi xăng có chỉ số octance càng cao thì khả năng chịu nén, cháy hoàn toàn trong xi-lanh càng tốt nên chủ xe cũng có thể sử dụng chất phụ gia để cải thiện chỉ số này trong xăng bằng cách hấp thụ độ ẩm, loại bỏ nước trong bình nhiên liệu.
Tình trạng xăng nhiễm nước ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng vận hành của xe
Trong trường hợp tỷ lệ nước trong xăng quá lớn thì cần thay bộ lọc mới. Bộ lọc nhiên liệu lúc này đóng vai trò như một tấm lá chắn ngăn nước xâm nhập vào bình chứa nhiên liệu của xe. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời bởi nước cũng có thể làm hư hỏng bộ lọc.
Để hạn chế tối đa tình trạng xăng nhiễm nước, lái xe lưu ý không đổ xăng ở những cây xăng kém chất lượng, hạn chế di chuyển trong vùng nước ngập sâu, không xịt nước vào khoang động cơ khi rửa xe. Nếu nhận thấy xe có dấu hiệu xăng bị nhiễm nước cần khẩn trương thay thế nhiên liệu mới ngay, súc rửa sạch bình xăng, lần lượt vệ sinh các bộ phận liên quan để giảm hư hỏng nghiêm trọng tới động cơ và hệ thống nhiên liệu.
Trời nắng nóng, sử dụng điều hoà ô tô thế nào cho hiệu quả?
Việc sử dụng điều hòa ô tô không đúng cách trong ngày hè có thể là nguyên nhân khiến những chủ xe phải ghé thăm các garage sửa chữa thường xuyên..
Dưới đây là một số kinh nghiệm sử dụng điều hòa ô tô đúng cách cho những ngày hè:
Một trong những mẹo nhỏ để tránh nóng cho xe là đỗ xe ở bóng râm, sử dụng kính chống nóng và sử dụng các loại bạt che có tính phản quang. Điều này sẽ giúp xe cải thiện được phần nào hơi nóng từ bên ngoài tích tụ vào bên trong xe.
Thoát khí nóng khỏi xe trước khi mở điều hòa ô tô
Một chiếc xe đỗ dưới trời oi nóng, không gian cabin sẽ bị đốt nóng nhanh hơn gấp nhiều lần so với bên ngoài. Với khí hậu nắng nóng ở Việt Nam, nếu nhiệt độ bên ngoài là 40 độ C thì nhiệt độ trong ô tô có thể lên đến 70 độ C khi đỗ lâu ngoài trời.
Thoát khí nóng khỏi xe trước khi mở điều hòa ô tô
Khởi động điều hòa trên ô tô từ từ
Không ít lái xe có thói quen "phá xe" là vặn điều hòa ở nấc to nhất (đối với hệ thống điều hòa chỉnh tay) hoặc chỉnh điều hòa về nhiệt độ thấp (đối với hệ thống điều hòa tự động) ngay sau khi bước lên ô tô. Tuy nhiên việc làm gây ảnh hưởng quá nhiều đến động cơ xe.
Một trong những nhiệm vụ của động cơ ô tô là kéo máy nén của điều hòa. Đồng thời, trong thời gian 1 phút sau khi khởi động ô tô, động cơ sẽ hoạt động nặng hơn bình thường để có thể bơm chất bôi trơn đi khắp các bộ phận cũng như đưa nhiệt độ điều hòa lên mức lý tưởng. Việc ép điều hòa hoạt động hết công suất ngay khi khởi động xe khiến động cơ phải làm việc hết sức "căng thẳng" và tính về lâu về dài, việc làm này sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của động cơ.
Sử dụng chế độ lưu thông khí trong xe
Một số mẫu ô tô hiện đại ngày nay được trang bị chế độ tự động lưu thông thông khí từ bên ngoài nhưng hoạt động này chỉ phù hợp khi nhiệt độ ngoài trời và trong xe không quá chênh lệch. Còn trong những ngày nắng nóng của mùa hè, thì nên lựa chọn lưu thông khí trong xe để làm mát xe và điều hòa không bị quá tải.
Sử dụng chế độ lưu thông khí trong xe
Tắt điều hòa vài phút trước khi xuống ô tô
Nếu đột ngột bước ra từ nền nhiệt độ khoảng 25 độ C tiếp xúc trực tiếp với môi trường nóng gần 40 độ C thì có khả năng cao là nhiều người sẽ bị sốc nhiệt. Do đó, để tránh bị sốc nhiệt cho cơ thể, các lái xe nên chủ động tắt điều hòa sớm vài phút, hé mở cửa xe để làm quen từ từ với nhiệt độ môi trường bên ngoài và khi ra khỏi xe, cơ thể sẽ dễ thích nghi hơn.
Tắt điều hòa ô tô trước khi tắt máy
Trước khi dừng xe, hãy tắt điều hòa (A/C off) để rút ngắn khoảng cách nhiệt trong và ngoài ô tô. Tuy nhiên, lái xe vẫn nên để quạt gió chạy giúp làm thoáng không khí và làm khô hơi nước đọng ở cửa gió của điều hòa. Nếu tắt động cơ trước khi tắt điều hòa sẽ tạo nên một cú sốc với hệ thống điều hòa ô tô và giảm tuổi thọ của bộ phận này.
Đây là những động cơ ô tô lớn nhất sẽ làm bạn bất ngờ Các nhà sản xuất ô tô Mỹ đã từng sản xuất một số động cơ khổng lồ nhất thế giới trong nhiều năm qua. Được biết, có động cơ thì to khổng lồ, có một số động cơ vi mạch thì nhỏ hơn cả hộp sữa. Những động cơ lớn nhất mà các nhà sản xuất Mỹ từng đưa vào ô tô của...